Một số giải pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lýtrường THCS trên địa

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triên đội ngũ cản bộ quản lý trường THCS trên địa bàn quận 2, thành phố hồ chí minh (Trang 57)

sức nỗ lực mới có thể thực hiện như: Tập trung nâng cao mặt bằng học vấn của người dân trong độ tuổi 18 - 35 là 10 lớp: Mỗi bậc học có từ 1 đến 2 trường đạt chuẩn quốc gia; Đây mạnh phân luồng sau tốt nghiệp THCS, giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 4% dân số trong độ tuổi lao động. Ngoài ra, trong 13 hạng mục công trình hạ tầng xã hội mà quận tập trung đầu tư có đề án đầu tư xây dựng 42 công trình trường học, trong đó có 9 trường THCS. [39]

Như vậy, đế ngành GD quận 2 nói chung, giáo dục THCS nói riêng hoàn thành nhiệm vụ chính trị của mình trong điều kiện quận 2 đang đẩy nhanh tiến độ đô thị hóa chuyển mình thành một khu đô thị trung tâm mới, hiện đại của thành phố, chúng tôi đề xuất 6 giải pháp phát triến đội ngũ CBQL trường THCS như sau:

3.2.1. Giải pháp 1: Hoàn thiện công tác quy hoạch phát triên đội ngũ cán bộ quản lý trường THCS

3.2.1. ỉ. Mục tiêu, ỷ nghĩa của giải pháp

- Chủ động trong việc xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL trường THCS.

- Đáp ứng kịp thời yêu cầu về đội ngũ CBQL trường THCS trong hiện tại và tương lai.

- Thực hiện tuyển chọn, bổ nhiệm, luân chuyển và miễn nhiệm CBQL trường THCS có chất lượng và hiệu quả.

3.2.1.2. Nội dung của giải pháp

- Xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THCS.

- Bước 1: Khảo sát thực trạng đội ngũ CBQL trường THCS theo chu kì 3-5 năm làm cơ sở đế điều chỉnh cơ cấu, bồi dưỡng, tuyển chọn và bố nhiệm, luân chuyển công tác trong đội ngũ CBQL trường THCS.

- Bước 2: Dự báo nhu cầu phát triển đội ngũ CBQL trường THCS phải căn cứ vào các kết quả thu được từ thực trạng khảo sát đội ngũ CBQL trường THCS, kết hợp với dự án “Quy hoạch phát triển giáo dục và đào tạo quận 2 giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020” đưa ra dự báo.

- Bước 3: Xác định mục tiêu chung và mục tiêu phát triển đội ngũ CBQL trường THCS.

- Bước 4: Lập kế hoạch phát triển đội ngũ CBQL trường THCS, trong đó các phương án tố chức thực hiện quy hoạch, tuyển chọn, sử dụng, luân chuyển, miễn nhiệm cụ thể cho từng năm học, từng giai đoạn từ nay đến năm 2020.

- Bước 5: Tạo điều kiện cho CB diện quy hoạch được đào tạo, bồi dưỡng hoặc luân chuyến đê được rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm.

- Bước 6: Đưa CB dự nguồn vào các vị trí theo yêu cầu của quy hoạch

Lưu ý: Đê quy hoạch CBQL trường THCS được hoàn thiện thì hàng

năm cần phải kiểm tra, đánh giá, rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch.

3.2.2. Giải pháp 2: Đoi mới công tác tuyển chọn, bo nhiệm, luân chuyến, miên nhiệm

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện a) Tuyến chọn cán bộ quản lý trường THCS a.l) Nội dung

Tuyên chọn CBQL trường THCS là khâu quan trọng để thu hút, phát hiện người có tài, đức, đủ điều kiện đáp ứng yêu cầu chức trách của công việc đặt ra. Tuyển chọn CBQL trường THCS phải được dụm trên cơ sở quy hoạch CBQL, tiêu chuẩn quản lý và nhu cầu thực tế của cơ sở cùng thực trạng đặc điểm tình hình quản lý của cơ sở cần tuyển chọn.

a. 2) Cách thức thực hiện

- Tuyến chọn CBQL trường THCS phải đảm bảo nguyên tắc dân chủ và công khai, quán triệt quan điếm trọng dụng người có tài, có đức thật sự, không câu nệ vào bằng cấp, cơ cấu, quá trình cống hiến hay thành phần xuất thân... Công khai hoá các tiêu chuẩn tuyển chọn nhằm làm cho “Mọi người đều được bình đẳng trong việc lựa chọn vào cương vị lãnh đạo” [47; Tr.351].

- Tuyến chọn CBQL trường THCS cần chú ý đến quá trình đào tạo, học tập và những thành tích đạt được trong quá trình ở diện trước và trong quy hoạch; Chú ý đến khả năng thực hiện các kỹ năng quản lý và tiêu chuân CBQL trường THCS. Tuỳ theo tình hình cụ thể ở các trường mà ưu tiên cho các tiêu chuẩn thích hợp.

- Có thế áp dụng các phương pháp giao việc đê thử thách, rèn luyện, thể hiện tài năng đối với các trường hợp định tuyển chọn, tạo điều kiện để “Mọi người đều có quyền và có điều kiện được bộc lộ phẩm chất, tài năng của mình. Ai có tài, có đức phải được trọng dụng... Đảm bảo tính khách quan, trung thực” [47; Tr.351].

