8. Cấu trúc của đề tài
2.4. Đánh giá chung về thực trạng
* Ưu điểm:
KDTKL bao gồm các quần thể di tích và trưng bày có giá trị nội dung GDTT sâu sắc. Cán bộ nhân viên KDTKL ý thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình trong công tác giữ gìn và phát huy tác dụng của di tích trong công tác giáo dục tuyên truyền các giá trị di tích.
KDTKL luôn được sự quan tâm sâu sắc của Đảng nhà nước và các cấp chính quyền địa phương, là nơi hội tụ tình cảm của nhân dân cả nước. Nhà nước đã có những dự án đầu tư, và nguồn đầu tư hàng năm cho Kim Liên phục vụ công tác bảo tồn và tuyên truyền tại di tích.
Công tác GDTT tại Kim Liên được cấp ủy, Ban Giám đốc coi là nhiệm vụ trọng tâm, đã xây dựng các chương trình kế hoạch, và đã tổ chức thực hiện có hiệu quả.
Bởi vậy, công tác GDTT đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận, thu hút đông đảo các tầng lớp khách tham quan: Các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước, quần chúng nhân dân, cán bộ nhân viên các cơ quan đơn vị, học sinh, sinh viên...tố chức về học tập tham quan tại KDTKL. Sau mỗi chuyến tham quan, mọi người lại có thêm niềm tin đế học tập, công tác và cống hiến.
* Hạn chế, tồn tại.
KDTKL vẫn chưa khai thác hết tiềm năng giá trị của mình nhất là trong công tác GDTT. Sự đầu tư về cơ sở vật chất vẫn chưa xứng tầm nhất là khi KDTKL đã trở thành di tích quốc gia đặc biệt.
Công tác tổ chức đón tiếp khách và thuyết minh tại các di tích phụ cận và nhà trưng bày chưa phát huy hết hiệu quả. Chưa chuyến tải được toàn bộ nội dung giáo dục tại tất cả các di tích đến nhiều đoàn khách tham quan. Công tác triển lãm trưng bày và nói chuyện chuyên đề vẫn chưa được chú trọng nhiều và khai thác tối đa hiệu quả. Công tác trưng bày chưa khoa học và hiện đại nên chưa có sức hấp dẫn công chúng.
Công tác quản lí công tác GDTT bộc lộ nhiều hạn chế, nhất là khâu xây dựng kế hoạch, và phát triển chương trình nội dung.
* Nguyên nhân tồn tại:
Số lượng khách qua đông vào mùa Hè trên 150 đoàn mỗi ngày, thứ 7 Chủ nhật và ngày lễ con số này là trên 200 đoàn. Trong khi đó số lượng cán bộ làm công tác GDTT, nhất là số lượng đội ngũ tuyên truyền giáo dục chỉ có 20, con số này quá thiếu so với nhu cầu phục vụ khách tham quan, nên chưa thê trực tiếp dẫn khách theo qui trình tham cũng như dẫn khách tham quan hết tất cả các di tích. Số lượng di tích khá nhiều và nội dung truyền thống khá rộng cần nhiều thời gian, nhưng hầu như các đoàn khách chỉ giành thời gian tham quan tại đây một buổi, và các điều kiện cơ sở vật chất và điều kiện phục vụ chưa đáp ứng được nhu cầu khách tham quan nếu khách có nhu cầu ở lại tham quan lâu.
Đội ngũ làm công tác tuyên truyền và nghiên cứu còn tồn tại một số hạn chế như năng lực trình độ, nhất là trình độ nghiên cứu của một số người làm công tác tuyên truyền, một số người làm công tác nghiên cứu vẫn chưa chuyên tâm.
Tư duy của người quản lí vẫn chưa thay đổi kịp sự phát triển của công tác quản lí nhất là công tác giáo dục của bảo tàng. Người quản lí vẫn chưa năng động, sáng tạo, chưa chủ động trong công tác, đặc biệt thói quen ngại khó, ngại thay đổi.
Sự đầu tư về cơ sở vật chất vẫn chưa xứng tầm nhất là khi KDTKL đã trở thành di tích quốc gia đặc biệt.
