K ết luận về vai trò của MTCT trong dạy học Toán phổ thông

Một phần của tài liệu sử dụng phím nhớ của máy tính cầm tay trong dạy học toán (Trang 45 - 47)

Trong chương 2, sau khi phân tích công cụ của phím nhớ trong các bộ SGK và trong các đề thi của Bộ giáo dục và đào tạo, chúng tôi đạt được một vài kết quả chính như sau:

Bảng 2.2: Vai trò của các phím nhớ trong SGK và trong các đề thi HS giỏi giải toán trên máy tính Casio

SGK Phím Ans Phím M Nhóm phím A, B, C, D, E, X, Y. Tds -Không được sử dụng -Không được sử dụng -Không được sử dụng. Tgths -Không được sử dụng. - Không được sử dụng -Được sử dụng một lần. Tgpt -Không được sử dụng. - Không được sử dụng -Không được sử dụng. ĐỀ THI Phím Ans Phím M Nhóm phím A, B, C, D, E, X, Y. Tds -Được sử dụng để rút ngắn quy trình bấm phím khi chạy một thuật toán truy hồi mà ở đó kết quả sau chỉ phụ thuộc duy nhất vào kết quả vừa tính. -Không được sử dụng

-Được sử dụng với vai trò là 1 biến tin học trong thuật toán truy hồi.

Tgths -Có được sử dụng. - Không được sử dụng

-Được sử dụng với vai trò là một biến tin học. Tgpt -Có được sử dụng. - Không được sử

dụng

-Được sử dụng với vai trò là một biến tin học. – Chúng tôi vẫn dự kiến sự can dự của phím nhớ Ans trong các bài toán có tính toán gần đúng nhiều bước và các nhóm phím A, B, C, D, E, X, Y trong việc tính nhiều giá trị của một biểu thức một hàm số. Sự can dự này không được thể chế

chú ý đến nhưng nhiều HS vẫn có thể biết sử dụng do giáo viên chỉ dẫn hay tham khảo tài liệu hướng dẫn sử dụng MTCT.

– Mặc dù các phím nhớ thường xuyên được xuất hiện trong các đáp án của các đề thi HS giỏi giải toán trên máy tính Casio cấp tỉnh và cấp khu vực, nhất là trong những năm gần đây. Tuy nhiên, các vai trò của phím nhớ không được tính đến một cách chính thức trong thể chế dạy học phổ thông. SGK phổ thông không tạo điều kiện để người học có cơ hội sử dụng các phím nhớ.

– Các ràng buộc thể chế sau đây được rút ra dựa trên các kiểu nhiệm vụ khiến các phím nhớ không có cơ hội thể hiện vao trò của mình:

Nhiệm vụ con TSncủa kiểu nhiệm vụ Tds:Tất cả (trừ 1 trường hợp) các dãy số được yêu cầu tính tổng n số hạng đầu tiên đều là cấp số cộng hoặc cấp số nhân.

Kiểu nhiệm vụ Tgths: Lập sẵn bảng với các giá trị đầy đủ để nhận xét, dự đoán về giới hạn của một dãy số.

Kiểu nhiệm vụ Tgpt: Các phương trình đều có thể đưa về các phương trình tương đương mà đã biết thuật giải và yêu cầu kết quả chính xác.

Từ đây, chúng tôi tập trung nghiên cứu các ràng buộc xoay quanh nhiệm vụ con TSn: “Tính tổng n số hạng đầu tiên của một dãy số”, về mặt toán học, ta có thể xem đây là nhiệm vụ đặc biệt thuộc kiểu nhiệm vụ Tds.

SGK chỉ yêu cầu tính tổng của n số hạng đầu tiên của những dãy số có quy luật đơn giản như cấp số cộng, cấp số nhân với n luôn giới hạn nhỏ hơn bằng 6.

Một phần của tài liệu sử dụng phím nhớ của máy tính cầm tay trong dạy học toán (Trang 45 - 47)