2.3.1.Đánh giá mức độ phù hợp giữa nhu cầu và khả năng cung ứng và những khó khăn:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các hoạt động của Logistics đô thị – ứng dụng phân tích cho đô thị Hà Nội (Trang 53 - 77)

2.3.Đánh giá hiện trạng:

2.3.1.Đánh giá mức độ phù hợp giữa nhu cầu và khả năng cung ứng và những khó khăn:

tắc giao thông mà những chiếc xe tải to và cũ kĩ thì không thể tránh khỏi những sự cố:

Hình 2.13 : Chiếc xe tải bị gãy trục trên đường Nguyễn Trãi gây tắc nghẽn kéo dài

Bên cạnh đó còn có những sự cố rơi hàng, vừa mất an toàn giao thông gây hoảng sợ cho người đi đường, vừa làm khả năng thông xe kém tắc nghẽn rất dễ xảy ra.

Xe tải hoạt động trên những tuyến đường nhỏ hẹp gây ùn tắc và mất an toàn giao thông. Các phương tiện đi cạnh phải lách, tránh hết sức nguy hiểm.

Hình 2.15 : Xe máy tránh xe tải

Với hoạt động phân phối bán lẻ, xếp dỡ hàng hóa vào các cửa hàng trên những tuyến phố nhỏ, đỗ xe chiếm dụng lòng đường cũng là một trong những nguyên nhân gây ùn tắc giao thông.

Bên cạnh đó, không thể không nhắc tới hoạt động vận chuyển hàng hóa cồng kềnh của những chiếc xe đạp, xe máy và xe ba gác. Thông thường những chiếc xe này chở với trọng lượng, chiếm dụng không gian quá quy định gây mất an toàn giao thông nghiêm trọng.

a. Tác động môi trường:

Hiện nay tại Hà Nội cũng như rất nhiều các đô thị khác trên đất nước Việt nam, hoạt động vận tải hàng hóa gây ra rất nhiều những ảnh hưởng xấu tới môi trường đô thị, nơi có dân cư tập trung sinh sống và làm việc rất đông đúc gây nên chất lượng sống của dân cư bị giảm sút một cách nghiêm trọng.

Sự phát thải ra các loại khí độc hại (CO, HC, CO2, NOx …) gây nên hiệu ứng nhà kính, hiện tượng nóng lên của trái đất, de dọa sự sống của cư dân toàn cầu. Ở Việt Nam, lượng khí thải cho phép trong đô thị cao hơn so với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á, đây là một chính sách hết sức không tốt cho đời sống của dân cư. Tuy nhiên lý do chính của chúng ta vẫn là nền kinh tế vẫn còn nghèo, phương tiện vận tải cũ kĩ không đáp ứng được những tiêu chuẩn khí thải nghiêm ngặt của châu Âu hay các quốc gia môi trường khác.

Hình 2.17: Tiêu chuẩn khí thải hiện nay ở khu vực Đông Nam Á

Nguồn: internet

Bảng 2.5: Tỷ lệ phần trăm tổng số đóng góp phát thải khí nhà kính của các loại xe khác nhau trong đô thị

Loại xe Tổng lượng khí thải phát thải (%)

Quy đổi lượng khí phát thải Xe con 82.9 1 Xe tải nhẹ 6.6 1.18 Xe tải nặng dưới 12 Tấn 7.3 2.95 Xe tải nặng trên 12 Tấn 3.2 4.99 Nguồn: internet

Hiện nay trên các tuyến đường vành đai ở Hà Nội, hoạt động xe tải chở vật liệu, nhất là những vật liệu rời đang phát thải ra một lượng đất đá và bụi bẩn rất lớn, gây ô nhiễm môi trường không khí đô thị một cách trông thấy, gây mất mỹ quan, ảnh hưởng nghiêm trọng tới khu vực dân cư sống hai bên đường và những người tham gia giao thông.

Hình 2.19 : Hoạt động xe tải gây ô nhiễm môi trường đô thị

Không chỉ gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường không khí, hoạt động xe tải trong thành phố Hà Nội còn gây ô nhiễm môi trường tiếng ồn cùng với độ rung ngày càng tăng. Động cơ của những chiếc xe tải hoạt động cùng với tốc độ vận chuyển của nó gây nên những mức độ tiếng ồn và độ rung khác nhau. Càng vào những khung giờ cho phép hoạt động của xe tải trong đô thị (thường là vào ban đêm), tiếng ồn và độ rung càng tăng do tốc độ vận chuyển tăng. Tuy đã đưa ra những tiêu chuẩn tiếng ồn, độ rung nhưng hoạt động này vẫn rất khó kiểm tra, kiểm soát vì xe tải chạy vào ban đêm, đội ngũ kiểm tra giám sát cũng rất hạn chế trong khi Việt Nam chưa có những phương tiện kiểm tra nào hiện đại hơn. Tiếng ồn, độ rung tăng vào thời điểm ban đêm rất có hại cho sức khỏe của những người dân sống hai bên đường. Ngoài ra cũng ảnh hưởng tới người tham gia giao thông khi gặp phải những tiếng còi inh ỏi từ những chiếc xe tải lớn khi giao thông không được thông suốt.

