Mục tiêu và nội dung nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mn và si trong thành phần thuốc hàn thiêu kết hệ (Trang 25)

1.3.1. Nguồn nguyên liệu để sản uất thuốc hàn ở Việt Nam

Bảng 1.1. Các nguồn nguyên liệu trong nước dự kiến sử dụng [1]

STT Tên nguyên liệu Thành phần hoá học

yêu cầu, % Độ hạt, μm 1 Ôxít Titan (Ti2O) K thuật TiO2 :  95 P :  0,03 S :  0,03 - Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội; - Các cơ sở có chất lượng tương đương. 2 Rutil TiO2 :  85 FeO :  3,5 P :  0,03 S :  0,03 - Bình Định 3 Ilmenit hoàn nguyên TiO2 : 50 - 52 FeO : 38 - 40 P :  0,03 S :  0,03 - Bình Định - Quảng Trị - Hà Tĩnh, Thái Nguyên,… 4 Đá vôi (Vôi bột) CaCO3 :  97 P :  0,03 S :  0,03 - Hà Nam - Hà Tĩnh - Yên Bái,…. 5

24 6 Huỳnh thạch CaF2 :  80 SiO2 : 3 - 18 Fe2O3 : 0,1 - 0,5 K2O : 9 - 12 P :  0,03 S :  0,03 - Hải Dương - Sơn La; - Phú Thọ,… 7 Trường thạch (Fenspat) SiO2 : 63 - 67 Al2O3 : 14 - 19 Fe2O3 : 0,1 - 0,5 K2O +Na2O : 9 - 12 P :  0,03 S :  0,03 - Yên Bái - Lào Cai,…. 8 Cao lanh SiO2 : 50 - 56 Al2O3 : 28 - 35 Fe2O3 : 3 max P :  0,03 S :  0,03 - Hải Dương; - Hưng Yên - Phú Thọ,…. 9 Alumina Al2O3 :  98 SiO2 :  2,0 Fe2O3 :  0,03 P :  0,03 S :  0,03 - Lâm Đồng - Đắc K nông 10 Fe - Mn Mn :  80 C :  1 Si :  1,5 P :  0,2 S :  0,03 - Thái Nguyên - Hà Tĩnh,…. 11 Fe - Si Si :  45 C :  1 Mn :  1,5 P :  0,2 S :  0,03 - Thái Nguyên

12 Nước thủy tinh Tỷ trọng : 1,5

g/m1

Modun: 3,3 – 3,7 - Hải Phòng

- Hà Nội

25

1.3.2. Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các nguyên tố hợp kim phổ biến Mn và Si (từ fero hợp kim: Fe-Mn, Fe-Si) trong thành phần thuốc hàn đến thành phần hóa học và cơ tính kim loại mối hàn khi chế tạo thuốc hàn thiêu kết tương đương với loại F7A(P)4 theo AWS A5.17-80.

- Xác định được hàm lượng các fero hợp kim (Fe-Mn, Fe-Si) trong thành phần thuốc hàn thiêu kết tương đương với loại F7A(P)4 theo AWS A5.17-80.

1.3.3. Nội dung nghiên cứu

- Phân tích, lựa chọn các nguyên tố hợp kim phổ biến dùng trong thành phần mẻ liệu thuốc hàn khi chế tạo thuốc hàn thiêu kết tương đương với loại F7A(P)4 theo AWS A5.17-80.

- Nghiên cứu ảnh hưởng của các fero hợp kim (Fe-Mn, Fe-Si) trong mẻ liệu thuốc hàn đến thành phần hóa học kim loại mối hàn của thuốc hàn thiêu kết hệ bazơ tương đương với loại F7A(P)4 theo AWS A5.17-80.

- Xác định hàm lượng các nguyên tố hợp kim thông qua các fero hợp kim (Fe-Mn, Fe-Si) đưa vào thành phần thuốc hàn thiêu kết tương đương loại F7A(P)4 theo AWS A5.17-80 đảm bảo thành phần hóa học và cơ tính kim loại mối hàn.

26

Chƣơng 2

GIỚI THIỆU VỀ THUỐC HÀN VÀ LỰA CHỌN XỈ HÀN 2.1. C c chỉ tiêu cơ bản của thuốc hàn

2.1.1. C c chỉ tiêu chung của thuốc hàn

Thuốc hàn dùng trong hàn tự động, bán tự động dưới lớp thuốc, thuốc hàn kết hợp với dây hàn phải đạt được các chỉ tiêu chung cơ bản như sau :

 Đảm bảo về cơ tính của kim loại mối hàn.

