Qua bài thơ, em cảm nhận như thế nào về tâm hồn, tình cảm của

Một phần của tài liệu dạy học đọc – hiểu tác phẩm “đất nước lào giàu đẹp” của phoumi vongvichit cho học sinh lớp 8 trường thcs nước chdcnd lào (Trang 98)

như thế nào về tâm hồn, tình cảm của tác giả PhouMi VongViChit?

4. Củng cố:

GV có thể dùng những câu hỏi ở phần Luyện tập để củng cố bài học, cho HS. Ngoài ra, GV có thể đặt câu hỏi để HS liên hệ thực tế nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm của HS. Chẳng hạn:

Đất nước và cuộc sống của nhân dân Lào hôm nay như thế nào? Là một công dân Lào, em rút ra bài học gì cho bản thân? Em cần làm gì ngay từ lúc còn ngồi trên ghế nhà trường?

HS trả lời, GV nhận xét, gợi ý: Ngày nay, đất nước đã được độc lập, nhân dân Lào có cuộc sống tự do, hạnh phúc. Nhân dân Lào vẫn kiên định hai nhiệm vụ: bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước phồn vinh. Nhưng do hậu quả nặng nề của chiến tranh, nên đất nước Lào vẫn còn nghèo, vẫn đang trên đường phát triển, vượt lên đói nghèo để xây dựng đất nước giàu mạnh, phồn vinh.

Để phát triển đất nước Lào, toàn dân phải phát huy truyền thống đoàn kết, mỗi người mỗi việc, cùng nhau góp sức dựng xây tổ quốc. Là HS, chúng em cần cố gắng học tập thật giỏi ngay từ bây giờ, để sau này trở này người có ích cho xã hội. Chúng em phải luôn học hỏi, trau dồi phẩm chất đạo đức để trở thành một công dân mới, công dân lào trong giai đoạn công nghiệp hóa – hiện đại hóa như hiện nay… Như chủ tịch nước Việt Nam (một dân tộc anh em của lào) – Hồ Chí Minh – đã từng nói: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ - Tùy theo sức của mình”…

5. Dặn dò:

GV dặn HS về nhà học thuộc đoạn thơ, nắm được những nội dung chính và đặc sắc nghệ thuật đoạn thơ.

- Chuẩn bị bài mới, soạn bài đầy đủ câu hỏi hướng dẫn học bài của SGK. Chú ý đọc kĩ văn bản, trả lời những câu hỏi học bài, làm bài tập và ghi lại những điều thắc mắc để lên lớp trao đổi với bạn bè và thầy cô.

3.5. Biện pháp đánh giá

- Để đánh giá kết quả thực nghiệm, chúng tôi căn cứ vào những tiêu chí sau sau đây:

+ Thứ nhất là quá trình dự giờ, hoạt động của HS trên lớp và ý kiến của GV qua giờ dạy.

+ Thứ hai là bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Cách đánh giá bài kiểm tra của HS:

Những bài được giải quyết hoàn hảo, HS có kĩ năng tổng hợp, khái quát kiến thức cao, bài có chiều sâu, thể hiện được tư duy sáng tạo sẽ đạt được điểm giỏi (9 - 10). Những bài HS giải quyết được vấn đề, biết tổng hợp, khái quát kiến thức nhưng chưa thật phong phú sẽ đạt điểm khá (7 - 8). Những bài về cơ bản giải quyết được vấn đề, nhưng kĩ năng tổng hợp khái quát chưa tốt, bài làm chưa hoàn hảo sẽ đạt điểm trung bình (5 - 6). Những bài giải quyết được một phần câu hỏi, khả năng tổng hợp, tư duy khái quát còn hạn chế sẽ đạt điểm yếu (3 - 4). Những bài chưa giải quyết được vấn đề, khả năng khái quát kiến thức yếu sẽ đạt điểm kém (1 - 2)

3.6. Kết quả thực nghiệm

3.6.1. Kết quả bài kiểm tra trước khi tiến thực nghiệm sư phạm

Trước khi tiến hành thực nghiệm, tôi đã lấy kết quả bài kiểm tra của HS lớp thực nghiệm (8A) và lớp đối chứng (8B) với GV bộ môn, để đối chứng và so sánh với kết quả sau thực nghiệm.

Câu hỏi bài kiểm tra dành cho hai lớp như sau:

Phân tích cảnh đẹp và sự giàu có của đất nước Lào? Qua đó, em cảm nhận như thế nào về tâm hồn của nhà thơ PhouMi VongViChit?