Nói chung, về ô nhiễm môi trường đô thị thì hoạt động của những chiếc xe tải góp phần rất lớn. Không chỉ riêng về phần động cơ xe mà còn cả những hàng hóa chở trên xe, nhất là hàng rời. Việc để cho hàng hóa trên xe rơi xuống đường là vi phạm luật môi trường đô thị. Tuy nhiên, việc này khá là khó giải quyết do khung giờ hoạt động của xe tải trong đô thị và thiếu lực lượng kiểm tra, giám sát.

b. Tác động năng lượng:

Hoạt động của xe tải trong đô thị Hà Nội hiện nay có tác động khá lớn tới việc tiêu thụ năng lượng. Vận hành những chiếc xe tải cũ kĩ và không sử dụng hết trọng tải đang rất phổ biến trên các tuyến phố Hà Nội. Những chiếc xe tải cũ sẽ tiêu tốn lượng nhiên liệu nhiều hơn so với xe tải mới. Vì xe tải hoạt động trong đô thị bị giới hạn về trọng tải, nếu dùng những chiếc xe quá lớn, không sử dụng tối đa trọng tải của xe cũng gây lãng phí nhiên liệu cho mỗi lần chuyên chở. Bên cạnh đó, việc hoạt động của những chiếc xe tải lớn thường xuyên gây ra tắc nghẽn giao thông không chỉ tiêu tốn nhiều năng lượng trên những chiếc xe tải đó mà còn tiêu tốn năng lượng cho những phương tiện giao thông khác đang cùng vận chuyển trên đường.

2.3. Đánh giá hiện trạng:

2.3.1. Đánh giá mức độ phù hợp giữa nhu cầu và khả năng cung ứng và những khó khăn:

Từ những phân tích hiện trạng cung, cầu Logistics đô thị của Hà Nội nêu trên ta thấy được hiện nay, trên địa bàn chất lượng hoạt động Logistics đô thị vẫn còn quá yếu, thể hiện ở mức độ cung ứng cơ sở hạ tầng giao thông thấp, cung ứng hệ thống phân phối quá nhỏ lẻ và rời rạc. Nhu cầu của dân cư cũng như của doanh nghiệp lại quá lớn. Nhu cầu cao không đồng nghĩa với khả năng kinh tế cao. Do khả năng kinh tế của người dân cũng như các doanh nghiệp là tương đối thấp nên họ càng cần có một hệ thống Logistics đô thị hoàn thiện hơn nhằm làm giảm các loại chi phí, đem lại lợi nhuận cao và cải thiện chất lượng môi trường thành phố. Sau đây là những ý kiến của các bên liên quan tới hoạt động Logistics đô thị của Hà Nội:

(1) Bên dân cư, người tiêu dùng:

Hoạt động vận tải hàng hóa đem đến rất nhiều những tác động xấu tới đời sống dân cư, bên cạnh đó cơ sở hạ tầng giao thông thành phố kém gây ảnh hưởng rất lớn tới quyết định mua sắm của họ. Sau đây là những ý kiến của họ về hệ thống Logistics đô thị hiện nay của Hà Nội:

+ Hoạt động vận tải hàng hóa của các loại xe tải và xe máy cồng kềnh gây nguy hiểm cho cộng đồng.

+ Điều kiện đường sá chật hẹp khó khăn cho việc tiếp cận giao thông

+ Thiếu kiểm soát các địa điểm phân phối nhỏ gây lộn xộn và cản trở giao thông

+ Chưa có chỗ gửi xe thuận tiện ở các địa điểm phân phối dù lớn hay nhỏ để tránh phải đỗ xe trên vỉa hè, lòng đường để mua hàng, rất nguy hiểm cho bản thân người mua hàng và những người tham gia giao thông khác.

+ Thếu các biện pháp để kiểm soát hoạt động vận tải hàng rời, vật liệu xây dựng nhằm tránh rơi vãi trên đường gây nguy hiểm cho người tham gia giao thông và ô nhiễm môi trường đô thị nhất là trên các tuyến đường vành đai, trục chính.

+ Giá nhiên liệu quá cao

+ Thiếu những công nghệ phương tiện tiên tiến nhằm tiết kiệm nhiên liệu và phát thải ít chất độc hại ra ngoài môi trường.