 Đảm bảo thành phần hóa học cần thiết cho kim loại mối hàn.

 Đảm bảo hàm lượng hiđrô trong kim loại mối hàn và VAHN theo yêu cầu.

 Đảm bảo tính công nghệ hàn theo yêu cầu.

 Giá thành sản phẩm hạ.

2.1.2. C c chỉ tiêu công nghệ hàn

Các đặc tính công nghệ của thuốc hàn gồm những chỉ tiêu chính như sau:

 Đảm bảo dễ gây hồ quang và hồ quang hàn cháy ổn định;

 Bảo vệ tin cậy vùng hồ quang hàn và vũng hàn khỏi sự tác dụng của môi

trường xung quanh;

 Tạo dáng mối hàn và hình thành mối hàn tốt;

 Tạo xỉ dễ nổi lên bề mặt vũng hàn và phủ đều trên bề mặt mối hàn để bảo

vệ và giúp mối hàn nguội chậm, xỉ phải dễ tách khỏi mối hàn (tính bong xỉ tốt);

 Đảm bảo tinh luyện kim loại mối hàn và khử tạp chất theo yêu cầu;

 Có khả năng cải thiện và hợp kim hoá kim loại mối hàn, nâng cao cơ tính

kim loại mối hàn;

 Đảm bảo khuyết tật trong giới hạn cho phép: rỗ khí, ngậm xỉ, không ngấu

khe hở hàn,...

 Lượng khí độc thải ra ở mức độ cho phép, đảm bảo yêu cầu vệ sinh công nghiệp.

27

2.1.3. C c yêu cầu k thuật chung khi sản uất thuốc hàn

Ngoài các chỉ tiêu k thuật chung và các đặc tính công nghệ hàn, khi sản xuất thuốc hàn phải đảm bảo các yêu cầu k thuật như sau:

 Thuốc hàn phải đảm bảo độ đồng đều về thành phần theo yêu cầu.

 Đảm bảo độ bền cơ học của hạt thuốc hàn.

 Đảm bảo độ ẩm của thuốc hàn theo yêu cầu.

 Đảm bảo kích thước hạt thuốc và tỷ lệ các cỡ hạt thuốc hàn theo yêu cầu.

2.2. Thành phần, phân loai và kí hiệu thuốc hàn

2.2.1. C c nh m chất chủ yếu trong thành phần m liệu thuốc hàn

Trong thành phần mẻ liệu thuốc hàn gồm những nhóm chất có công dụng và thành phần chủ yếu như sau:

 Nhóm tạo khí: có vai trò sinh ra một lượng khí cần thiết để bảo vệ vùng

hàn. Tuy nhiên, đối với hàn dưới lớp thuốc yêu cầu này không lớn như hàn hồ quang tay. Nhóm chất có chức năng tạo khí gồm những hợp chất như có chứa gốc cacbonat (đá cẩm thạch, đá vôi (CaCO3) hoặc đôlômit (CaCO3.Mg CO3)) để tạo khí và tạo các ôxit bazơ cần thiết cho nền tạo xỉ hàn.

Khi hàn các hợp chất này sẽ phân hủy và sinh khí theo các phản ứng sau: CaCO3 → CaO + CO2 (1.1) MgCO3 → MgO + CO2 (1.2)

CO2  CO + 1/2O2 (1.3)

Khí CO2 tạo ra theo các phản ứng trên, một phần tham gia vào thành phần khí bảo vệ vùng hồ quang và kim loại vũng hàn, đồng thời ở điều kiện hàn sẽ bị phân huỷ thành khí CO theo phản ứng (1.3).

 Nhóm tạo xỉ: có vai trò quan trọng hàng đầu, thuốc hàn nóng chảy sẽ hình thành lớp xỉ, vòm xỉ bảo vệ vùng hồ quang và vũng hàn. Các tính chất lý nhiệt của xỉ hàn có ảnh hưởng quan trọng đến sự hình thành mối hàn, chức năng bảo vệ và tính bong xỉ.