Bảng 3.1: Kết quả bài kiểm tra trước khi tiến hành thực nghiệm của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng

Lớp Tổng số Số % HS đạt điểm 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm 42 0 0 2 20 29 43 4 2 0 0 Đối chứng 43 0 0 3 21 28 41 5 2 0 0 0 0 2 20 29 43 4 2 0 0 0 0 3 21 28 41 5 2 0 0 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số HS đạt điểm S % Lớp 8A Thực nghiệm Lớp 8B Đối chứng

0 0 1 12 28 45 6 5 3 0 0 0 2 17 30 40 7 2 2 0 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số HS đạt điểm Số % Lớp 8A Thực nghiệm Lớp 8B Đối chứng

3.6.2. Kết quả các bài kiểm tra trong đợt thực nghiệm sư phạm

Bảng 3.2: Kết quả bài kiểm tra số 1 của hai lớp thực nghiệm và đối chứng

(Câu hỏi tương tự bài kiểm tra trước khi thực nghiệm: Phân tích cảnh

đẹp và sự giàu có của đất nước Lào? Qua đó, em cảm nhận như thế nào về tâm hồn của nhà thơ PhouMi VongViChit?)

Lớp Tổng số Số % HS đạt điểm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp 8A Thực nghiệm 42 0 0 1 12 28 45 6 5 3 0 Lớp 8B Đối chứng 43 0 0 2 17 30 40 7 2 2 0

0 0 0 3 35 40 11 7 4 0 0 0 0 13 33 40 6 3 5 0 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Số HS đạt điểm Số % Lớp 8A Thực nghiệm Lớp 8B Đối chứng

Bảng 3.3: Kết quả bài kiểm tra số 2 của lớp thực nghiệm và đối chứng (Câu hỏi: Phân tích đoạn thơ miêu tả truyền thống văn hóa và các tích lịch

sử của đất nước Lào? Cảm nhận của em sau khi học đoạn thơ?)

Lớp Tổng số Số % HS đạt điểm

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Lớp 8A Thực nghiệm 42 0 0 0 3 35 40 11 7 4 0 Lớp 8B Đối chứng 43 0 0 0 13 33 40 6 3 5 0

Trước khi thực nghiệm, kết quả kiểm tra của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng tương đương nhau. Qua một tuần thực nghiệm, kết quả thực nghiệm của 2 lớp có sự khác nhau rõ rệt và được thể hiện cụ thể ở kết quả kiểm tra cuối bài.

Ở lớp thực nghiệm, tỉ lệ HS đạt điểm trung bình trở lên là 97% tăng 19% so sánh trước khi tiến hành thực nghiệm. Trong đó, tỉ lệ HS đạt điểm giỏi 4%, khá 18%, trung bình 75% tỉ lệ HS yếu kém giảm xuống còn 3%. So với trước thực nghiệm giảm xuống 19%.

Ở lớp đối chứng, tỉ lệ học sinh đạt điểm trung bình trở lên cũng tăng nhưng chưa cao. Kết quả kiểm tra lần một có 9% học sinh đạt điểm khá so với trước khi thực nghiệm 7%, tăng 2%, tuy nhiên, tỉ lệ HS yếu kém vẫn chưa giảm nhiều. Kết quả kiểm tra trước khi thực nghiệm có 24% HS yếu kém, trong khi đó kết quả kiểm tra lần một có 19% (giảm xuống 5%)

Dựa vào phân phối điểm và biểu đồ hình cột biểu thị học lực của 2 lớp ở lần kiểm tra cuối bài, chúng ta nhận thấy điểm số chiển liệch hơn. Lớp thực nghiệm có tỉ lệ HS đạt từ điểm trung bình trở lên là 97%, cao hơn lớp đối chứng 10%. Lớp thực nghiệm có tỉ lệ HS yếu kém là 3% ít hơn lớp đối chứng là 10%.

Tuy HS đạt điểm giỏi của lớp đối chứng nhiều hơn lớp thực nghiệm nhưng chúng ta thấy mực độ phản hóa điểm số của lớp đối chứng không đều. Có em đạt điểm cao (điểm 9 - 10) nhưng cũng có nhiều em có điểm rất thấp (điểm 4). Điều này chứng tỏ phương pháp dạy học truyển thống không thể tác động một cách đồng bộ lên số đông HS. Nó chưa bao quát được các đối tượng HS nên ý thức học tập và khả năng phát huy tính tích cực, chủ động của HS chưa tốt, nhất là đối với những HS có học lực yếu.

