Lý luận văn học Xô viết trong đời sống chính tri xã hội Việt Nam

Một phần của tài liệu văn học việt nam tiếp nhận văn học xô viết (Trang 63 - 92)

0. 4 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Lý luận văn học Xô viết trong đời sống chính tri xã hội Việt Nam

Lý luận của văn học Xô viết có nguồn gốc và đặc điểm riêng làm nên tính chất cá biệt của nó.

Tính chất thứ nhấtchính trị hóa văn học. Từ thế kỉ trước, trong quá trình phát

triển, lí luận văn học Nga luôn luôn tồn tại đồng thời hai khuynh hướng đối lập nhau. Một đằng chủ trương nhấn mạnh nội dung, coi nhẹ hình thức: nội dung mới là bản thể của văn

64

học, văn học là công cụ của đấu tranh giai cấp, không để ý đến đặc điểm tự thân của văn học. (Điển hình là lí luận văn nghệ hiện thực chủ nghĩa do phái cách mạng dân chủ gồm Chernysevski, Dobroliubov... làm đại biểu). "Truyền thống này làm thành một đặc điểm

riêng biệt của văn học Nga, một nền văn học thực hiện chức năng của triết học, xã hội

học, đạo đức học ngay cả ở thời kỳ mà khoa học xã hội đã đi sâu vào chuyên môn hoá"

[3: 18]. Một đằng, ngược lại, lại nhấn mạnh đặc tính tự thân của văn học, cho hình thức mới là bản thể của văn học, phản đối việc coi văn học như là công cụ đấu tranh giai cấp, đề cao cá tính của nhà văn, thậm chí tuyệt đối hóa hình thức, hoàn toàn cắt đứt mối quan hệ giữa văn học và đời sống. (Đại diện cho lý luận "thuần nghệ thuật" của phái tự do này là A.v. Droiýinine, v.p. Botkin, p. A. Annenkov). Sang thế kỉ XX hai khuynh hướng đối lập này vẫn cùng tồn tại suốt hơn 70 năm qua trong xã hội Xô viết và không ngừng luận chiến với nhau, làm phát sinh rất nhiều trường phái nghệ thuật khác nhau. Trên con đường hình thành, văn học Xô-viết - nền văn học nảy sinh từ bão táp cách mạng và cuộc nội chiến khốc liệt - đã chịu ảnh hưởng của khuynh hướng thứ nhất, nhìn thấy mối liên kết giữa văn học và chính trị, coi văn nghệ là công cụ phục vụ, tuyên truyền cho chính trị, do đó văn học phụ thuộc vào chính trị. (Và dĩ nhiên thuyết "nghệ thuật vị nghệ thuật" và thuyết "hình thức chủ nghĩa" bị phê phán nghiêm khắc.) Những khẩu hiệu về chủ nghĩa nhân đạo mới gắn liền với việc khẳng định vai trò tiên phong của tính giai cấp, khẳng định nguyên tắc tập trung hóa và phân chia bình quân chủ nghĩa tất cả, bất kể lĩnh vực vật chất hay tinh thần. M. Epstein ghi nhận: "Trong xã hội Xô viết những năm 1920 - 1930 các quá trình "phì đại" diễn ra trong khắp các lĩnh vực đời sống xã hội. Ở đây ưu thẳng

thuộc về tư tưởng cộng đồng, tính xã hội hóa, chủ nghĩa cá nhân bị kết án là một tội lỗi

trầm trọng, là tàn dư của quá khứ. Chủ nghĩa tập thể được xem như một nguyên tắc đạo

đức cao nhất. Kinh tế được xây dựng trên cơ sở công hữu hóa sở hữu cá thể. Cái xã hội đứng cao hơn cái cá nhân. Tồn tại xã hội quy định ý thức. Trong nhà máy, công xưởng,

nông trang và trong các chung cư thành phố diễn ra phong trào giáo dục con người mới,

con người mới ấy phải trở thành một "đinh ốc" thừa hành tự giác của bộ máy tập thể

khổng lồ." [47: 275]. Chủ nghĩa hiện thực XHCN đã xuất hiện trong tình hình ấy, đã hoàn

65

có sự tham gia góp ý của Bộ chính trị Đảng Cộng sản Liên Xô. Các đường hướng, khái niệm, thuật ngữ lí luận đều gắn với ý nghĩa chính trị. Ví dụ, người hoạch định chính thức cho phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa là phương pháp sáng tác chủ yếu trong văn học Xô viết là Jdanov - nhân vật chủ chốt lúc bấy giờ của Đảng Cộng sản; hay như, "điển hình trong nghệ thuật" được định nghĩa như là "phạm trù cơ bản của tính Đảng biểu hiện

trong nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa", là "sự nhất trí với bản chất hiện tượng lịch sử xã

hội nhất định".

