6.10.1. Ngăn ngừa sự tạo thành hỗn hợp nổ nguy hiểm:
6.10.1.1. Hỗn hợp khí Hyđrô và Ôxy hoặc với không khí chứa từ 4÷
95% Hyđrô trong Ôxy hoặc từ 4 ÷ 75% Hyđrô trong không khí là hỗn hợp dễ nổ nguy hiểm.
6.10.1.2. Các thiết bị và đường ống của thiết bị điện phân trước khi khởi động và sau khi ngưng đều phải thổi bằng Nitơ ( I OCT 9293-74) cấp 2 trở lên. Cấm dùng CO2 để thổi các thiết bị điện phân. Lượng Nitơ dự trữ cho vận hành phải có ít nhất là năm chai.
Các bình chứa của thiết bị điện phân có thể thổi vào Nitơ hoặc khí các bô níc( I OCT 8050-74) loại CO2 thực phẩm hoặc loại kỹ thuật.
Khi cần thiết quan sát bên trong của một bình chứa phải thổi sạch chúng bằng CO2 hoặc Nitơ để đẩy Hyđrô ra phải tách khỏi các nhóm bình chứa khác bằng các van đóng kín và các mặt bịt kim loại (loại có chuôi thò ra khỏi mặt bích) sau đó phải thổi lại bằng không khí sạch.
Cần tiến hành thổi các bình chứa bằng khí trơ không khí và Hyđrô cho đến khi đạt được nồng độ các thành phần trong bình chứa theo bảng 10.1
Bảng 10.1
Thao tác
thông thổi Vị trí lấy mẫu
Thành phần cần xác định Hàm lượng đinh mức % Dùng CO2 đẩy không khí Phía trên bình chứa Khí CO2 85
khí chứa
Dùng H2 đẩy CO2 Phía dưới bình chứa
Khí CO2 1,0
Khí O2 0,5
Dùng H2 đẩy N2 Phía dưới bình chứa
Khí H2 1,0
Khí O2 0,5
Dùng CO2 đẩy H2 Phía trên bình
chứa Khí CO2 9,5
Dùng N2 đẩy H2 Phía trên bình
chứa Khí H2 Không có
Dùng không khí đẩy N2
Phía dưới bình
chứa Khí O2 20
6.10.1.3. Khi sử dụng các khí CO2 loại kỹ thuật mà chưa tới 0,005% ôxit cacbon (CO) để thổi các bình chứa cần phải bảo quản chúng riêng biệt không lẫn với khí CO2 loại thực phẩm.
6.10.2. Ngăn ngừa nổ và cháy.
6.10.2.1. Các công việc có lửa đặt trong phòng thiết bị điện phân có thể tiến hành khi đã ngừng thiết bị. Tiến hành phân tích không có Hyđrô trong không khí và đảm bảo thông gió liên tục.
Khi cần phải tiến hành công việc có ngọn lửa hở ở thiết bị đặt cùng phòng với thiết bị khác đang làm việc thì tách các đường ống dẫn của thiết bị làm việc khỏi thiết bị sửa chữa, lắp mặt bịt của chuôi và dúng tấm chắn ngăn cách vị trí tiến hành công việc có ngọn lửa với xung quanh. Cấm tiền hành các công việc sửa chữa các thiết bị có chưa Hyđrô.
6.10.2.2. Chỉ dùng hơi hoặc nước nóng sấy nóng các đường ống vào các van, cấm dùng lửa, xác định chỗ dò rỉ của khí ở các mối lối bằng dung dịch xà phòng hoặc bằng dung dịch chuyên dùng đặc biệt. Cấm dùng lửa để xác định chổ rò rỉ khí Hyđrô.
6.10.2.3. ở gian đặt thiết bị điện phân và ở gần các bình chứa cấm hút thuốc, cấm sử dụng ngọn lửa, cấm dùng các dụng cụ đốt nóng điện và các đèn di động.
