Giải pháp phi công trình

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI NGÀNH TRỒNG LÚA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 49 - 62)

Thứ nhất, tập trung phát triển con người

Trong bối cảnh hiện nay, nông dân rất cần có kiến thức và trình độ để có thể tiếp cận thông tin và áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất. Nhà nước cần có các biện pháp tăng cường đầu tư cho giáo dục ở cấp THCS và THPT, các trường dạy nghề nhằm nâng cao trình độ văn hóa cho người dân. Lồng ghép các vấn đề BĐKH vào trong bài giảng cho học sinh ở các cấp học THCS và THPT.

Cần nâng cao năng suất lao động trong ngành trồng lúa bằng cách cơ giới hóa sản xuất và rút bớt lao động ra khỏi ngành. Những mô hình cánh đồng mẫu lớn cần được triển khai để tận dụng hiệu quả kinh tế theo qui mô và các lợi ích khác nhằm làm tăng năng suất lao động trong ngành. Phát huy vai trò của các viện nghiên cứu về lúa và BĐKH nhằm làm tăng năng suất và tăng chất lượng lúa, đảm bảo giá trị dinh dưỡng, vệ sinh phục vụ cho xuất khẩu.

Thứ hai, huy động và quản lý nguồn vốn tài chính

ĐBSCL là khu vực xuất siêu của cả nước tuy nhiên lại có mức sống thấp hơn trung bình cả nước. Những nguồn lợi từ xuất khẩu dường như chỉ tập trung vào một số đối tượng trong chuỗi giá trị lúa gạo. Nhà nước cần phải có chính sách để định hướng nguồn tiền từ xuất khẩu quay trở lại hoạt động sản xuất, đặc biệt là theo hướng đầu tư vào khoa học và công nghệ trồng lúa nhằm mang lại hiệu quả cao hơn cho ngành, làm tăng thu nhập cho người dân trồng lúa, từ đó làm giảm tác động của BĐKH đến thu nhập của họ.

Với nguồn ngân sách hạn hẹp, chính quyền địa phương cần có chương trình quản lý chi tiêu tốt, sử dụng vốn có hiệu quả, tập trung vào phát triển thế mạnh của mình, đặc biệt khi thế mạnh này có thể bị mất vì tác động của BĐKH. Cần phải nhìn nhận rằng, sản xuất lúa gạo mới là lợi thế của vùng, không phải tỉnh nào cũng có thể phát triển công nghiệp.

Tạo điều kiện thuận lợi cho người trồng lúa tiếp cận với các nguồn tài chính, nhất là tài chính trung và dài hạn thông qua các kênh cung cấp như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, bên cạnh các tổ chức tài chính phổ biến như ngân hàng, tổ chức tín dụng, …

Huy động các nguồn tài trợ từ bên ngoài cho các dự án ứng phó với BĐKH và sử dụng hiệu quả nguồn lực này, tránh tham nhũng và thất thoát.

Thứ ba, tăng cường vai trò của các tổ chức, mạng lưới xã hội

Cần có sự đầu tư nhiều hơn cho các tổ chức xã hội nhằm giúp họ có đủ nguồn lực tài chính, có đủ kiến thức và kỹ năng để họ có thể chia sẻ kiến thức và thông tin cho người dân trồng lúa phát triển sản xuất và thích ứng với BĐKH.

Việc đầu tư tài chính cho các hội đoàn này không chỉ giúp mang lại một kênh truyền dẫn thông tin mà còn hình thành một mạng lưới cung cấp tài chính vi mô cho các hộ dân phát triển sản xuất bên cạnh nghề trồng lúa, hình thành các nghề nghiệp khác nhằm đa dạng hóa thu nhập cho người dân.

Thứ tư, bảo vệ nghiêm ngặt các khu RNM đã có và trồng mới đối với các khu vực mà RNM đã mất hoặc chưa có. Gắn lợi ích của RNM với lợi ích của chính người dân để không những bảo vệ được các khu RNM mà còn tăng thu nhập cho người dân.

KẾT LUẬN

Đề tài là sự phối hợp của nhiều khung phân tích bao gồm khung phân tích về BĐKH, kỹ thuật GIS và phân tích CBA. Sự phối hợp của những khung phân tích này tạo ra khung phân tích tổng hợp cho đề tài. Những bước được tiến hành trong đề tài xây dựng nên một qui trình ra chính sách chuẩn mực.