Tính chất thứ hai của lí luận Xô viết là tính triết học hóa. Nhiều khái niệm văn học,

hiện tượng văn học được lí giải dưới ánh sáng của triết học biện chứng duy vật, đặc biệt là của phản ánh luận của Lênin. Không ít các lí giải ấy khá là thuyết phục, song không phải bất cứ khái niệm lý luận nào cũng có thể dùng chiếc chìa khóa triết học để khám phá, nhiều khi chìa khóa ấy còn làm cho cái cần được lí giải lại trở nên trừu tượng, trống rỗng.

Tính chất thứ ba của lí luận Xô viết là tính biệt lập. Lý luận Xô viết được hình

thành đồng thời với quá trình xây dựng một mô hình xã hội mới lần đầu tiên trên thế giới - một mô hình đối đầu về mọi phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa với một phe đáng gờm là chủ nghĩa tư bản do Mỹ đứng đầu. Hai bên dàn trận phong tỏa lẫn nhau, chống chọi với nhau. Lẽ tất nhiên, nằm trong thế đối đầu với các hệ thống lý luận khác ở phương Tây, lý luận Xô viết tự cô lập mình và không chấp nhận những gì khác mình, nhất là với những biểu hiện của chủ nghĩa hình thức, trong nước cũng như ngoài nước.

Khi đi ra nước ngoài, trong đó có Việt Nam, lý luận Xô viết đã mang theo những đặc tính trên, và chúng ta chấp nhận nó như một sự hợp lí. Trần Độ nhận xét: "Việt Nam

tiếp xúc với văn học Xô viết gần sát ngay sau khi tiếp xúc với tư tưởng Mác-Lênin, và vì

vậy, gần như đồng thời [...]. Nhìn lại lịch sử Liên Xô và lịch sử văn học Xô viết, chúng ta

sung sướng thấy có một sự thống nhất giữa văn học Xô viết và văn học Việt Nam về phương hướng tư tưởng, thống nhất về yêu cầu tỉnh Đảng và thống nhất về yêu cầu phong phú, đa dạng của văn học. Những công trình lí luận văn học của Liên Xô giúp

66

Với sự ra đời của Đảng Cộng Việt Nam, khuynh hướng tư tưởng mỹ học mácxit, lí luận Xô viết đã xuất hiện ở Việt Nam từ năm đầu thập niên 30. Trong cuộc tranh luận trên báo chí về quan điểm giữa hai phái Nghệ thuật vị nhân sinh (đại diện là Hải Triều)

Nghệ thuật vị nghệ thuật (đại diện là Hoài Thanh) từ 1935 đến 1939 những tư tưởng

ấy công khai xuất hiện, nhất là khái niệm Tả thực xã hội (Realisme socialiste). Khái niệm ấy được sử dụng như một thuật ngữ của một nền văn học mới của giai cấp vô sản với các đại biểu ưu tú của nó là M. Gorki, H. Barbusse và R.Rolland. Ở Việt Nam, nó được khẳng định như một yếu tố của nền văn học xây dựng cuộc sống mới: "Chủ nghĩa tả thực

xã hội cốt ở sự tả một cách chân thật, rành mạch những hiện trạng qua khứ hay hiện tại,

làm thế nào cho sự tả thực ấy có thể đưa quần chúng đến giác ngộ, tranh đấu để kiến

thiết xã hội chủ nghĩa" [215]. Đến năm 1943 trong Đề cương văn hóa Việt Nam của

Đảng mà ông Trường Chinh chấp bút, thuật ngữ này lại xuất hiện một cách eụ thể và sinh động hơn. Căn cứ vào thực tiễn đời sống tinh thần trong nước bấy giờ, đồng thời kết hợp với xu thế phát triển mang tính cách mạng trong việc xây dựng một nền văn hóa - văn nghệ mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, thuật ngữ Tả thực xã hội chủ nghĩa được sử dụng để chỉ khuynh hướng của một nền văn nghệ mới. Sau 5 năm triển khai và thực hiện Đề cương văn hóa, tại Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ hai, trong văn kiện Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt Nam (1948), Trường Chinh đã chuyển thuật ngữ này thành thuật ngữ Hiện thực xã hội chả nghĩa. Và vấn đề chủ nghĩa hiện thực xã hội chã nghĩa chính thức được hình thành. Danh ngữ ấy, từ đó, trong một thời gian dài, gắn liền với sự phát triển của nền văn học Việt Nam: "Về sáng tác văn nghệ, lấy chủ nghĩa hiện thực xã hội

chủ nghĩa làm gấc [...] không những chúng tả đúng xã hội cũ vì sao phải chết, mà còn tả