(2) Các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh:

- Vận chuyển hàng hóa và nguyên vật liệu:

+ Thời gian hạn chế được phép qua cầu, đường nhỏ hẹp và lệnh cấm xe tải.

+ Chi phí vận chuyển cao, thời gian vận chuyển dài, đặc biệt là do lệnh cấm xe tải (sử dụng hạn chế các phương tiện lớn và phải sử dụng các loại xe nhỏ).

- Điều kiện đường sá:

42% đơn vị sản xuất phàn nàn về điều kiện đường xá xấu trên các tuyến Khuất Duy Tiến, Lạc Long Quân, Minh Khai, Đại La, Đê La Thành, Ngã Tư Sở, Thái Hà, Chùa Bộc, Trần Khánh Dư, Kim Ngưu, QL3 và QL32. 33% số đơn vị cho biết hàng hóa và nguyên vật liệu của họ bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển do điều kiện đường xá xấu, thời gian vận chuyển dài và do bốc xếp hàng hóa.

- Chi phí và thời gian vận chuyển:

Hầu hết các đơn vị sản xuất cho biết chi phí vận chuyển quá cao do chi phí nhiên liệu tăng, thời gian vận chuyển dài, ùn tắc giao thông, do các cổng kiểm soát/thu phí giao thông. - Lệnh cấm xe tải:

Như đã đề cập ở phần trước, lệnh cấm xe tải được coi là vấn đề chính của hầu hết các công ty vận tải và đơn vị sản xuất. Để tránh lệnh cấm xe tải, một số đơn vị sản xuất phải sử dụng xe tải nhỏ đểm giao hàng trong nội thành. Tuy nhiên, khoảng 82% đơn vị cho rằng lệnh cấm xe tải là cản trở lớn nhất đối với công việc sản xuất kinh doanh của họ. Nguyên nhân là do:

+ Cơ sở không thể giao hàng hóa cho khách hàng đúng thời hạn. Khó có thể bố trí thời gian giao hàng hợp lý. Nếu sử dụng xe tải nhỏ hơn, họ phải trả chi phí cao hơn.

+ Chậm trễ trong việc bốc xếp hàng hóa dẫn đến tình trạng lưu kho, ảnh hưởng đến tiến độ chung của toàn đơn vị.

+ 58% số đơn vị sản xuất được phỏng vấn cho biết họ phải chuyển tải hàng hóa từ xe tải lớn sang xe tải nhỏ do lệnh cấm xe tải. Một đơn vị thậm chí còn sử dụng xe máy để vận chuyển hàng hóa thay vì sử dụng xe tải.

- Hàng container:

Nguyên nhân khiến cho các đơn vị trên địa bàn thành phố ít sử dụng container:

+ Không thuận tiện trong nội thành, chi phí lớn và họ chỉ có lượng hàng hóa nhỏ

+ Nếu không đủ container, họ phải chờ gom hàng từ các đơn vị khác để gửi đi.

(3) Các hãng vận tải:

+ Các công ty không có xưởng duy tu bảo dưỡng phương tiện phải sử dụng dịch vụ của các công ty khác với chi phí lớn do thiếu các trạm bảo dưỡng dọc các tuyến đường liên tỉnh.

+ Khó khăn trong việc mua sắm phụ tùng thay thế, thời gian duy tu bảo dưỡng dài, thiếu trang thiết bị và thiếu thợ bảo dưỡng lành nghề.

+ Do có quá nhiều loại phương tiện nên công nhân không thể bảo dưỡng tất cả các loại phương tiện này.

+ Chưa có hệ thống cứu hộ phương tiện, đặc biệt là trên các tuyến đường liên tỉnh. - Hoạt động của xe tải trong nội thành Hà Nội:

+ Thời gian vận tải dài do điều kiện đường sá còn xấu và do thực hiện lệnh cấm xe tải, dẫn đến chi phí vận tải cao.

+ Thời gian cấm xe tải chưa hợp lý, dẫn đến nhiều bất cập về thời gian vận tải.

+ Lệnh cấm xe tải khiến các đơn vị vận tải phải chuyển hàng hóa từ xe tải lớn sang xe tải nhỏ hơn, làm tăng thời gian và chi phí vận chuyển, gây khó khăn trong việc tìm kiếm bến bãi trống để chuyển tải.

- Điều kiện đường xá:

+ Điều kiện đường sá của khu vực nông thôn chưa tốt còn đường ở khu vực đô thị thì nhỏ, hẹp.

+ Các đơn vị gửi hàng thường không mua bảo hiểm rủi ro cho hàng hóa trong quá trình vận chuyển.

+ Công suất vận chuyển hạn chế ở khu vực phía đông bắc và khó khăn khi vận tải qua sông Hồng.