BĐKH là vấn đề mang tính rủi ro và bất chắc. Ngay cả khi BĐKH đang xảy ra thì vẫn có những tranh cãi liên quan đến việc liệu BĐKH có thực hay không? Nhưng dù dư luận có như thế nào, thì những báo cáo khoa học và những biểu hiện trên thực tế vẫn chứng minh rằng chúng ta đang phải đối mặt với một nguy cơ mang tính sống còn. Những quốc gia khác có thể thờ ơ, nhưng Việt Nam thì không, và ĐBSCL lại càng không.

Đề tài dựa trên những cơ sở mạnh về kịch bản BĐKH và kỹ thuật phân tích GIS phổ biến để đưa ra được con số chính xác cho những thiệt hại mà ngành lúa ĐBSCL sẽ phải gánh chịu nếu NBD. Nếu NBD theo kịch bản phát thải cao vào năm 2100, sẽ có 65% diện tích đất lúa của ĐBSCL bị nhấn chìm trong nước biển, thiệt hại đối với ngành trồng lúa là vô cùng to lớn, và có tác động nặng nền đến kinh tế - xã hội của cả nước.

ĐBSCL có thể chọn cách “sống chung với lũ”, tự thích ứng với BĐKH, nhưng nếu xét trên quan điểm của ngành trồng lúa, thì sẽ không còn giải pháp nào khác ngoài xây dựng một con đê biển ngăn mặn để bảo vệ diện tích đất lúa sẽ bị mất do NBD. Kỹ thuật phân tích CBA cũng chỉ ra rằng, việc xây dựng một con đê biển là hoàn toàn hợp lý và đúng đắn bởi lợi ích mà nó mang lại lớn hơn so với chi phí phải bỏ ra.

Tác động của BĐKH không chỉ có NBD mà còn có các hiện tượng thời tiết cực đoan (bão, lũ lụt, hạn hán), nhiệt độ. Và những biểu hiện này tác động lên không chỉ ngành trồng lúa mà còn nhiều ngành nghề khác như thủy sản, vận tải biển, du lịch dịch vụ, công nghiệp. Đây là gợi ý nghiên cứu cho các đề tài tiếp sau.

Đề tài còn có những giới hạn nhất định, tuy nhiên, trong khuôn khổ luận văn thạc sỹ, tác giả đã cố gắng để mô phỏng một cách thức tư duy và xây dựng theo khuôn khổ một báo cáo khoa học nhất.

GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

Do giới hạn về năng lực kỹ thuật và thời gian thực hiện, việc tính toán diện tích lúa bị ngập do NBD tác giả đã không tính đến tác động của thủy lực và thủy văn với kịch bản NBD. Do đề tài chỉ giới hạn ở phạm vi ngành trồng lúa và tác động NBD của BĐKH, nên những lợi ích mà đê biển tạo ra cho xã hội và dân cư đã không được tính đến.

Tác giả sử dụng những giả định mạnh trong việc tính lợi ích đê biển.

Các công trình xây dựng đê biển trên thế giới không nhiều, và các công trình đê biển có qui mô như đê biển vùng ĐBSCL thì thực sự không có, cho nên tác giả không tìm được một cơ sở mạnh cho việc giả định hệ số chuyển đổi giá tài chính sang kinh tế (CF).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Vũ Thành Tự Anh (2008), Đồng bằng Sông Cửu Long – Liên kết để tăng cường năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

2. Báo mới (2012), “Hệ thống đê đồng bằng sông Cửu Long trước thách thức nước biển dâng”, Báo mới, truy cập ngày 23/05/2013 tại địa chỉ:

http://www.baomoi.com/He-thong-de-dong-bang-song-Cuu-Long-truoc-thach-thuc- nuoc-bien-dang/144/8337998.epi.

3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (2009), Tác động của biến đổi khí hậu đến các lĩnh vực của ngành nông nghiệp.

4. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu.

5. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2009), Kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng cho Việt Nam.

6. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2007), Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

7. Chính phủ (2012), Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.

8. Võ Hùng Dũng (2012), Số liệu kinh tế Đồng bằng sông Cửu Long 2001 – 2011 tập 1, 2, NXB Đại học Cần Thơ.

9. Trần Thọ Đạt, Vũ Thị Hoài Thu (2012), Biến đổi khí hậu và sinh kế ven biển, NXB Giao Thông Vận Tải.

10. Fan, Shenggan, Phạm Lan Hương, Trịnh Quang Long (2003), Báo cáo phát triển Việt Nam 2004: Nghèo.

11. Thu Hà (2011), “Đồng bằng sông Cửu Long kêu cứu”, Báo điện tử Tuần Việt Nam, truy cập ngày 9/1/2013 tại địa chỉ:

http://tuanvietnam.vietnamnet.vn/2011-07-08-dong-bang-song-cuu-long-keu-cuu 12. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh và cộng sự (2012), Ứng dụng Mô hình Cropwat đánh giá năng

suất lúa vùng đê bao tỉnh An Giang trong điều kiện biến đổi khí hậu của yếu tố thủy văn, tr.195.