28

 Các ôxit: SiO2, MnO, CaO, MgO, FeO, Fe2O3, Fe3O4, Al2O3, TiO2, ... từ quặng mangan (Mn2O, MnO), cát thạch anh (SiO2 ), rutil (TiO2), ilmenit (TiO2, SiO2, Fe2O3), cao lanh (Al2O3, SiO2), bôxit, bột tan, hêmatit (ôxyt sắt màu đỏ sẫm Fe2O3), magnetit (Fe3O4), trường thạch, ...

 Các muối halogen: CaF2 (huỳnh thạch), KF, ...

 Các phức chất khác: Na2SiF6, Na3AlF6 (criolit), ...

Đối với thuốc hàn để hàn thép: tuỳ theo các loại hợp chất đưa vào thành phần mẻ liệu của nó và tính chất của các sản phẩm nhận được từ quá trình phân huỷ chúng khi hàn, mà tên gọi của thuốc hàn thường dựa trên tính chất hoặc tên gọi của xỉ hàn.

Đối với thuốc hàn nhôm: nhôm là nguyên tố có ái lực hoá học mạnh với ôxi, nên để hàn nhôm thường dùng thuốc hàn gồm các hợp chất không chứa ôxi, như các hợp chất gốc cluorit và fluorit: NaCl, KCl, KF, NaF, LiCl, BaCl2, ....

 Nhóm ổn định hồ quang:

Nhóm này gồm những hợp chất chứa nguyên tố có điện thế ion hoá thấp, giúp cho việc dễ gây hồ quang và duy trì hồ quang cháy ổn định, và còn giúp cho việc hình thành mối hàn tốt hơn.

Những hợp chất loại này gồm:

 Kim loại kiềm: K2O, Na2O từ nước thuỷ tinh kali (potas K2SiO3), nước thuỷ tinh natri (soda Na2 SiO3).

 Kim loại kiềm thổ: CaO, MgO, .... từ các chất CaCO3, MgCO3, trừ

CaF2 chất này làm giảm tính ổn định của hồ quang hàn.

 Trường thạch: chứa các oxit kali, natri.

 Nhóm chất khử và hợp kim hoá: sử dụng các fero hợp kim và bột kim loại.

 Chất khử: là những nguyên tố có ái lực hóa học mạnh với oxi, có tác

dụng khử ôxi và các tạp chất có hại.

 Hợp kim hoá kim loại mối hàn (đặc biệt thường được sử dụng khi hàn

29

Một nguyên tố có thể vừa làm chức năng chất khử và hợp kim hóa. Trong trường hợp này, sau khi hoàn thành chức năng chất khử, lượng còn lại sẽ đóng vai trò nguyên tố hợp kim hóa. Đó là các fero hợp kim hoặc bột kim loại, như Fe-Si, Fe-Mn, Fe-Cr, Fe-V, Fe-Mo, Fe-W, Fe-Nb, bột Al, ... với hàm lượng fero hợp kim khác nhau và kích thước hạt phù hợp.

 Nhóm các chất khử tạp chất: S, P. Ngoài các chất đưa vào nhóm tạo khí

(CaCO3, MgCO3) sẽ phân huỷ thành các chất, trong đó có các ôxit bazơ (CaO, MgO) để khử S, P, còn có thể đưa thêm một lượng khá lớn CaF2 có tác dụng khử S, P và làm giảm lượng hyđrô và cải thiện tính chất kim loại mối hàn.

 Nhóm chất liên kết: nước thuỷ tinh đối với thuốc hàn gốm.

 Chức năng: dính kết các thành phần của mẻ liệu thuốc hàn và tăng độ

bền cơ học hạt thuốc hàn và hạn chế khả năng hút ẩm.

 Các chất dính kết: thường dùng nước thuỷ tinh natri và kali với các tỷ trọng và modul khác nhau tùy thuộc vào loại thuốc.

 Các thông số có bản của nước thủy tinh:

+ Tỷ trọng của nước thuỷ tinh natri (Na2O. nSiO2. mH2O) là: γ = 1,30 ÷ 1,5 g/cm3. Tỷ trọng có thể xác định theo độ bome bằng bome kế. + Modul n = 2,65 ÷ 3,40 (modul là tỷ lệ số phân tử của SiO2 trên Na2O

và K2O).

+ Độ nhớt của nước thủy tinh η.

