Tại Nghị quyết vừa ban hành, Chính phủ nhận định tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng đầu năm 2012 tiếp tục có những chuyển biến tích cực, đúng hướng. Các giải pháp kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô tiếp tục phát huy tác dụng; chỉ số giá tiêu dùng tháng l0 chỉ tăng 0,85% so với tháng 9; lãi suất huy động tín dụng giảm, cơ cấu tín dụng chuyển biến tích cực cho các lĩnh vực ưu tiên; tỷ giá cơ bản ổn định, dự trữ ngoại tệ tăng. Xuất khẩu tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao. Chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 10 tăng 5,8% so với tháng 9, hàng tồn kho có xu hướng giảm dần...
- Đối với NHNN, Chính phủ yêu cầu NHNN tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, phối hợp với chính sách tài khóa giúp doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay cho sản xuất, kinh doanh nhưng không để lạm phát tăng trở cao trở lại. Ưu tiên vốn cho phát triển nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp.
- Bên cạnh đó, NHNN cần tiếp tục thực hiện các biện pháp tăng cường kỷ cương trong lĩnh vực ngân hàng; tập trung xử lý các ngân hàng yếu kém. Tăng cường dự trữ ngoại tệ, đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, kinh doanh và nhân dân về ngoại tệ trong những tháng cuối năm 2012; Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành hoàn thiện Đề án xử lý nợ xấu, báo cáo Chính phủ cho ý kiến trước khi trình Bộ Chính trị.
- Chính phủ nhất trí cho rằng chưa điều chỉnh chỉ tiêu, phải kiên trì giữ vững các mục tiêu đã đề ra cho năm 2012: chủ động điều hành kiềm chế lạm phát ở mức khoảng 7 – 8%, ổn định vĩ mô, bảo đảm tăng trưởng hợp lý ở mức khoảng 6%.
- Chính phủ phải triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt và có hiệu quả các giải pháp, chính sách đề ra trong Nghị quyết số 01 và Nghị quyết số 13 của Chính phủ. Đồng thời, khẳng định sẽ từng bước hạ lãi suất tín dụng, giải quyết nợ xấu, hỗ trợ DN xử lý hàng tồn kho, kích thích tổng cầu của nền kinh tế
- Tiếp tục thực hiện hiệu quả, đồng bộ các giải pháp giải quyết hàng tồn kho, nhất là qua xúc tiến thương mại ở thị trường ngoài nước và thị trường nội địa. Cùng với đó, tạo điều kiện thuận lợi nhằm khuyến khích sản xuất đối với những lĩnh vực,
sản phẩm có lợi thế như nông nghiệp, công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ, các hoạt động dịch vụ, du lịch chất lượng cao. Thực hiện các biện pháp để duy trì đà tăng trưởng cao của các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, có đóng góp quan trọng thực hiện kế hoạch xuất khẩu, tạo nhiều việc làm như lúa gạo, hải sản, dệt may, giầy dép,...
- Đồng thời, Chính phủ cũng nhấn mạnh quan điểm cần tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận được nguồn vốn tín dụng của ngân hàng như tăng cường hoạt động bảo lãnh khoản vay, bảo hiểm tín dụng xuất khẩu, dành ưu tiên tín dụng đối với doanh nghiệp trong các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp vừa và nhỏ, sử dụng nhiều lao động….
- Tiếp tục dành ưu tiên cho kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, việc ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô không chỉ cho năm 2012 mà còn cho cả các năm tiếp theo, đây cũng là nền tảng để duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững. Đồng thời, tập trung thúc đẩy, duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý; thúc đẩy tăng trưởng nhưng phải đạt yêu cầu không gây bất ổn kinh tế vĩ mô, không làm lạm phát cao trở lại, không vì tăng trưởng mà để lạm phát cao cho những năm tiếp theo.
- Điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ, phù hợp với các cân đối vĩ mô, điều hành ổn định tỷ giá. Cần linh hoạt trong xử lý nợ xấu; khẩn trương cơ cấu lại nợ, cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém; điều hành lãi suất theo lạm phát mục tiêu (7-8%); nhanh chóng khơi thông dòng vốn để các doanh nghiệp dễ tiếp cận.
- Nâng cao chất lượng xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu thông qua các hàng rào kỹ thuật, xây dựng cơ chế chính sách cụ thể để một mặt thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, mặt khác kiểm soát chặt chẽ lượng hàng nhập khẩu. Thắt chặt công tác quản lý, kiểm tra thị trường, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, đầu cơ, găm hàng gây sốt giá ảo.
- Nâng cao chất lượng xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cả trong và ngoài nước, kiểm soát chặt chẽ nhập khẩu thông qua các hàng rào kỹ thuật, xây dựng cơ chế chính sách cụ thể để một mặt thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, mặt khác kiểm soát chặt chẽ lượng hàng nhập khẩu. Thắt chặt công tác quản lý, kiểm tra thị trường, xử lý nghiêm các trường hợp buôn lậu, đầu cơ, găm hàng gây sốt giá ảo.
27