KÉT LUẬN CHƯƠNG 2
Qua nghiên cứu lí luận và kết hợp khảo sát thực trạng về tình hình GDTT và công tác quản lí GDTT tại KDTKL cho thấy: tập thể lãnh đạo và nhân viên đã có nhiều cố gắng nố lực trong công tác quản lí và GDTT cho đối tượng công chúng, có nhận thức đứng đắn, lập kế hoạch, tố chức chỉ đạo thực hiện kế hoạch. Kết quả của sự cố gắng đó là sự ghi nhận của khách tham quan với những tình cảm đẹp đẽ, thái độ sống tốt hơn sau khi về thăm quê Bác. Tuy nhiên, đội ngũ Cán bộ quản lí vẫn chưa thực sự phát huy hết hiệu quả trong công tác, vẫn còn nhiều hạn chế trong tư duy quản lí và chưa linh động trong triển khai thực hiện kế hoạch. Kết quả khảo sát là co sở thực tiễn quan trọng đẻ chúng tôi đề xuất giải pháp ở chương III.
CHƯƠNG 3
MỘT SÓ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ NÂNG CAO CHÁT LirơNG GIÁO DỤC TRUYỀN THỐNG TẠI KHƯ DI TÍCH KIM LIÊN
3.1. Nguyên tắc đề xuất giải pháp
3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu
Quan điểm của Đảng ta là phát triển giáo dục- đào tạo nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Luật giáo dục đã qui định mục tiêu giáo dục.
Các giải pháp đưa ra phải hướng đến thực hiện mục tiêu giáo dục và mục tiêu GDTT cho các tầng lớp trong xã hội. Mỗi biện pháp phải đạt mục tiêu giáo dục cụ thể, từ đó hướng đến mục tiêu chung.
Các mục tiêu phải được quán triệt trong mọi hình thức GDTT, được tất cả các cán bộ quản lí và nhân viên làm công tác GDTT tại KDTKL ý thức đầy đủ. Có như vậy nội dung giải pháp mới có tính thiết thực và đạt hiệu quả cao.
3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn
Nguyên tắc đề ra phải căn cứ trên các điều kiện thực tiễn của đơn vị: các điều kiện về giá trị nội dung giáo dục tại di tích, nguồn nhân lực, cách thức quản lí, hình thức phối hợp...
Đe đảm bảo tính khả thi, các biện pháp quản lí công tác GDTT vừa phù hợp với lí luận quả lí giáo dục, lí luận quản lí GDTT tại các di tích bảo tàng và các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước phải phù hợp với thực tiễn KDTKL, với truyền thống dân tộc và tâm lí công chúng.
3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả
Các chủ thể tham gia công tác GDTT tại KDTKL đó là cán bộ quản lí, đội ngũ thuyết minh tuyên truyền, nghiên cứu và đối tượng công chúng bao gồm các tầng lớp khách tham quan đến tham quan học tập tại KDTKL. Mỗi chủ thể có vai trò tích cực khác nhau trong quá trình giáo dục. Trong đó, đối tượng công chúng là một chủ thể hết sức quan trọng.
Vì vậy, hệ thống các giải pháp phải phát huy được tính tích cực chủ động, tự giác của đội ngũ cán bộ quản lí, đội ngũ làm công tác tuyên truyền giáo dục và đối tượng công chúng. Quan hệ giữa công tác giáo dục truyền thống với đối tượng công chúng là qua hệ hợp tác và cộng đồng trách nhiệm, tạo điều kiện cho công chúng khẳng định tính chủ thể trong mọi hoạt động. Các biện pháp phải vai trò định hướng của người hướng dẫn tuyên truyền với quan hệ họp tác giữa người hướng dẫn với đối tượng công chúng.
3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện.
Các biện pháp nêu ra phải đảm bảo sự thống nhất giữa mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục, có sự phân công rõ rang, tạo được ý thức tự giác, sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận cá nhân tham gia công tác GDTT, tạo điều kiện cho công tác quản lí tiến hành thống nhất và đồng bộ nhằm đạt mục tiêu đã đề ra. Các biện pháp phải đa dạng, tuy trong đó có biện pháp cơ bản, chủ yếu, cần thực hiện ngay, có biện pháp hỗ trợ.
3.2. Đe xuất giải pháp.
3.2.1. Đấy mạnh các hoạt động tuyên truyền trên các thông tin đại chúng về công tác GDTT tại KDTKL.
3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp.
Hoạt động tuyên truyền công tác GDTT tại KDTKL trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm mục đích quảng bá cho mọi đối tượng công chúng hình ảnh KDTKL; giúp công chúng nhận thức rõ KDTKL là nơi giàu giá trị GDTT , từ đó thu hút mọi người về tham quan học tập tại KDTKL. Và giúp cho những đối tượng công chúng chưa có điều kiện về tham quan học tập tại KDTKL cũng có thể tìm hiểu các nội dung giá trị di tích, các hoạt động sự kiện diễn ra tại di tích, và những thông tin cần thiết tại trang web này, góp phần tuyên truyền sâu rộng giá trị giáo dục tại KDTKL đến đông đảo tầng lớp công chúng.
