Đặc tính giai cấp:

Một phần của tài liệu hực trạng và giải pháp đấu tranh triệt phá các tụ điểm mua bán, sử dụng trái phép các chất ma túy của lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy Công an thành phố Hồ Chí Minh (Trang 65 - 114)

2 Phương pháp nghiên cứu Tội phạm học.

1.2.3. Đặc tính giai cấp:

Đây là đặc tính hết sức quan trọng, nó quyết định bản chất của tình trạng tội phạm.

Đặc tính giai cấp của tình trạng tội phạm thể hiện ở nguồn gốc ra đời, ở những nguyên nhân, điều kiện phát sinh và nội dung của từng tội phạm cụ thể.

Chúng ta biết rằng: Tình trạng tội phạm chỉ xuất hiện cùng với sự ra đời của Nhà nước. Nhà nước với sự thống trị của một giai cấp nhất định, xuất phát từ lợi ích của giai cấp mình mà đề ra chính sách xử lý tội phạm. Việc qui định tội phạm và xét xử tội phạm tuỳ thuộc vào ý muốn chủ quan và lợi ích của giai cấp thống trị. Vì vậy cùng một hành vi, nhưng nếu đứng ở lâp trường giai cấp này thì bị coi là tội phạm còn ở lập trường giai cấp khác lại không bị coi là tội phạm mà là hành động tích cực.

Mỗi giai cấp thống trị khác nhau đều qui định các nhóm hành vi phạm tội khác nhau và các biện pháp trừng trị khác nhau nhằm bảo vệ lợi ích và sự thống trị của giai cấp mình và vì thế tình trạng tội phạm cũng mang tính giai cấp.

Ở nước ta tình trạng tội phạm là tổng hoà những hành vi nguy hiểm gây nguy hại cho lợi ích của Đảng Nhà nước và nhân dân, nó thể hiện rõ nhất trong nhóm các tội phạm xâm phạm ANQG.

1.2.4. Đặc tính pháp luật hình sự:

Vì tội phạm bao giờ cũng được quy định trong luạt hình sự, mà TÌNH TRẠNG PHẠM TỘI là tổng hợp tất cả những hành vi phạm tội xảy ra trong xã hội có giai cấp cho nên TÌNH TRẠNG PHẠM TỘI cũng mang đặc tính lháp luật hình sự.

Tuỳ theo môic quốc gia mà khái niêm tội phạm được quy định khác nhau, tuy nhiên nói chung tội phạm bao giơd cũng được quy định trong luật hình sự. Điều 8 BLHS nước CHXHCNVN năm 1999 quy định: “tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội dược quy định trong bộ luật hình sự do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ puốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.”

Đặc tính luật hình sự là một trong các quan điểm cơ bản của tội Tội phạm học xã hội chủ nghĩa, khi nghiên cứu về tội tội phạm. một mặt nó khẳng định tội phạm chỉ xuất hiện trong xã hội được phân chia thành giai cấp và có nhà nước mặt khác nó còn cho thấy rõ tội phạm chỉ xuất hiện trong những giai đoạn nhất định của xã hội loài người chứ không phải là hiện tượng vĩnh cửu như quan điểm của tội phạm học tư sản. Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng tội phạm cũng như tình trạng phạm tội sẽ được hạn chế và loại trừ ra khỏi đời sống xã hội trong tương lai. Khác với các hành vi vi phạm pháp luật khác, các hành vi phạm tội hình sự và người phạm tội được xử lý theo quy định của pháp luật hình sự. Vì vậy nghiên cứu đặc tính pháp luật hình sự

của tình trạng tội phạm có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong viêc đánh giá diễn biến, cơ cấu, tính chất của tình trạng phạm tội. Bởi lẽ những thay đổi của pháp luật theo hướng “tôi phạm hoá” hay “phi tôi phạm hoá” hoặc “hình sự hoá” hay “phi hình sự hoá” đều có tác động đến tình trạng phạm tội.

Những hành vi cụ thể có ảnh hưởng đến tình trạng phạm tội, do đó việc xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật trong một nhà nước pháp quyền có vai trò to lớn trong toàn bộ cuộc đấu tranh chống tôi phạm.