Để chiếu sáng bên trong các thiết bị khi xem xét kiểm tra và sửa chữa phải dùng các đèn di động loại phòng nổ ở điện áp không quá 12V và có lưới kim loại bảo vệ.
6.10.2.4. Khi có cháy ở phong đặt thiết bị điện phân hoặc gần các bình chứa phải báo ngay cho trưởng ca, trưởng kíp biết.
- Gọi ngay cho đội cứu hỏa bằng điện thoại. - Nhanh chóng ngừng các bộ điện phân.
- Việc đưa Hyđrô vào các bình chứa cần đóng van để đình chỉ. - Nếu có thể được thì giảm áp lực trong các thiết bị và đưa Nitơ vào. 6.10.2.5. Trong các trường hợp Hyđrô rò rỉ qua khe hở và bốc cháy thì phải lấy vải amiăng chụp ngọn lửa, ngưng thiết bị và dùng Nitơ thông thổi thiết bị.
6.10.2.6. ở khu vực nhà điện phân phải treo biển báo sau đây: - Ở cửa ra vào “ Hyđrô - Có lửa cấm vào”
- Bên trong treo biển “ Hyđrô - Nguy hiểm dễ cháy” - Ở các bình chứa Hyđrô “ Hyđrô - Nguy hiểm dễ cháy” - Các van phải đánh số thứ tự bằng biển báo.
6.10.2.7. Ở các thiết bị điện phân phải có các dụng cụ dập lửa sau đây: Bình CO2, N2.
- Vải amiăng, 3 chai dự trữ Nitơ không dùng đến, chỉ cho phép dùng khi có sự cố.
6.10.2.8. Ở phòng thiết bị điện phân cấm các loại dễ cháy dễ nổ. 6.10.3. An toàn khi làm việc với chất điện phân.
6.10.3.1. Ở trong phòng đặt các thiết bị điện phân và chuẩn bị các dung dịch điện phân phải đặt các vòi phun nước, các đường ống dẫn nước uống và sinh hoạt ở các vị trí dễ thấy thuận tiện cho việc sử dụng áo quần và tính bảo hộ. Kiềm rắn hoạt lỏng bắn vào, cần nhanh chóng rửa chỗ bị bỏng bằng nước và sau đó rửa bằng dung dịch axit cacbonic 3% và đến trạm y tế.
6.10.4.1. Chỉ được chạy thiết bị điện phân sau khi đã kiểm tra trạng thái cách điện, xem xét thiết bị và không có tạp vật trong khu vực.
6.10.4.2. Không sờ vào các bộ phận điện phân khi không có thiết bị bảo hộ đặc biệt là sờ vào nắp đậy cuối cùng, không để cho kiềm bắn vào các bạc cách điện của các bu lông và rơi vào cách điện của các tấm đơn cực, khi cách điện của chi tiết này bị hỏng có thể xuất hiện hồ quang gây ra cháy và sự cố, trên nền các bộ điện phân phải có thảm cách điện.
6.10.4.3. Các thiết bị và các đường ống của thiết bị điện phân của các bình chứa và các đường ống dẫn từ các bình chứa đến gian máy cần thiết phải tạo thành mạch kín và được nối với các thiết bị nối đất. Trong khu vực thiết bị điện phân, các thiết bị và các đường ống dẫn cần phải được nối đất ít nhất ở hai điểm. Điện trở thiết bị nối đất không được lớn hơn 10Ω.
6.10.5. Vận hành an toàn các bình chịu áp lực.
6.10.5.1. Hai năm một lần phải tiến hàng khám xét bên trong của tất cả các bình thiết bị điện phân. Không kể là có đăng ký hay không đăng ký với cơ quan thanh tra kỹ thuật an toàn toàn bộ để phát hiện trạng thái bên trong và bên ngoài của các bình và sự ảnh hưởng của môi trường đến thành các bình.