13. Thân Thị Hiền, Nguyễn Văn Công, Vũ Thị Thảo (2011), Đánh giá kinh tế của hoạt động thích ứng BĐKH trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.

14. Nguyễn Phi Hùng (2010), Ước tính chi phí vốn kinh tế của Việt Nam, Luận văn thạc sỹ Kinh tế, Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright, TP.HCM.

15. Ngô Thọ Hùng (2012), Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành nông nghiệp Cà Mau.

16. Nguyễn Thị Xuân Lan (2009), Sử dụng phương pháp phân tích chi phí và lợi ích trong đánh giá chính sách công, tr. 19-20.

17. Vũ Thị Xuân Lan (2010), Lúa gạo và nông sản hướng tới phát triển bền vững.

18. Trần Thị Hồng Sa (2008), “Sự biến đổi tài nguyên rừng ngập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long và định hướng bảo tồn và phát triển”, Tạp chí Khoa học – Đại học Huế,

(Số 48), tr. 137.

19. Phạm Lê Thông, Huỳnh Thị Đan Xuân và Trần Thị Thu Duyên (2011), “So sánh hiệu quả kinh tế của vụ lúa Hè Thu và Thu Đông ở Đồng bằng Sông Cửu Long”, Tạp chí Khoa học, (Số 18a), tr. 271.

20. Trần Thục, Nguyễn Văn Thắng Dương Hồng Sơn, Hoàng Đức Cường và đ.t.g, Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, Biến đổi khí hậu và ứng phó với BĐKH ở Việt Nam: Nghiên cứu chi tiết cho tỉnh Thừa Thiên Huế, tr.38.

21. Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE (2010), Đề xuất giải pháp hạn chế tình hình xâm nhập mặn tỉnh Sóc Trăng.

22. Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường (2010), Báo cáoBiến đổi khí hậu và tác động ở Việt Nam.

23. Viện Quy hoạch thủy lợi Miền Nam (2011), Quy hoạch tổng thể thủy lợi Đồng bằng Sông Cửu Long trong điều kiện biến đổi khí hậu – nước biển dâng.

24. Ngô Thế Vinh (2011), “Nhìn xa nửa thế kỷ tới”, Vietecology,truy cập ngày 30/3/2013 tại địa chỉ:

http://www.vietecology.org/Article.aspx/Article/67#.

25. Ngô Thế Vinh (2011), “Phác thảo dự án đê biển đa dụng Đồng bằng Sông Cửu Long – Từ khả năng đến hiện thực”, Vietecology,truy cập ngày 30/3/2013 tại địa chỉ: http://www.vietecology.org/Article.aspx/Article/67#.

26. Ngô Thế Vinh (2011), “Từ con đê biển đa dụng ngăn mặn tới các hồ chứa nước ngọt Đồng bằng Sông Cửu Long”, Vietecology, truy cập ngày 30/3/2013 tại địa chỉ: http://www.vietecology.org/Article.aspx/Article/67#.

27. Xiong, Wei (2010), “Tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa gạo ở Trung Quốc”, wikipedia.org, truy cập ngày 30/5/2013 tại địa chỉ:

http://vi.wikipedia.org/wiki/G%E1%BA%A1o.

Tiếng Anh

28. Allison, Edward H.; Perry, Allison L., Badjeck; Marie-Caroline et al. (2009), “Vulnerability of National Economies to the Impacts of Climate Change on Fisheries”, Journal compilation, pp. 3-9.

29. Vo Thanh Danh (2011), “Adaptation to Sea level Rise in the Vietnamese Mekong River Delta: Should a Sea Dike be Built?”, Economy and Environment Program for Southeast Asia,ResearchReport (No. 2011-RR13).

30. Fellmann, Thomas (2012), The Assessment of Climate Change Related Vulnerability in the Agricultural Sector: Reviewing Conceptual Frameworks.

31. GIZ (2012), Assessing the Awareness of Political Decision Makers, Staff of Government Institutions and Local Population about Climate Change, pp. 9-60. 32. Jurasinski, Gerald; Koca, Deniz; Morales, Pablo et al. (2003), Vulnerability of Rice

Farming to Extreme Events in the Context of Transition to a Market Economy in the Red River Delta/Viet Nam.