2. Các dấu hiệu của tình trạng phạm tội. 2.1. Dấu hiệu về mức độ:

Để nhận biết được tình trạng phạm tội thì điều đàu tiên là phải nắm được số lượng các tội phạm dã xảy ra hay còn gọi là thông số phản ánh bên ngoài của tình trạng phạm tội mà trong quá trình nghiên cứu chúng ta có dược từ két quả của công tác điều tra khám phá, thông qua tổng hợp của công tac thống kê hình sự. Trong công tác đấu tanh chống tội phạm, không phải tất cả các tội phạm đều bị phát hiện, xử lý mà còn nhiều tội phạm thực tế đã xảy ra mà không bị pháp hiện hoặc không bị xử lý về hình sự (Tọi phạm ẩn). Vì thế trong nghiên cứu mức độ của tình trạng phạm tội cũng phải phản ánh được tất cả các loại tội phạm đã xảy ra đó.

Tuy nhiên, tội phạm bao giờ cũng được thực hiện bởi con người nên khi thống kê cần phải thống kê cả số lượng ngươig phạm tội đã gây ra tội phạm ấy. Cần lưu ý rằng số người phạm tội thường nhiều hơn số vụ phạm tội.

Dấu hiệu về mức độ của tình trạng phạm tội là thực tế khách quan và là khâu đâud tiên để nhận biết tình trạng phạm tội. Vậy dấu hiệu về mức độ của tình trạng phạm tội là gì? Đó là các số liệu phản ánh tổng số tội phạm đã xảy ra cùng với số lượng người phạm tội gây ra các tội phạm ấy trong một thời gian nhất định và trên một địa bàn nhất định.

Việc thốngkê tội phạm được tiến hành chủ yếu ở các cơ quan bảo vệ pháp luật có chức năng, nhiệm vụ trực tiếp phònh chống tội phạm như cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Toà án. Tuy nhiên, do chức năng, nhiệm vụ cụ

thể cũng như mục đích nghiên cứu của từng cơ quan có sự khác nhau vì thế số liệu thống kê của các cơ quan này cũng có sự khác nhau.

Cơ quan công an các cấp thuộc Bộ công an thường thống kê số lượng các vụ phạm pháp hình sự được phát hiện và số người liên quan đến các vụ phạm pháp đó. Tất nhiên số liệu này không phản ánh chính xác dược tình trạng phạm tội (theo điều 10 BLTTHS), nó chỉ mang tính tương đốivà thực tế không phải tất cả các vụ phạm pháp hình sự bị các cơ quan Công an phát hiện cũng đều được đưa ra truy tố, xét xử. Nhưng số lượng này lại phản ánh tương đối chính xác về mặt thời gian vụ phạm pháp hình sự đó xảy ra vào ngày, tháng, năm nào...

Viện kiểm sát nhân dân các cấp thường chỉ thống kê những vụ phạm tội đã được khởi tố để tiến hành điều tra cũng như đề nghị đưa ra truy tố trước Toà án, vì thế số liệu do VKS thống kê cũng rất lớn. Số lieụ này cũng gần giống với số liệu của cơ quan Công an và có ý nghĩa tương tự.

Còn đối với TA các cấp thì lại thống kê tội phạm theo số vụ án và người phạm tội đã đưa ra xét xử tại các phiên toà. Một thực tế là số vụ phạm tội được đưa ra xét xử tại các phiên toà do với số vụ phạm tội bị phát hiện, bị khởi tố điều tra là rất thấp, thực tế ở Việt nam chỉ chiếm khoảng 40 – 50% số vụ.

Một điều cần lưu ý là số liệu thống kê tội phạm của cùng một ngành cũng có sự sai số nhất định (sai số thống kê). Chẳng hạn thống kê của TA sơ thẩm cũng có sự khác với thống kê của TA phúc thẩm....

Một vấn đề nữa đó là trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự thường xảy ra tồn đọng án từ năm này sang năm khác. Ví dụ: tội phạm xảy ra vào năm 1999 nhưng đén năm 2000 cơ quan điều tra mới hoàn thành hồ sơ chuyển qua VKS và năm 2001 mới đư được vụ án đó ra xét xử tại TA. Điều đó có nghĩa là tội phạm xảy ra 1 năm, nhưng việc thống kê xác định một người có thực hiện tội phạm lại ở trong khoảng thời gian của nănm khác, vì thế việc thống kê tội phạm và người phạm tội để đánh giá theo thời gian tội

phạm đó xảy ra cũng không phaiỏ là điều đơn giản. Do vậy, việc thống kê số liệu về tình trạng phạm tội không thể chỉ theo số liệu của 1 cơ quan mà phải xem xét toàn diện, tổng hợp số liệu khác nhau của tất cả các cơ quan trong hệ thống tư pháp. Có như vậy ta mới có thể đưa ra được các kết luận tương đối chính xác về tình trạng tội phạm.