Trong thực tế trọng lượng khô còn lại của nước thủy tinh vào khoảng 10÷14g cho 100g mẻ liệu khô của thuốc hàn.

2.2.2. Phân loại và kí hiệu thuốc hàn

a) Phân loại thuốc hàn

Phân loại theo phương pháp chế tạo:

 Thuốc hàn nung chảy (Fused)

 Thuốc hàn gốm nói chung (không nung chảy – Bonded) và có thể phân

chia nhỏ hơn:

30

+ Thuốc hàn thiêu kết: nhiệt độ sấy thiêu kết > 500°C (agglomerated flux).

 M (Mechanically mixed): loại hỗn hợp cơ học (thuốc hàn nung chảy +

bột hợp kim hoặc fero hợp kim).

Theo đặc điểm và tỷ trọng hạt thuốc:

 Thuốc hàn hạt dạng thuỷ tinh có tỷ trọng: 1,4 ÷ 1,8 Kg/dm3

 Thuốc hàn hạt dạng bọt nhẹ có tỷ trọng: 0,6 ÷ 1 Kg/dm3

 Thuốc hàn hạt dạng tinh thể cũng có tỷ trọng như dạng thuỷ tinh: 1,4 ÷

1,8 Kg/dm3

Theo tính axit hoặc bazơ của xỉ hàn:

 Thuốc hàn hệ axit: hồ quang cháy ổn định, êm; giọt kim loại dịch chuyển

dạng tia, mối hàn rất đẹp. Tuy nhiên, khả năng khử tạp chất và tinh luyện kim loại mối hàn bị hạn chế, hàm lượng hyđrô cao, nên thường dùng để hàn các kết cấu thép cacbon thông thường.

 Thuốc hàn bazơ: hồ quang cháy kém ổn định hơn, giọt kim loại dịch chuyển có kích thước lớn hơn nhiều, bề mặt kim loại mối hàn thô, và không dùng dòng điện xoay chiều. Tuy nhiên, nó có ưu điểm là tinh luyện kim loại mối hàn rất tốt và hệ số dịch chuyển của các nguyên tố hợp kim cao, hàm lượng hyđrô thấp, nên thích hợp để hàn thép cacbon có độ bền cao, thép hợp kim và hàn đắp.

 Thuốc hàn trung tính: đặc điểm của nó có tính trung hoà giữa hai loại thuốc hàn kể trên.

Theo thành phần hoá học và hợp chất chính:

Theo thành phần hoá học và hợp chất chủ yếu của xỉ hàn có thể phân loại, kí hiệu theo tiêu chuẩn của viện Hàn Quốc tế (tiêu chuẩn IIW – 545 – 78) như sau:

31

Bảng 2.1. Phân loại và kí hiệu thuốc hàn theo IIW – 545 –78

Kí hiệu Thành phần chính, % Loại thuốc hàn

MS MnO + SiO2 ≥ 50 Hệ Mn – Silicat

CS CaO + MgO + SiO2 ≥ 60 Hệ Canxi – Silicat

ZS ZrO2 + SiO2 ≥ 30 Hệ Zirconi - Silicat

AR Al2O3 + TiO2 ≥ 45 Ôxit nhôm – Rutil

AB Al2O3 + CaO + MgO ≥ 45,

( Al2O3 ) ≥ 20. Ôxit nhôm – Bazơ

FB CaO + MgO + MnO + CaF2 ≥ 50 ,

SiO2 max = 20, CaF2 ≥ 15 . Fluorit – Bazơ

ST Chứa chất hợp kim hoá Khác

Theo tính axit hoặc bazơ của xỉ hàn:

 Thuốc hàn hệ axit: Hồ quang cháy ổn định , êm, giọt kim loại dịch

chuyển dạng tia, mối hàn rất đẹp.Tuy nhiên khả năng khử tạp chất và tinh luyện kim loại mối hàn bị hạn chế, hàm lượng hyđrô cao, nên thường dùng để hàn các loại thép các bon thông thường.

 Thuốc hàn bazơ: Hồ quang cháy kém ổn định hơn, giọt kim loại dịch

chuyển có kích thước lớn hơn nhiều, bề mặt kim loại mối hàn thô hơn và chủ yếu dùng nguồn điện hàn là dòng điện một chiều. Tuy nhiên, nó có ưu điểm là khả năng tinh luyện kim loại mối hàn rất tốt và hệ số dịch chuyển của các nguyên tố hợp kim cao, hàm lượng hyđrô thấp, nên thích hợp hàn thép cacbon có độ bền cao, thép hợp kim và hàn đắp.