Cách thức tổ chức quá trình dạy học là nguyên nhân quan trọng làm cho kết quả học tập của 2 lớp thực nghiệm và đối chứng có sự khác biệt. Quan sát

cho thấy đối với lớp thực nghiệm không khí học tập rất thoải mái, các em sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, các em năng động hơn trong giờ học và kết quả học tập có tiến bộ rõ rệt. Thái độ các em trong giờ học không mệt mỏi, uể oải hay có hiện tượng ngủ gật trong lớp... mà sẵn sàng tham gia phát biểu trước lớp dù có sai vẫn không nản, tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, hợp tác trong nhóm cũng được phát huy.

Sau khi tiến hành thực nghiệm tôi đã khảo sát ý kiến HS nhóm thực nghiệm để biết thái độ hưởng ứng của các em đối với PPDH đọc - hiểu như thế nào.

Qua kết quả thăm do ý kiến cũng cho thấy thái độ hưởng ứng của các em đối với phương pháp dạy học đọc - hiểu là tích cực, đa số các em có biểu hiện hứng thú với phương pháp học tập mới.

3.7. Đánh giá thực nghiệm

Dưới đây là những ý kiến nhận xét của GV thực nghiệm:

Hầu hết các GV thực nghiệm đều nhận thấy phương pháp đọc - hiểu là một phương pháp mới có nhiều ưu điểm được thể hiện trên những mặt sau:

- Câu hỏi đa dạng, phong phú, phù hợp với trình độ, đặc trưng của các lớp nên có thể đánh giá chính xác mức độ đọc - hiểu của HS trong quá trình hoạt động trên lớp cũng như qua kết quả bài kiểm tra.

- HS có sự chuẩn bị tốt bài ở nhà nên khi đến lớp các em bắt nhịp rất nhanh vào nội dung bài học.

- Thay vì như trước đây, GV phải hoạt động nhiều, chủ yếu là diễn giảng để các em có thể hiểu được những VB này, nhưng qua những tiết đã thực nghiệm, hoạt động của HS được phát huy tối đa, GV chỉ là người điều khiển, hướng dẫn và định hướng.

- Giờ học sôi nổi, các em mạnh dạn trình bày ý kiến của mình trước những câu hỏi nêu vấn đề của giáo viên.

- Việc dạy đọc - hiểu theo thể loại giúp các em biết phân tích tác phẩm theo đặc trưng của thể loại đó và có thể đọc - hiểu được các VB cùng loại khác. Hơn thế nữa, nó còn củng cố thêm kiến thức tập làm văn cho các em.

Bài giảng có kết hợp với những hình ảnh, âm thanh trực quan sinh động đã tạo được sự thu hút đối với HS.

Tuy nhiên, trong quá trình thực nghiệm, GV vẫn còn khá lúng túng khi phải thực hiện bài giảng trên máy chiếu.

HS chưa quen với những câu hỏi nêu vấn đề ở mức độ khó, mang tính chất tổng hợp nên khả năng trả lời của các em chưa có độ chính xác.

Kết quả thực nghiệm sư phạm theo phương pháp dạy học đọc - hiểu bài thơ cho thấy giả thuyết nghiên cứu ban đầu của đề tài là hợp lý:

- Chất lượng nắm vững kiến thức ở học sinh được nâng cao hơn, thể hiện ở kết quả học tập của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng.

- HS năng động, tự lực hơn trong học tập và chiếm lính kiến thức.

- Thực nghiệm còn cho thấy không phải chỉ HS khá giỏi mới phù hợp với kiểu học này mà với những đối tượng HS bình thường hoặc thậm chí là dưới trung bình vẫn có thể thích ứng được.

Qua kết quả nghiên cứu thực hiện đề tài dạy học đọc hiểu tác phẩm “Đất nước Lào giàu đẹp” của PhouMi VongViChit cho HS lớp 8 trường THCS nước CHDCND Lào, tôi đã rút ra được một số kết luận sau:

− Không thể áp dụng một cách máy mọc bất cứ một kiểu dạy học hiện đại nào vào thực tiễn giáo dục nước ta mà phải nghiên cứu, chọn lọc sao cho phù hợp. Yếu tố bảo đảm thành công của việc áp dụng sáng tạo một kiểu dạy học mới là sự chuyển đối từng bước mục tiêu dạy học, nội dung, hình thức tổ chức cũng như cách thức kiểm tra đánh giá.

− Đề tài đã nghiên cứu vận dụng những quan điểm, tư tưởng của mô hình dạy học đọc - hiểu bài thơ nhằm góp phần khơi gợi phát huy năng lực tự

học, tích cực của người học đáp ứng các mục tiêu giáo dục trong thời kỳ đối mới với chất lượng và hiệu quả tốt hơn.

