III. Sự cần thiết khách quan tăng cường vai trò kinh tế của
5. Các giải pháp để tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước
Trên cơ sở đánh giá thực trạng của nền kinh tế, vai trò của Nhà nước ở nước ta hiện nay, phân tích những thành tựu đã đạt được và những khó khăn còn tồn đọng, em xin đưa ra một số giải pháp cơ bản để tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước:
Tiếp tục tự do hoá giá cả, thương mại hoá giá cả một cách triệt để hơn, khuyến khích cạnh tranh, chống độc quyền. Để chống độc quyền, cần dùng các biện pháp quản lý giá trên thị trường độc quyền bằng cách quy định giá chuẩn đối với hàng hoá, dịch vụ độc quyền, quy định chính sách, cơ chế quản lý giá và sử dụng tài nguyên thiên nhiên. Cần quy định giá chuẩn đối với một số sản phẩm mà Nhà nước phải đầu tư hoàn toàn hoặc thuộc quyền sở hữu. Tuỳ theo mức độ cạnh tranh mà Nhà nước có biện pháp quản lý giá thích hợp. Hình thành đầy đủ các thị trường cần thiết cho thương mại hoá nền kinh tế như thị trường vốn, thị trường lao động, đưa các thị trường này vào hoạt động.
Tiếp tục đa dạng hoá chế độ sở hữu theo xu hướng phát triển doanh nghiệp tư nhân, đổi mới phương thức hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước cho phù hợp với kinh tế thị trường. Chỉ có giải quýêt đúng đắn vấn đề sở hữu mới có căn cứ giải quyết vấn đề động lực, lợi ích, chính trị, pháp quyền. Phát triển mạnh mẽ các doanh nghiệp nhỏ, vừa là một hướng đi đúng đắn của chiến lược phát triển kinh tế tư nhân, là một biện pháp cần thiết mà nhiều nước phát triển và đang phát triển đã và đang lựa chọn nhằm cấu trúc lại nền kinh tế. Thu hẹp phạm vi hoạt động của các khu vực kinh tế Nhà nước.
Tăng cường khả năng kiểm kê, kiểm soát của Nhà nước đối với hoạt động của các doanh nghiệp. Để làm việc đó cần phải tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp tự do kinh doanh. Thành lập các công ty kiểm soát tư nhân và Nhà nước dưới sự quản lý và chỉ đạo nghiệp vụ của bộ tư pháp. Thực hiện nghiêm ngặt chế độ đăng kí hệ thống kế toán.
Cải cách bộ máy hành chính, hiện đại hoá Nhà nước. Vấn đề cốt lõi là đổi mới chức năng của cả hệ thống bộ máy và trên cơ sở đó mà đặt lại chức năng của từng cơ quan, từng hệ thống này. Yêu cầu nâng cao năng lực quản lí và điều hành đất nước. Đội ngũ nhân viên Nhà nước cần được gấp rút đào tạo lại và đào tạo mới. Về mặt kinh tế,
mục tiêu cao nhất của hành chính là tạo môi trường cho hoạt động, mọi nguồn lực của xã hội phải sinh lời.
Đổi mới công tác kế hoạch hoá theo xu hướng kế hoạch hoá định hướng, đồng thời đổi mới hệ thống các mục tiêu định hướng. Phải đảm bảo tính cân đối thống nhất giữa mục tiêu và nguồn lực, lựa chọn phương hướng phát triển đúng đắn và động viên sức lực trí tuệ toàn xã hội.
Đổi mới hệ thống thông tin kinh tế, thông tin quản lý theo yêu cầu của cơ chế thị trường.
Đổi mới sử dụng các chính sách kinh tế theo yêu cầu của kinh tế thị trường, tạo ra cơ chế phù hợp với các chính sách ổn định kinh tế vĩ mô. Sử dụng một hệ thống các đòn bẩy kinh tế tác động vào cơ chế giá- lương tiền. Các chính sách tác động vào phía cầu phía cung. Tác động của tất cả các chính sách cần được hội tụ ở việc giải quyết các mục tiêu định hướng của nền kinh tế.
Đổi mới hệ thống pháp chế kinh tế theo hướng dân chủ hoá nền kinh tế. Hệ thống đó phải giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa lợi ích kinh doanh và công bằng xã hội. Bảo đảm thực thi pháp luật nghiêm minh, giải quyết kịp thời các tranh chấp trong kinh doanh.