6.10.5.2. Các bình của thiết bị điện phân đã được đăng ký ở cơ quan thanh tra kỹ thuật an toàn cẩn phải được thanh tra để được khám nghiệm định kỳ.
a) Khám nghiệm bên trong ít nhất một lần/4 năm. b) Thử nghiệm thủy lực ít nhất 1 lần/4năm.
6.10.5.3. Sau khi lắp đặt, sau khi sửa chữa và trước khi khởi động các van an toàn của các bộ điều chỉnh áp lực và các bình chứa được điều chỉnh ở trên bộ giá thư đặc biệt với áp lực tác động và kiểm tra độ kín của cửa chắn và những chỗ nối có thể tháo được.
6.10.5.4. Trong quá trình vận hành phải tiến hành kiểm tra các van an toàn của thiết bị điện phân không ít hơn 1lần/6tháng và kiểm tra các van an toàn của các bình chứa không ít hơn 1lần/2năm.
Để tiến hành kiểm tra phải ngừng và thông thổi thiết bị bằng Nitơ, cấm thử các van trong thời gian thiết bị làm việc.
Trong lúc khám xét bên trong các bình chứa thì cho kiểm tra các van an toàn của chúng.
6.10.5.5. Khi thử các van an toàn thì phải dùng Nitơ hoặc không khí không chứa dầu làm môi chất kiểm tra, các kết quả thử nghiệm phải ghi nhận vào sổ theo dõi riêng (Phụ lục 1).
6.10.5.6. Cấm hàn chặt các van ngăn cách của thiết bị điện phân. Các van ngăn cách phải lắp sao cho có thể tháo ra được như các mặt bích hay giắc co.
6.10.5.7. Cấm xiết chặt các ốc ê cu khi thiết bị có lực, các ống mềm, ống đồng phải bắt giữ thật chặt, tin cậy. Khi vận chuyển các chai Nitơ và các bonic phải tuân theo các quy tắc sau đây:
a) Bắt giữ chặt các chai chắc chắn bằng xích vào các khung.
b) Không để các chai chứa đầy khí ở dưới nắng trời hay gần các thiết bị phát nhiệt.
c) Không để các chai bị rơi hay đập vào các vật rắn.
d) Khi mở van ở các chai không được đứng đối diện với đầu van hay bích nối mà phải đứng lệch ra bên.
6.10.5.8. Ở thiết bị điện phân và các bình chứa Hyđrô phải sử dụng các loại áp kế sau đây:
Đối với Hyđrô áp kế kỹ thuật thông thường đối với dung dịch điện phân loại áp kế chứa amoniac với Ôxy.
Loại áp kế chuyên dùng cho môi chất này các áp kế phải có vạch đỏ đánh dấu áp lực làm việc cho phép.
6.10.6. Các phương tiện bảo vệ ở thiết bị điện phân. 6.10.6.1. Để chuẩn bị dung dịch điện phân.
- Găng tay cao su. - Yếm cao su. - Ủng cao su.
- Kính bảo vệ.
6.10.6.2. Để đóng điện thuộc phần điện: - Găng tay cách điện.
- Thảm cách điện.
- Các biên báo: “Cấm đóng điện, có người làm việc” 6.10.6.3. Để sơ cứu cho người bị nạn:
- Chai dung dịch axit cacbônic 3%.
- Tủ thuốc cấp cứu có sô nước đa thực phẩm, rượu cồn, bông vdơlin, iốt. 6.10.7. Các chỉ dẫn bổ xung.
6.10.7.1. Khởi động thiết bị điện phân sau khi lắp ráp, sau khi đại tu hay sau khi ngừng lâu phải được tiến hành dưới sự giám sát của kỹ thuật viên phân xưởng.
6.10.7.2. Các đường ống của thiết bị điện phân phải được sơn phù hợp với tiêu chuẩn I OCT 14202 - 69, sơn các thiết bị theo màu khí tương ứng, sơn các bình chứa theo màu sáng có các vòng theo màu của khí tương ứng.