Với cách nhìn nhận như vậy ta có thể thống kê tình trạng phạm tội dựa trên cơ sở sau đây:

Một là: số liệu về số lượng các vu jná hình sự đã xảy ra.

Cần phải thấy rằng trong tổng số vụ phạm phpá hình sự đã xảy ra có rất nhiều vụ án đã được khởi tố điều tra, cũng có nhiều vụ không được khởi tố vì nhiều lý do khác nhau như: người thực hiện hành vi phạm tội đã chết hoặc chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo điều 12 BLHS…

Bên cạnh đó lại có rất nhiều vụ án hình sự xảy ra mà chưa được phát hiện (còn gọi là tội phạm ẩn).

Số liệu về số lượng vụ án hình sự thường được thống kê trong cơ quan Công an.

Hai là: số liệu các vụ án hình sự đã có quyết định khởi tố và số vụ án hình sự bị đình chỉ điều tra vì nhiều lý do theo quy định tại điều 89 BLTTHS như người phạm tội đã chết hoặc hết thời hạn điều tra…

Loại số liệu này thường có trong công tác thống kê của các cơ quan VKS các cấp.

Có thể thấy số liệu thống kê về tình trạng phạm tội của TA và VKS cóa ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong khi nghiên cứu sâu hơn về cơ cấu, tính chất của tình trạng phạm tội để từ đó rút ra các kết luận về thành phần, lứa tuổi, nghề nghiệp …của người phạm tội từ đó có các kiến nghị về các giải pháp phòng ngừa tội phạm hoặc hoạch định các chính sách kinh tế – xã hội nhằm phòng ngừa tội phạm.

Ba là: số lượng các tội phạm được đưa ra xét xử tại các phiên toà cùng với số lượng người phạm tội đã bị xét xử trong các vụ án đó đã có bản án có

hiệu lực của TA theo đúng tinh thần điều 10 BLTTHS. Đây là số liệu cơ bản nhất phản ánh chính xác toàn bộ tội phạm đã rõ, một phần cơ bản của tình trạng phạm tội đã bị phát hiện. Số liệu này thường được thống kê trong các cơ quan TA các cấp.

Có thể khẳng định rằng các loại số liệu về tội phạm và người phạm tội mà các cơ quan Công an, VKS, TA thống kê đều phản ánh về tình trạng phạm tội xảy ra trong xã hội. Tuy nhiên mỗi loại số liệu lại có giá trị chứng minh, ý nghĩa khác nhau khi nghiên cứu về tình trạng phạm tội.

Vì vậy để thống nhất khi đánh giá về tình trạng phạm tội, khi thống kê cần dự vào các số liệu sau:

- Số lượng tội phạm đã xảy ra (gồm cả tội phạm đã bị phát hiện và tội phạm ẩn).

- Số lượng tội phạm chưa qua xét xử. - Số lượng tội phạm đã qua xét xử.

Riêng về tội phạm ẩn để có số liệu là hết sức khó khăn. Tuy nhiên ta không phải có những phương pháp thống kê nó. Ta có thể dựa vào các phương pháp thống kê gián tiếp qua số liệu tội phạm đã bị phát hiện, qua thăm dò dư luận, qua điều tra xã hội học. Do đó đòi hỏi một số liệu chính xác về tội phạm ẩn là điều không thể, mà ta chỉ có thể đưa ra một số liệu tương đối mà thôi. Thực tế đã chỉ ra số liệu về tình trạng tội phạm ẩn chiếm một tỷ lệ khá lớn trong tình trạng tội phạm nói chung.

Chúng ta biết rằng tình trạng tội phạm được hình thành từ tình trạng tội phạm đã bị phát hiện và tội ẩn. Tuy nhiên, nếu chỉ dừng lại ở việc sử dụng các loại số liệu nói trên thì chưa đủ trong việc đánh giá tình trạng tội phạm, vì vậy, để giúp cho việc đưa ra những đánh giá, nhận định chính xác, đúng đắn về tình trạng tội phạm cần thiết phải có sự so sánh những số liệu về tội phạm và người phạm tội so với các chỉ số về dân cư trong phạm vi nghiên cứu, trong một khoảng thời gian nhất định.