đúng xã hội mới vì sao tất nhiên sẽ ra đời và trật tự mới đại khái sẽ ra sao. Trong khi bày

tỏ sự thật hiện tại, chúng chỉ vạch con đường trước mắt cửa lịch sử. Cho nên trong thời

đại chúng ta hiện nay, văn hóa cách mạng nhất là văn hóa hiện thực xã hội chủ nghĩa".

[20: 19, 31]. Cùng với nó là sự hiện diện của nhiều khái niệm lí luận quan trọng khác, cùng chi phối, không chỉ văn học, mà còn nhiều lĩnh vực khác của đời sống văn hóa tinh thần nước ta, nổi bật nhất là nguyên tắc tính đảng. Và cũng bắt đầu từ đây, chính trị thâm nhập vào vào hầu hết các hoạt động tinh thần xã hội, trong đó có văn học nghệ thuật. Văn

67

chương với tư cách là vũ khí của cách mạng đã "tải đạo" cách mạng vào tiến trình văn học tạo nên một mầu sắc riêng biệt và những giá trị mới cho văn học.

Chủ nghĩa hiện thực mà trước hết là một khái niệm triết học, sau mới thành một

khái niệm nghệ thuật, chỉ một trào lưu tư tưởng nghệ thuật hoặc phong cách nghệ thuật ra đời ở phương Tây thế kỉ XIX. Chủ nghĩa hiện thực được giai cấp vô sản trong buổi đầu bước vào đấu tranh chính tri đón nhận như một vũ khí đắc dụng để nhận thức các mặt tiêu cực và tha hóa của con người trong xã hột tư sản. Trong bối cảnh những năm đầu thế kỉ XX, văn học Việt Nam nhìn thấy trong chủ nghĩa hiện thực một trách nhiệm nội tại là gánh lấy những xung động và sứ mệnh của lịch sử. Yêu cầu nội tại này có nguồn gốc từ tình yêu chân thành, sâu sắc, trăn trở đối với những vấn đề bức xúc của thời đại, của quần chúng lao khổ. Trong hoàn cảnh đất nước bị đô hộ, chiến tranh liên miên, người nghệ sĩ có lương tri không thể nhắm mắt, né tránh trách nhiệm đối với quốc dân, dân tộc. Điều đó cắt nghĩa vì sao văn học Việt Nam thế kỉ XX lại sẩn sàng trải lòng đón nhận và gắn bó đến thế với chủ nghĩa hiện thực. Và cũng trong tâm thế như vậy người Việt Nam đến với

chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa.

Chủ nghĩa hiện thực và Xã hội chủ nghĩa là hai khái niệm của các lĩnh vực khác

nhau, lần đầu tiên được ghép lại (không phải là không có phần khiên cưỡng) thành một thuật ngữ chỉ một đường hướng sáng tác của một giai đoạn văn học nhất định của một số nền văn học vô sản. Tại Đại hội các nhà văn Liên Xô lần thứ I (1934) nó được khẳng định là phương pháp sáng tác chủ yếu của văn học Xô viết . Trong bản Dự thảo điều lệ Hội nhà văn Liên Xô có ghi rõ: "Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa là phương pháp

chủ yếu của văn học và phê bình văn học Xô viết, phương pháp đòi hỏi người nghệ sĩ

phải miêu tả một cách chân thực và cụ thể— lịch sử hiện thực trong sự phát triển cách

mạng của nó. Ở đây tính chân thực và tính cụ thể - lịch sử của việc miêu tả nghệ thuật

phải kết hợp với nhiệm vụ cải tạo vàgiáo dục tư tưởng đối với người lao động theo tinh

thần xã hội chủ nghĩa” [dẫn theo170: 310].