33. Luers, Amy L.; Lobell, David B.; Sklar, Leonard S. et al. (2003), “A Method for Quantifying Vulnerability, Applied to the Agricultural System of the Yaqui Valley, Mexico”, Global Environmental Change, Vol.3, (Issue 4), p. 262.

34. Leovanrijn-sediment (2013), “Sea Level Rise”, Leovanrijn-sediment.com, truy cập ngày 15/6/2013 tại địa chỉ:

http://www.leovanrijn-sediment.com/papers/Sealevelrise.pdf.

35. Pham Khanh Nam (2011), Prosocial Behavior, Social Interaction and Development: Experimental Evidence from Vietnam.

36. Perkins, Frances (1994), Practical Cost-Benefit Analysis: Concept and Applications.

37. Sarwar, Md. Golam Mahabub (2005), Impact of Sea Level Rise on the Coastal Zone of Bangladesh, Lund University.

38. Tao, Shengcai; Xu, Yinlong; Liu, Ke et al. (2011), Research Progress in Agricultural Vulnerability to Climate Change.

39. WorldFish (WF) (2012), Impact of Climate Change and Variability on Fish Value Chains in Uganda.

40. Yoo, Gayoung; Kim, Jung Eun (2007), Development of a Methodology Assessing Rice Production Vulnerabilities to Climate Change.

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Chỉ số dễ bị tổn thƣơng với BĐKH của ngành thủy sản và cá ở các quốc gia STT Quốc gia Chỉ số dễ tổn thƣơng E S AC 1 Angola 0.77 (2) 0.74 (34) 0.60 (38) 0.98 (1) 2 DR Congo 0.75 (1) 0.65 (59) 0.67 (20) 0.94 (4) 3 Russian.Federation 0.73 (7) 1.00 (1) 0.67 (22) 0.52 (75) 4 Mauritania 0.73 (6) 0.76 (26) 0.59 (48) 0.83 (11) 5 Senegal 0.72 (5) 0.65 (59) 0.74 (9) 0.78 (18) 6 Mali 0.72 (3) 0.74 (34) 0.57 (57) 0.85 (9) 7 Sierra.Leone 0.71 (4) 0.50 (103) 0.68 (19) 0.96 (3) 8 Mozambique 0.69 (11) 0.68 (48) 0.59 (46) 0.81 (13) 9 Niger 0.69 (13) 0.68 (48) 0.43 (100) 0.97 (2) 10 Peru 0.69 (9) 0.82 (18) 0.73 (10) 0.51 (76) 11 Morocco 0.69 (12) 0.74 (34) 0.69 (16) 0.63 (39) 12 Bangladesh 0.68 (8) 0.53 (93) 0.80 (4) 0.72 (32) 13 Zambia 0.68 (21) 0.74 (34) 0.54 (69) 0.77 (20) 14 Ukraine 0.68 (20) 0.91 (4) 0.59 (42) 0.54 (69) 15 Malawi 0.68 (18) 0.71 (43) 0.55 (63) 0.77 (19) 16 Uganda 0.68 (14) 0.62 (69) 0.65 (26) 0.76 (25) 17 Zimbabwe 0.67 (31) 0.88 (7) 0.35 (108) 0.79 (16) 18 Côte d’Ivoire 0.67 (10) 0.56 (85) 0.61 (34) 0.84 (10) 19 Yemen 0.67 (22) 0.68 (48) 0.56 (61) 0.77 (22) 20 Pakistan 0.67 (15) 0.62 (69) 0.61 (32) 0.76 (24) 21 Burundi 0.66 (16) 0.59 (77) 0.50 (84) 0.91 (6) 22 Guinea 0.66 (17) 0.59 (77) 0.60 (37) 0.80 (14) 23 Nigeria 0.65 (23) 0.53 (93) 0.65 (25) 0.78 (17) 24 Colombia 0.65 (28) 0.82 (18) 0.59 (43) 0.54 (66) 25 Ghana 0.65 (25) 0.53 (93) 0.76 (7) 0.66 (36) 26 Guinea-Bissau 0.64 (26) 0.56 (85) 0.50 (83) 0.88 (7) 27 Vietnam 0.64 (24) 0.53 (93) 0.85 (1) 0.55 (63) 28 Venezuela 0.64 (32) 0.79 (23) 0.60 (39) 0.53 (71) 29 Algeria 0.64 (36) 0.82 (18) 0.46 (94) 0.64 (38) 30 Cambodia 0.64 (27) 0.56 (85) 0.69 (18) 0.67 (35)