Hoàn thiện đổi mới quản lý Nhà nước về mặt tiền tệ tín dụng và ngân hàng. Đây là vấn đề bức bách cần thực hiện nhằm tạo ra những công cụ chủ yếu của nền kinh tế. Tình hình đòi hỏi các ngành, các cấp thu đủ, đúng chính sách chống thất thu, coi đây là nhiệm vụ hàng đầu của mình, thực hiện nghiêm ngặt chi tiêu tiết kiệm. Cần tuân thủ nguyên tắc chỉ bố trí nguồn chi khi đã được cân đối chắc chắn.
Lập các quỹ đầu tư phát triển tách khỏi ngân sách để khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất áp dụng kĩ thuật công nghệ mới, thúc đẩy thị trường công nghệ làm thay đổi chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chứng khoán, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư mở rộng khả năng huy động vốn. Cần đẩy mạnh phát triển thị trường vốn bằng nhiều hình thức, cần đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác với bên ngoài, trước hết là các tổ chức tài chính ngân hàng nước ngoài để phát triển nhanh thị trường vốn ở nước ta. Sử dụng vốn trong thời kì trước mắt là ưu tiên những công trình đem lại lợi nhuận cao và thu hôì vốn nhanh, đóng góp tích cực vào quá trình tích luỹ trong nước. Thiết lập hệ thống ngân hàng: ngân hàng Nhà nước và ngân hàng
thương mại. Phân định rõ chức năng quản lý Nhà nước về tiền tệ của ngân hàng Nhà nước và chức năng kinh doanh của ngân hàng thương mại. Vì chính sách thuế còn nhiều bất hợp lí và thất thu, lạm phát nên cần mở rộng diện đánh thuế, hạ bớt mức thuế, thu hẹp độ chênh lệch giữa các mức thuế.
Tiếp tục kiềm chế lạm phát vẫn là nhiệm vụ trung tâm trong thời kì trước mắt. Khó có thể nói chống lạm phát là nhờ một biện pháp riêng nào.
Cần đổi mới chế độ tiền lương, trả lương cho công chức Nhà nước được hưởng thụ xứng đáng với quá trình cống hiến và tài năng.
Tăng cường phân phối công cụ vĩ mô. Nếu chúng ta sử dụng các công cụ đó một cách riêng lẻ như quản lý theo mệnh lệnh chẳng những kém hiệu quả mà còn gây ảnh hưởng xấu do tác động triệt tiêu lẫn nhau trong hệ thống dây chuyền. Một yêu cầu cấp bách là phải đào tạo cán bộ và sử dụng cán bộ cho đúng trình độ chuyên môn. Mỗi một biện pháp đều có những ưu nhược riêng. Vì vậy chúng ta cần phải kết hợp lại để bổ sung cho nhau, trong đó biện pháp kinh tế phải được coi trọng đặc biệt. Con người là mối tổng hoà các quan hệ xã hội, hoạt động vì nhiều động cơ, cho nên việc quản lý phải dùng tổng hợp các biện pháp. Và nhờ vậy, Nhà nước chúng ta mới quản lý có hiệu quả nền kinh tế thị trường để đạt được mục tiêu của mình.
kết luận
Nhà nước ra đời và phát triển qua nhiều thời đại lịch sử, song song với nó là sự xuất hiện vai trò Nhà nước nói chung và vai trò kinh tế của Nhà nước nói riêng. Vai trò kinh tế của Nhà nước được thể hiện ở việc Nhà nước sử dụng các công cụ kinh tế vĩ mô để điều tiết nền kinh tế.
ở Việt Nam từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, kinh tế nước ta tương đối ổn định và phát triển, đời sống người dân được nâng cao, bộ mặt xã hội có sự đổi mới rõ rệt. Đảng ta không chủ trương chuyển sang một nền kinh tế thị trường tự do mà có sự định hướng XHCN. Tính định hướng của nền kinh tế đất nước đòi hỏi phải kết hợp hài hhoà giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội. Chúng ta có thành công với cơ chế quản lý kinh tế mới hay không, điều đó tuỳ thuộc chủ yếu vào vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước. Đất nước ta với một nền kinh tế còn phân tán mạnh, cán bộ quản lý còn chưa có kinh nghiệm thì vai trò quảnt lý của Nhà nước là vô cùng quan trọng. Nhà nước đóng vai trò là kim chỉ nam cho thị trường phát triển đúng hướng, phát triển theo đúng quỹ đạo đã vạch ra. Nhà nước kích thích thúc đẩy phát triển các mặt tích cực đồng thời khắc phục, hạn chế các khuyết tật của cơ chế mới.