 Thuốc hàn trung tính: Có tính trung hoà giữa hai lạo thuốc hàn kể trên.

Theo hoạt tính hoá học (H) của xỉ hàn

 Thuốc hàn hoạt tính cao H>0,6

 Thuốc hàn hoạt tính khi H=0,6÷0,3

 Thuốc hàn hoạt tính thấp khi H = 0,3÷0,1

32  Theo công dụng

 Thuốc hàn dụng hàn cơ giới hoá và hàn đắp

 Thuốc hàn điện xỉ

 Thuốc hàn hợp kim cao.

b) K hiệu thuốc hàn

Hiện nay hệ thống tiêu chuẩn để ký hiệu thuốc hàn của Việt Nam chưa được chuẩn hoá, khi lựa chon thuốc hàn để hàn có thể tham khảo một số tiêu chuẩn phổ biến trên thế giới như AWS. Tiêu chuẩn này thường giới thiệu kết hợp thuốc hàn với dây hàn đặc để hàn tự động dưới lớp thuốc. Theo tiêu chuẩn AWS A5.17 – 80 “Quy định thuốc hàn và dây hàn thép cacbon để hàn tự động dưới lớp thuốc” [14;13;17;19]

Kí hiệu Điện cực (dây hàn đặc)

F S X X X- ECXXX - HX Thuốc hhànhànhàn

Loại xỉ hàn, chữ cái này có thể không có

Chữ số chỉ giới hạn bền kéo tối thiểu của kim loại mối hàn

Chế độ nhiệt luyện của mối hàn

Kí hiệu hàm lượng hiđrô trong kim loại mối hàn

Số qui ước nhiệt độ thử độ dai va đập

33

Hình 2.1. Sơ đồ kí hiệu thuốc hàn – dây hàn AWS A5.17 - 80

Theo tiêu chuẩn AWS A5.17 – 80, thuốc hàn được ký hiệu kết hợp với dây hàn tương ứng để đạt được cơ tính cần thiết của kim laọi mối hàn. Trong phần ký hiệu thuốc hàn FXXX, chữ X đầu tiên là độ bền kéo tối thiểu của kim loại mối hàn, ksi xem bảng 4.16. Chữ X thứ hai cho biết điều kiện nhiệt luyện khi thử mẫu. Chữ A – mẫu được tiến hành thử sau khi hàn (As Welded) (không xử lý nhiệt) hoặc chữ P (có xử lý nhiệt sau khi hàn) chế độ nhiệt luyện là 610 – 635 0C/1h. Chữ X thứ 3 có thể là chữ Z hoặc các số (xem bảng 2.3) cho biết nhiệt độ quy ước thử độ dai va đập với giá trị tương ứng ở cột bên phải.

Theo tiêu chuẩn AWS A5.17 – 80 phân loại dây hàn thép cacbon thành 8 loại trong 3 nhóm có hàm lượng mangan thấp, trung bình và cao ( (Kí hiệu là L, M và H). Trong phần kí hiệu dây hàn EXXX – HX, chữ E là ký hiệu điện cực (dây hàn) và tiếp theo là chữ C có thể không có, Còn chữ X đầu tiên là một trong 3 chữ L, M hoặc H; chữ X thứ 2 là một hoặc 2 chữ số (8; 12; 13; 14; 15) chỉ hàm lượng cacbon danh nghĩa (qui ước); còn nếu có chữ K ở cuối là dây hàn được chế tạo từ thép khử bằng silic. Trong trường hợp dây hàn kí hiệu EG (hoặc ECG), ở đây chữ G là

34

“general” có nghĩa là kim loại đắp theo phân loại chung, không qui định về thành phần hoá học. Các chỉ tiêu của dây hàn và kim loại mối hàn tham khảo bảng 4.18.

Bảng 2.2. yêu cầu về cơ tính kim loại mối hàn theo AWS A5.17 – 80

Chỉ tiêu về cơ tính Độ bền kéo tối thiểu Giới hạn chảy Tối thiểu, MPa

Độ giãn dài tƣơng đối,%

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mn và si trong thành phần thuốc hàn thiêu kết hệ (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)