− Qua nghiên cứu tôi đã phân tích, tìm hiểu thực trạng dạy học đọc - hiểu tác phẩm “Đất nước Lào giàu đẹp” ở trường trung học cơ sở hiện nay. Từ đó, phát hiện những khó khăn của người dạy và người học để xây dưng chủ đề học tập nhằm khắc phục những khó khăn góp phần nâng cao chất lượng dạy và học ở trường trung học cơ sở.

− Kết quả của đề tài đã phần nào khẳng định tính khả thi của dạy học đọc - hiểu tác phẩm trong môi trường giáo dục hiện nay của nước Cộng Hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Đồng thời cho thấy giáo dục nước ta có thể hòa nhập với xu thế đổi mới chung của giáo dục ở nhiều nước trên thế giới.

KẾT LUẬN

Tác phẩm văn học là một trong những sản phẩm tinh thần vô cùng độc đáo của nhân loại. Dù ở dân tộc nào, thời đạt nào, cũng điều sản sinh ra những tác giả nổi tiếng với những tác phẩm để đời. Tuy nhiên để lưu giữ được những tác phẩm ấy không phải là chuyện dễ dàng đặc biệt là những tác phẩm ra đời cách đây hàng thế kỉ, bởi nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Có khi là do khoảng cách không gian, thời gian, có khi là sự khác biệt về mặt ngôn ngữ, cũng có khi lại do thị hiếu của người đời,… Đáng lo ngại hơn khi trong những năm gần đây, HS - thế hệ trẻ tương lai, càng ngày càng “thờ ơ, lạnh nhạt” với môn văn.

Điều đó nói lên rằng nếu không có biện pháp thay đổi thì một ngày nào đó không xa, những tác phẩm có giá trị sẽ mất dần. Đứng trước tình hình đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không ngùng cải cách thay đổi về nội dung cũng như hình thức giảng dạy, trong đó thay đổi phương pháp giảng dạy là vấn đề được đưa lên hàng đầu. Theo tinh thần mới, phương pháp hiện đại phải phát huy được tính chủ động, năng động, sáng tạo của HS trong quá trình dạy - học, giúp HS tự nắm bắt tri thức và biết vận dụng những tri thức đó để tự giải mã các tác phẩm cung loại.

Hiện nay, nhiều phương pháp mới đã được ứng dụng vào trong giảng dạy. Có thể nói những phương pháp này đã phần nào thay đổi được cơ bản diện mạo dạy và học Văn. HS được xem là nhân vật trung tâm của hoạt động dạy - học nên GV cũng chú ý nhiều hơn đến hoạt động của các em, tạo điều kiện cho các em tham gia xây dựng bài học và vì vậy chất lượng dạy học cũng được nâng lên. Tuy nhiên, xét về bản chất, các tiết dạy này vẫn còn nặng về hình thức, mặc dù trong giờ dạy có sự tham gia của HS nhưng nhìn chung những hoạt động này chỉ mang tính trang sức chứ chưa thật sự phát huy được tính chủ động, khả năng sáng tạo. GV vẫn chưa từ bỏ được thói quen truyền

thụ thông tin theo kiệu một chiều. Do vậy, con đường tìm kiếm một phương pháp thích hợp để giảng dạy tác phẩm văn chương vẫn là con đường đầy chông gai và thử thách, vẫn là một đề tài mở cho tất cả mọi người, đặc biệt là tầng lớp GV đang trực tiếp nghiên cứu và giảng dạy.

Phương pháp đọc - hiểu quan tâm đến vấn đề giao tiếp của HS. HS không chỉ giao tiếp với GV, với bạn học đồng lứa mà còn giao tiếp với tác giả thông qua VB. Điều đó có nghĩa là các em có thể đồng thể nghiệm cùng với tác giả, có những suy nghĩ, cảm xúc riêng của mình về VB. Chính điều này đã kéo theo nhiều sự thay đổi trong giờ dạy văn.

Khác với các phương pháp trước đây, phương pháp đọc - hiểu xem HS là đối tượng hoạt động chính của hoạt động dạy - học, còn GV chỉ xuất hiện với tư cách là người hướng dẫn, giúp đỡ các em trên con đường tìm kiếm tri thức. Trong giờ học, các em được xem như là những người thợ xây thực thụ, các em phải tự mình xây dựng nên ngôi nhà tri thức dựa trên những định

Một phần của tài liệu dạy học đọc – hiểu tác phẩm “đất nước lào giàu đẹp” của phoumi vongvichit cho học sinh lớp 8 trường thcs nước chdcnd lào (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)