+ Các tuyến quốc lộ có chất lượng tốt nhưng lại bị hạn chế tốc độ - Vấn đề về hàng và bãi container:

+ Phí sử dụng đất làm bãi container quá cao.

+ Do một container có nhiều người gửi hàng lẻ gửi cùng lên khó tìm được vị trí phù hợp để bốc xếp hàng hóa.

+ Thời gian xử lý hàng lâu và thủ tục hải quan phức tạp.

Từ những ý kiến nhận định trên, ta thấy hoạt động của hệ thống Logistics đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội còn quá là yếu kém. Cần thiết phải có những biện pháp nâng cao hiệu quả nhằm mang lại những mục tiêu cơ bản sau: - Tối thiểu hóa chi phí

- Tối đa hóa lợi nhuận

- Giảm tác động xấu tới môi trường đô thị

2.3.2. Ý kiến đề xuất giải pháp khắc phục khó khăn của các bên liên quan:

Đây là những ý kiến đóng góp hết sức khách quan từ các bên liên quan với mong muốn có thể khắc phục những khó khăn hiện nay ảnh hưởng tới hoạt động Logistics đô thị và đem lại cho họ những lợi ích mà họ mong muốn đó là: tối đa hóa lợi nhuận, tối thiểu hóa chi phí, giảm tác động tới môi trường.

a. Bên dân cư, người tiêu dùng:

+ Hạn chế xe tải lớn và chở hàng cồng kềnh.

+ Cấm các xe tải quá cũ chạy trong đô thị.

+ Tăng cung hàng hóa cả về số lượng và chất lượng.

+ Nâng cao hệ thống cơ sở hạ tầng giao thông đô thị, cần thiết phải có những tuyến đường dành riêng cho xe tải vận chuyển hàng hóa trong đô thị.

+ Kết hợp vận tải giữa xe tải và xe máy trong hoạt động phân phối tới tận nhà cho người dân để thích nghi với những con ngõ, hẻm nhỏ hẹp.

+ Xử lý nghiêm ngặt cho những hành vi vi phạm môi trường của hoạt động xe tải.

+ Nâng cao công nghệ phương tiện. b. Bên doanh nghiệp sản xuất kinh doanh:

+ Dành riêng làn xe tải cho vận tải hàng hóa liên tỉnh.

+ Các công ty vận tải cần có kho bãi riêng.

+ Quy định mức phí vận tải chung

+ Đầu tư vào các cơ sở hạ tầng như đường, cầu, cảng và nhà ga, bến bãi nhằm giảm chi phí vận tải

+ Đảm bảo điều kiện an toàn giao thông cho hàng hóa và sự an toàn cho người tham gia giao thông.

+ Kiểm soát số lượng xe máy và phương tiện cơ giới

+ Phát triển các loại hình dịch vụ vận tải công cộng như xe buýt, xe điện và UMRT.

+ Giảm thời gian cấm xe tải, kiểm soát tình trạng sử dụng vỉa hè trái phép và lắp đặt thêm đèn tín hiệu giao thông tại các nút giao.

+ Xây dựng các trạm duy tu bảo dưỡng công cộng.

+ Cấp phép ra vào các khu vực cấm.

+ Hoàn thành hệ thống đường vành đai và xây dựng các tuyến đường bộ và đường sắt trên cao trên hành lang Yên Viên – Ngọc Hồi và Cát Linh – Ba La.

+ Xây dựng các công trình bãi đỗ ngầm và cảng container dọc sông Đuống và sông Hồng.

+ Xây dựng thêm cầu vượt sông Hồng.

+ Xây dựng chiến lược quy hoạch đô thị dài hạn, di dời các cơ quan, nàh máy và trường học ra khỏi khu vực trung tâm thành phố để giảm lưu lượng giao thông.

+ Xây dựng thêm cầu vượt trong thành phố và mở rộng đường.

+ Thiết lập môi trường kinh doanh công bằng cho tất cả các doanh nghiệp.

+ Bãi bỏ lệnh cấm xe tải qua cầu Chương Dương. c. Các hãng vận tải:

+ Điều chỉnh thời gian cấm xe tải nhằm giảm thiệt hại cho các đơn vị.

+ Xây dựng hệ thống đường vành đai càng sớm càng tốt nhằm tạo điều kiện cho các đơn vị khai thác loại xe tải lớn.

+ Mở rộng đường sá và phát triển các loại dịch vụ vận tải hàng rời, cồng kềnh.

+ Sử dụng các phương thức vận tải công suất lớn hơn để giảm chi phí.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các hoạt động của Logistics đô thị – ứng dụng phân tích cho đô thị Hà Nội (Trang 53 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w