Hiện thực có nghĩa là chân thực phản ánh cuộc sống như nó diễn ra, nội dung sự

68

khích sự tìm kiếm thuần về mặt hình thức. Và xã hội chủ nghĩa thêm vào như một định ngữ để minh định bản chất của cái hiện thực được phản ánh. Hai khái niệm này cộng lại với nhau đòi hỏi nhà văn diễn giải những vấn đề của người lao động trong đời sống hàng ngày, người chiến sĩ trong cuộc đấu sức giai cấp và cách mạng mà tương lai tươi sáng là kết cục trông thấy trước. Xuất xứ từ một thời cơ cách mạng, phát triển nhiều thập niên trong khí hậu triền miên một chủ nghĩa xã hội cứu thế, trong sự tách biệt với bên ngoài,

chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa đòi hỏi cấp thiết một loại công dân trung thành và

phấn đấu cho một xã hội trong sự cạnh tranh với phần còn lại của thế giới. Một thời đại với nhiều biến cố từ 1917 - 1945 rồi những năm tháng cũng rất biến động sau đó đã tác động và cuốn hút ào ạt nhiều thế hệ công chúng và nhà văn đến với hiện thực đít nước, nhìn hiện thực đó trong phát triển biện chứng, kết cục tốt đẹp. Sống trong thời nội chiến, làm quen với chính sách NÉP, với sự nỗ lực vĩ đại của những kế hoạch năm năm hoành tráng, sự hưng khởi rộn ràng của Liên bang Nga Xô viết trong đại hòa tấu hệ thống XHCN trên thế giới, các thế hệ đó tin tưởng vào cuộc sống, vào những ý nghĩa mà đang được chứng thực. Việt Nam đón nhận chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩađồng thời với cuộc cách mạng - một "cuộc hồi sinh mầu nhiệm" (Hoài Thanh) trong cả cảm xúc văn chương, cho nên cũng trong tinh thần tin cậy và tươi sáng đó.

Từ những năm 30, 40 trở đi, lý luận văn học mácxit đã thực sự bám rễ vào thực tiễn của văn học Việt Nam để trở thành một bộ phận hữu cơ trong lý luận đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, góp phần quan trọng vào thắng lợi của Cách mạng tháng Tám. Từ sau 1954 đến 1975 đất nước lại phải tiếp tục chịu đựng một cuộc chiến tranh khốc liệt và ở trong tình thế quốc gia bị chia đôi, trong một thế giới cũng bị phân đôi, con người càng thấy phải nỗ lực đấu tranh cho một hiện thực tươi sáng. Nghĩa là xã hội Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến những năm gần đây trải qua một thời kì lịch sử đáng ghi nhớ với nhiều biến động, với nhiều giá trị mới, xác tín mới được hình thành, củng cố. Và một khi đã là những xác tín, thành thói quen, người ta nhiều khi không phải suy tư và bàn cãi nữa, đôi khi không còn cần phải gò ép bằng kỉ luật của ý thức hệ.

69

Phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa đòi hỏi phải thể hiện một nội

dung và hình thức rõ ràng nhất, dễ hiểu nhất chính là sự phù hợp với yêu cầu về tính đại chúng trong văn học. Trong Đại hội văn hóa toàn quốc ngày 19/7/1948, Trường Chinh giải thích thế nào là chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa trong văn nghệ, nhấn mạnh đến tính rõ ràng, dễ hiểu của văn chương. Sau khi trích Engels, ông dẫn tài liệu Tự do sáng tác của nhà văn Xô viết A.Tolstoi: "Nhiệm vụ của người nghệ sĩ là rút trong sự thật cái gì là điển hình, cái gì mà bạn đọc có thể nhìn một cái là thấy ngay; thu lượm những

việc, ý niệm, mâu thuẫn vào trong một hình ảnh sinh động và chỉ ra con đường thật nó

đưa đến một tương lai thật" [20:3]. Ít lâu sau, tiếp tục bàn thêm về hiện thực xã hội chủ

nghĩa nhà văn Nguyễn Đình Thi trong bài Tìm nghĩa Hiện thực mới in trong Văn Nghệ

số 10 tháng 3/1949 cũng khẳng định điều đó một lần nữa.

Từ đây chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩađã được định nghĩa một cách rõ ràng, và trong một thời gian dài người ta lặp lại những định nghĩa đó, tin rằng như thế mới là nghệ thuật đích thực. Người ta thấy cần thiết "phải chống lại các khuynh hướng trừu tượng, thần bí trong nghệ thuật Tác phẩm nghệ thuật phải trong sáng, giản dị, đến được

với mọi người. Đề tài, chủ đề, cách thể hiện rõ ràng, đó là một biểu hiện của tính đảng và

tính nhân dân trong văn nghệ ta. Nghệ thuật xã hội chủ nghĩa không chấp nhận lối viết

mập mờ, lẫn lộn có tính chất biểu tượng hai mặt. Nội dung lành mạnh đòi hỏi biểu hiện ở

Một phần của tài liệu văn học việt nam tiếp nhận văn học xô viết (Trang 63 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(163 trang)