Theo qui định của Bộ luật hình sự năm 1999 thì tội phạm được thực hiện bởi những con người có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 8) và ở một độ tuổi nhất định (Điều 12), vì thế để đảm bảo tính chính xác thì những chỉ số về dân cư để so sánh phải là những chỉ số về số người dân đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự. Những người không có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc không không đủ độ tuổi theo qui định củaBộ luật hình sự thì không được đưa vào số lượng dân cư để so sánh với số lượng tội phạm.

Trong tội phạm học, loại số liệu so sánh này được gọi là cơ số tội phạm. Cơ số tội phạm là một đại lượng được tính bằng tỷ lệ giữa số vụ phạm tội xảy ra trên các đơn vị dân cư đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự ở một địa bàn và có công thức như sau:

K =

Trong đó T là tổng số vụ phạm tội, D là số đơn vị dân cư ở độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự trên một địa bàn (quốc gia, tỉnh, huyện…) và trong Tội phạm học thường được qui ước đơn vị dân cư là 10.000 hoặc 100.000 dân.

Ví dụ: Năm 2000 ở Hà Nội xảy ra 12.000 vụ phạm tội, dân số Hà Nội đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự là 1.500.000 mà một đơn vị dân cư qui ước là 100.000 dân thì số đơn vị dân cư của Hà Nội là 15. Vậy cơ số tội phạm ở Hà Nội sẽ là:

K = = 800

Tuy nhiên, cơ số tội phạm ở mỗi quốc gia có sự khác nhau bởi lẽ ở các quốc gia khác nhau thì pháp luật hình sự cũng khác nhau. Vì vậy nó có liên quan đến số lượng hành vi bị coi là tội phạm nhiều hay ít.

12.0000

15

TD D

Bên cạnh đó, để đánh giá tình trạng tội phạm còn phải dựa vào kết quả nghiên cứu cả đến tỉ lệ phạm tội của từng nhóm dân cư khác nhau (độ tuổi, nghề nghiệp...) để có được sự đánh giá khách quan. Bởi vì các nhóm dân cư khác nhau thì sự phạm tội cũng khác nhau. Trong Tội phạm học thuật ngữ này được gọi là hệ số nhiễm tội.

2.2. Dấu hiệu về cơ cấu, tính chất:

Dấu hiệu về mức độ của tình trạng tội phạm mới chỉ phản ánh bề ngoài, hình thức của tình trạng tội phạm, nó chưa phản ánh hết, phản ánh đúng được bản chất của tình trạng tội phạm. Cho nên, để có thể đưa ra được những nhận định, đánh giá kết luận chính xác về tính chất, mức độ nghiêm trọng của tình trạng tội phạm đối với xã hội thì cần phải nghiên cứu sâu hơn về tình trạng tội phạm, tức là phải nghiên cứu cả mặt bên trong nói lên bản chất của tình trạng tội phạm. Mặt bên trong đó chính là các chỉ số về cơ cấu và tính chất của tình trạng tội phạm.

Dấu hiệu về cơ cấu của tình trạng tội phạm là những số liệu phản ánh mối tương quan về tỷ lệ giữa các loại tội phạm và người phạm tội trong tổng số chung của tình trạng tội phạm xảy ra tại một địa bàn trong một khoảng thời gian nhất định.

Ví dụ: Trong khoảng thời gian từ năm 1990 đến năm 1995 cả nước phát hiện được 350.000 vụ phạm tội, bình quân mỗi năm 70.000 vụ, trong đó tội phạm giết người chiếm tỷ lệ 4%, cướp 5,8%, trộm cắp 31%, lừa đảo 3%...

Dấu hiệu cơ cấu của tình trạng tội phạm được xác định bởi:

- Tỷ lệ về mối tương quan giữa tội phạm ít nghiêm trọng với tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

- Tỷ lệ về mối tương quan giữa tội phạm thực hiện do cố ý với thực hiện

Một phần của tài liệu hực trạng và giải pháp đấu tranh triệt phá các tụ điểm mua bán, sử dụng trái phép các chất ma túy của lực lượng CSĐT tội phạm về ma túy Công an thành phố Hồ Chí Minh (Trang 65 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(186 trang)
w