31 United Republic of Tanzania 0.64 (19) 0.5 (103) 0.66 (24) 0.75 (26)

32 Gambia 0.63 (33) 0.62 (69) 0.55 (65) 0.73 (30)

33 Turkey 0.63 (44) 0.82 (18) 0.52 (74) 0.55 (65)

Phụ lục 2: Cơ cấu chi thƣờng xuyên của vùng ĐBSCL (giá thực tế)

Nguồn: Vũ Thành Tự Anh, 2008

Phụ lục 3: Dự toán thu chi ngân sách của ĐBSCL

Đơn vị: nghìn đồng

Năm NSNN trên địa Tổng thu bàn

Tổng chi cân đối NSĐP

Bổ sung ngân sách từ TW cho địa phƣơng Tổng số Bổ sung cân đối

Bổ sung có mục tiêu 2012 34403000 49749876.6 23894921.7 16759702.5 7135219.2 2011 26,387,000 40,446,619 21,439,273 16,312,713 5126560 2010 20,728,000 26,974,445 16,771,482 6,059,378 10712104 2009 17,716,200 23,558,757 13,426,684 7,198,797 6227887 2008 15,994,000 20,702,842 9,884,299 6,059,378 3824921 2007 13,192,000 17,611,735 9,293,911 6,059,378 3234533 2006 13,187,000 14,468,379 6,662,620 2,343,191 4319428.905 2005 11,194,460 12,423,186 4,854,295 2,343,191 - Nguồn: Bộ Tài chính

Phụ lục 4: Năng suất lúa bình quân ĐBSCL qua các năm

Đơn vị: Tạ/ha

Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 ĐBSCL 40.2 40.1 39.8 40.7 40.9 42.3 42.2 46.2 46.3 48.7 50.4 48.3 50.7 53.6 53.0 54.7 56.7

Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2012

Phụ lục 5: Phân tích độ nhạy của dự án

Forecast values Trials 10,000 Mean 28.90 Median 31.01 Standard Deviation 47.85 Variance 2289.62 Skewness -0.1669 Kurtosis 2.69 Minimum -125.70 Maximum 155.15 Giả định:

Dạng phân phối Giá trị Nhỏ nhất Giá trị xuất hiện nhiều nhất Giá trị cao nhất

Chi phí vốn kinh tế Tam giác 6.63% 7.37% 8.11%

Hệ số chuyển đổi Tam giác 0.95 1.05 1.16

Phụ lục 6: Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở lên chia theo vùng và bằng cấp cao nhất Đơn vị tính: % Chung Chƣa bao giờ đến trƣờng Không có bằng cấp Tốt nghiệp tiểu học Tốt nghiệp THCS Tốt nghiệp THPT Sơ cấp nghề Trung cấp nghề Cao đẳng nghề Công nhân kỹ thuật Trung học chuyên nghiệp Cao đẳng, đại học Trên đại học Khác Đồng bằng sông Hồng 2008 100,0 3,6 6,7 13,9 37,7 17,3 5,1 3,3 0,4 - 4,3 7,4 0,3 0,0 2010 100,0 2,7 6,4 13,0 35,9 18,2 4,8 3,7 0,6 4,4 2,2 7,5 0,6 0,0

Trung du và miền núi phía Bắc

2008 100,0 12,1 10,9 21,2 29,3 12,3 3,3 2,3 0,3 - 4,3 3,7 0,1 0,1

2010 100,0 11,7 12,8 21,1 29,0 11,6 3,1 2,4 0,3 4,1 1,3 2,6 0,0 0,0

Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

2008 100,0 7,0 12,1 22,4 30,8 15,8 2,4 1,4 0,2 - 3,4 4,3 0,1 0,0 2010 100,0 5,4 13,0 22,6 29,3 15,3 3,0 1,9 0,3 3,7 1,6 3,8 0,1 0,0 Tây Nguyên 2008 100,0 12,6 12,5 26,2 26,1 11,7 2,7 1,4 0,2 - 3,2 3,2 0,1 0,0 2010 100,0 9,0 13,7 26,1 26,3 13,4 3,0 1,1 0,2 3,1 1,1 3,0 0,0 0,0 Đông Nam Bộ 2008 100,0 5,3 12,8 25,9 22,3 16,9 3,2 1,5 0,4 - 3,0 8,4 0,2 0,0 2010 100,0 4,0 14,4 26,0 21,7 15,4 4,2 1,6 0,3 3,0 1,6 7,6 0,3 0,0

Một phần của tài liệu TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VỚI NGÀNH TRỒNG LÚA VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ CÁC GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG LUẬN VĂN THẠC SĨ (Trang 49 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)