Xây dựng trang web về KDTKL trong đó cập nhật tất cả những thông tin cần thiết đế tạo điều kiện cho du khách có thể thể tìm hiểu về khu di tích, tích lũy những nhận thức trước khi đến thăm.
Viết bài đăng trên các tờ báo,tạp chí, tập san, báo hình, báo mạng, trang web về hoạt động GDTT; các giá trị GDTT tại Kim Liên, về tư tưởng tình cảm đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những mẫu chuyên xúc động về Người; về các hoạt động trong các ngày lễ trọng đại, quảng bá các hình ảnh về KDTKL.
Thông qua trang web công chúng có thê bày tỏ những cảm xúc, trực tiếp nhận xét về KDTKL và các hoạt động GDTT tại KDTKL. Đây là một kênh thông tin giúp KDT nhận được sự phản hồi kết quả từ công chúng.
3.2.1.3. Cách tiến hành giải pháp.
Để thực hiện hoạt động tuyên truyền công tác GDTT tại KDTKL trên các phương tiện thông tin đại chúng:
Ban giám đốc giao nhiệm vụ Phòng hành chính tổng hợp xây dựng website về KDTKL.
Giao nhiệm vụ phòng Kiêm kê bảo quản xây dựng nội dung chương trình quảng bá cập nhật thông tin trên trang web, các thông tin tư liệu phải được cập nhật thường xuyên. Như các hoạt động văn hóa chính trị nổi bật diễn ra tại KDTKL, các thông tin mới, các địa điểm tham quan, nội dung tham quan hành trình tham quan tại di tích, các điều kiện phục vụ du khách tới tham quan, dự báo thời tiết những ngày sắp tới đế thuận lợi cho sự chuấn bị của khách trước khi đến tham quan, số lượng khách đến tham quan trong từng ngày. Tiếp nhận sự phản hồi thông tin của công chúng, những tình cảm, cảm xúc của khách tham quan khi về thăm quê Bác, cũng như ý kiến của khách về những mặt thiếu và yếu về công tác trưng bày và tuyên truyền. Để từ đó có căn cứ để đánh giá công tác GDTT và rút kinh nghiệm và tìm hướng khắc phục đế công tác GDTT đạt hiệu quả cao hơn.
Ban giám đốc giao nhiệm vụ cho phòng tuyên truyền giáo dục nhiệm vụ xây dựng chương trình tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về các
hoạt động của KDTKL và kế hoạch thực hiện: kế hoạch viết bài theo tháng, số lượng bài viết trong tháng, nội dung các bài viết trong từng tháng.
Thường xuyên kiểm tra hoạt động của công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng trước hết là kiểm duyệt các nội dung thông tin trước khi đưa lên mạng, báo đài.
3.2.1.4. Các điều kiện thực hiện giải pháp.
Đội ngũ thực hiện công tác tuyên truyền và nghiên cứu khoa học có trình độ và được đào tạo bài bản nên có khả năng viết bài đăng tin.
Có sự chỉ đạo của Ban giám đốc, có kế hoạch rõ ràng cụ thể về các chương trình được đưa lên trang web, chương trình phải được kiểm duyệt và cập nhật.
Cần đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, dành một khoản kinh phí cần thiết cho hoạt động.
Bồi dưỡng kiến thức tin học, quản trị mạng và nghiệp vụ báo chí cho cán bộ nhân viên đảm nhận nhiệm vụ.
3.2.2. Phối hợp với nhà trường và địa phương trong công tác GDTT.
3.2.2.1. Mục tiêu giải pháp:
Tạo nên sự phối họp chặt chẽ giữa các đơn vị nhà trường, địa phương và khu di tích Kim Liên trong công tác GDTT. KDTKL sẽ hỗ trợ đơn vị nhà trường, địa phương về nội dung, cách thức trong công tác GDTT, đơn vị nhà trường, địa phương sẽ giúp KDTKL có những ý kiến phản hồi, những kết quả đánh giá hiệu quả công tác GDTT từ học sinh, thầy cô giáo, từ đó giúp Khu di tích tự điều chỉnh chương trình nội dung phương pháp của mình đê có hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả công tác GDTT tại khu di tích.