Tương lai không thể nói trước, nhưng hiện tại lúc này thì nhìn vào thành tựu kết quả đạt được của việc chuyển đổi sang cơ chế mới, nhìn vào vai trò, chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước chúng ta có thể khẳng định “Tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước là nhân tố quan trọng để hình thành và hoàn thiện Cơ chế quản lý kinh tế mới ở nước ta hiện nay”.
tài liệu tham khảo
- Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lênin - NXB Chính trị quốc gia 1999 - Văn kiện Đại hội Đảng VI, VII, VIII, IX
- Giáo trình kinh tế chính trị Mác- Lênin (tập 2) – Trường ĐH KTQD NXB Giáo dục 1998
- Giáo trình Lịch sử học thuyết kinh tế – Trường ĐH KTQD NXB Giáo dục 1999
- Giáo trình Quản lí Nhà nước về kinh tế – Trường ĐH KTQD NXB Giáo dục
- Sách “Cơ chế thị trường và vai trò kinh tế của Nhà nước ở Việt Nam” NXB Thống Kê 1994
- Sách “Kinh tế học” của Samuelson
- Sách “Nhà nước và các công cụ quản lý vĩ mô” – GS.TS Nguyễn Đình Hương NXB Thống Kê 1995
- Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ qúa độ lên CNXH
Và một số sách báo, tạp chí có liên quan: Tạp chí kinh tế phát triển, Tạp chí kinh tế và dự báo, Tạp chí nghiên cứu trao đổi, Tạp chí cộng sản, Thời báo kinh tế…
Mục lục
Lời mở đầu ... 1
Nội dung ... 2
I.Sự cần thiết khách quan của vai trò kinh tế của Nhà nước ... 2
1. Lịch sử ra đời và vai trò kinh tế của Nhà nước qua các thời
đại lịch sử ... 2
1.1. Lịch sử ra đời của Nhà nước ... 2 1.2. Vai trò kinh tế của Nhà nước qua các thời đại lịch sử ... 3
2. Tính tất yếu khách quan của việc xuất hiện vai trò kinh tế
II. Sự hình thành Cơ chế quản lý kinh tế mới ở Việt Nam ... 6
1. Cơ chế quản lý kinh tế cũ ở Việt Nam. Sự hình thành và ưu nhược điểm ... 6
1.1. Cơ chế kế hoạch hoá tập trung- cơ chế cũ ở Việt Nam ... 6
1.2. ưu nhược điểm của cơ chế kế hoạch hoá tập trung đối với sự phát triển của Việt Nam ... 8
2. Cơ chế thị trường và sự vận dụng cơ chế đó vào Việt Nam ... 9
2.1. Khái niệm cơ chế thị trường ... 9
2.2. ưu điểm và khuyết tật của cơ chế thị trường ... 10
2.3. Quá trình hình thành và sự vận dụng cơ chế thị trường ở Việt Nam ... 11
III. Sự cần thiết khách quan tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước Việt Nam trong cơ chế mới ... 14
1. Cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa ... 14
2. Mục tiêu và các chức năng của quản lý vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước Việt Nam ... 16
2.1. Mục tiêu của quản lý vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước Việt Nam ... 16
2.2. Chức năng quản lý vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước Việt Nam ... 17
3. Các công cụ mà Nhà nước sử dụng để quản lý vĩ mô nền kinh tế ... 19
3.1. Luật pháp ... 19
3.2. Công tác kế hoạch ... 19
3.3.Chính sách về tài chính và tiền tệ ... 20
3.4. Điều tiết kinh tế đối ngoại ... 20
3.5. Chính sách, công cụ khác... 20
4. Thực trạng quản lý Nhà nước về kinh tế ở nước ta hiện nay ... 21
5. Các giải pháp để tăng cường vai trò kinh tế của Nhà nước ... 22