3.2.2.2. Nội dung thực hiện giải pháp:
Tạo mối quan hệ phối hợp giữa khu di tích và các đơn vị nhà trường tại địa phương trong điều kiện có thể như các trường học trên địa bàn huyện Nam Đàn, địa bàn thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An.
Lãnh đạo nhà trường, địa phương cần có sự phối hợp trao đổi về nội dung, hình thức, qui trình tham quan, thời gian, địa điếm cho học sinh với đơn vị khu di tích khi tổ chức chương trình tham quan. Hiện nay, chưa có sự phối kết hợp giữa đơn vị nhà trường và khu di tích, nên nhà trường chưa biết hết đặc điểm của khu di tích nên đưa các em học sinh tham quan chưa đúng lộ trình tham quan, thường bỏ qua một số di tích phụ cận. Nhiều trường tổ chức cho học sinh tham quan học tập vào khoảng thời gian đông khách, vì vậy công tác hướng dẫn thuyết minh cho các em học sinh do nhiều yếu tố tác động sẽ không được chu đáo và hiệu quả không cao. Sự phối hợp, tham khảo ý kiến của khu di tích trước khi tổ chức cho học sinh đến tham quan sẽ tạo điều kiện thuận lợi hơn về mặt thời gian đế người thuyết minh hướng dẫn cho các em học sinh khám phá tìm hiểu toàn bộ nội dung giá trị tại các di tích chính, di tích phụ cận và nhà trưng bày bổ sung di tích.
Các bài học lịch sử thường khô khan và không có sức hấp dẫn để gây hứng thú cho học sinh và nhận thức sâu sắc cho các bài học, nhà trường có thế mời cán bộ bảo tàng đến thuyết giảng về các bài học lịch sử có liên quan. Nhà trường phối hợp với khu di tích tố chức các buối nói chuyện chuyên đề về tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh cho các em học sinh. Hoặc tố chức các cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời tư tưởng của Bác, về gia đình, quê hương của Bác và sự tác động của gia đình quê hương đối với sự hình thành nhân cách của Bác... để các em học sinh có điều kiện tìm hiếu sâu hơn về Bác Hồ.
Các trường học đóng gần địa bàn khu di tích có thể phối hợp với bảo tàng tổ chức thường xuyên cho các em học sinh dọn môi trường các di tích góp phần tạo môi trường di tích xanh sạch đẹp, vừa thực hiện chương trình “học sinh thân thiện với môi trường” vừa xây dựng ở các em ý thức bảo vệ các di tích lịch sử.
Bảo tàng có thẻ phối hợp với các nhà trường và địa phương đưa các bộ triển lãm, các chuyên đề đến tuyên truyền tại nhà trường, tại địa phương.
Qua buối tham quan tại di tích, qua buối nói chuyện chuyên đề hay trưng bày triến lãm, nhà trường tổ chức lấy phiếu thu hoạch từ các em học sinh đê biết
mức độ tiếp nhận của các em, và những giá trị các em nhận thức được, lấy ý kiến từ các thầy cô giáo để có thêm căn cứ thông tin trong công tác đánh giá nội dung, phương pháp và hiệu quả công tác GDTT.
3.2.2.3. Cách thức thực hiện giải pháp:
Ban giám đốc gửi công văn yêu cầu đến các Sở, phòng giáo dục, trường học, địa phương yêu cầu về sự phối hợp trong công tác GDTT.
Khi có sự chấp thuận của nhà trường, đơn vị địa phương, KDT tiến hành thỏa thuận các hình thức phối hợp: Phối hợp thống nhất trách nhiệm giữa các nhà trường và khu di tích trong việc đảm bảo an toàn, hiệu quả cho học sinh trên nguyên tắc nhà trường tổ chức quản lí đưa đón học sinh, chịu trách nhiệm an toàn chuyến tham quan. Khu di tích tư vấn cho các nhà trường về thời điểm và thời gian tham quan, lộ trình tham quan phù hợp. Phân công cán bộ thuyết minh hướng dẫn và giới thiệu học sinh tham quan tất cả các diêm di tích.
Nhà trường cần phối hợp vói các di tích trên địa bàn huyện Nam Đàn đưa học sinh tham quan các điểm KDTKL- di tích Phan Bội Châu- di tích Mai Hắc Đe, tạo thành tuyến tham quan ngắn trong một ngày giúp học có cái nhìn tống thể hơn về quê hương Nam Đàn và các giá trị văn hóa truyền thống quê hương.