- Tuyển chọn và bổ nhiệm CBQL trường THCS vừa đảm bảo chất lượng vừa đảm bảo về cơ cấu như giới tính, tuổi tác, dân tộc và thâm niên công tác nhằm đảm bảo tính kế thừa,

- Tổ chức thi tuyển vào các chức danh lãnh đạo trường THCS trên nguyên tắc dân chủ, khách quan, công bằng, công khai và cạnh tranh, khuyến khích cán bộ, giáo viên có tuổi đời trẻ, năng động, có năng lực và trong diện quy hoạch tham gia. cần huy động thêm nguồn lực cán bộ, giáo viên từ các trường đăng ký thi tuyên nhằm khắc phục tình trạng đề bạt, bo nhiệm cán bộ khép kín trong từng nhà trường, địa phương.

- Tổ chức thi tuyển theo các hình thức phỏng vấn, chất vấn hoặc người tham gia thi tuyến sẽ trình bày, bảo vệ các kế hoạch phát triển giáo dục đào tạo của nhà trường và địa phương trong nhiệm kỳ tới hoặc tương lai.

b) Bô nhiệm, miễn nhiệm CBOL trường THCS. b. 1) Bô nhiệm

- Nội dung:

Bổ nhiệm CBQL trường THCS là khâu quan trọng trong công tác CB, là một quá trình lựa chọn và quyết định “chọn mặt gửi vàng” vì nó nhằm mục đích cao nhất là hiệu quả hoạt động của bộ máy, là hiệu quả hoạt động của CBQL trường học.

- Cách thức thực hiện:

+ Căn cứ Nghị định 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ, việc bổ nhiệm viên chức giữ chức vụ lãnh đạo được thực hiện theo thời hạn, khi hết thòi hạn giữ chức vụ, cấp có thâm quyền căn cứ vào mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ và nhu cầu công tác đế xem xét, quyết định bổ nhiệm lại hay không. Như vậy, mỗi hiệu trưởng chỉ nên giữ chức vụ quản lý không quá 2 nhiệm kỳ (10 năm) ở một đơn vị.

+ Căn cứ Nghị định số 116/2003/NĐ-CP của Chính phủ, công tác bổ nhiệm CBQL trường THCS phải tuân theo nguyên tắc dân chủ, công khai, phát huy trách nhiệm của cấp có thâm quyền và trí tuệ của tập thể. Thực hiện nghiêm túc Quyết định số 51/QĐTW ngày 03/05/1999 của Bộ Chính trị về “Quy chế bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo”, “Đảm bảo đúng lúc, đúng tầm, đúng việc, đúng tiêu chuẩn, hợp với năng lực và sở trường, đúng với chuyên môn đã được đào tạo. Giao việc cho cán bộ phải giao lúc cán bộ đang độ chín, đang đi lên, không nên đê lúc cán bộ đã chững lại hoặc có chiều hướng đi xuống mới đề bạt” [47; Tr.353].

+ Phải tăng cường chế độ bố nhiệm trực tiếp, vì nó làm tăng tính trách nhiệm của chủ thể bổ nhiệm trong việc quản lý, theo dõi, kiểm tra và xử lý đối vói cán bộ được bố nhiệm.

+ Công tác bố nhiệm CBQL trường THCS ngoài việc thực hiện chặt chẽ theo quy chế, quy định chung cần xem xét công tác đào tạo nguồn lực để:

* Lựa chọn, bổ nhiệm CBQL trong diện quy hoạch đã được đào tạo, bồi dưỡng, đủ tiêu chuẩn theo quy định của vị trí, chức danh đó và phù hợp với chuyên môn được đào tạo. Không đề bạt, bố nhiệm cán bộ chưa được đào tạo. Hạn chế việc bổ nhiệm CBQL ngoài diện quy hoạch hoặc CBQL không đúng chuyên môn được đào tạo.

* Người được bố nhiệm cần trình bày đề án công tác trong nhiệm kỳ của mình đê các cấp có thâm quyền cùng cán bộ, công chức, viên chức ở cơ sở xem xét, tham khảo, cấp có thẩm quyền nên có các động thái tham khảo ý kiến quần chúng qua việc lấy phiếu tín nhiệm.

b. 2) Miễn nhiệm cán bộ quản ìỷ - Nội dung:

Việc miễn nhiệm CBQL trường THCS là một giải pháp không thẻ thiếu của công tác tổ chức cán bộ nhằm làm trong sạch bộ máy, tạo môi trường lành

mạnh cho nhân tố mới phát triển, kịp thời củng cố, đảm bảo sự ổn định tích cực cho toàn bộ máy.

- Cách thức thực hiện:

+ CBQL trường THCS được lựa chọn, bố nhiệm theo những yêu cầu và tiêu chuẩn quy định. Khi họ không đảm đương nổi công việc, không làm tròn trách nhiệm hoặc có sai phạm, uy tín giảm sút, sức khoẻ không đảm bảo... không tự nguyện từ chức thì các cấp quản lý có thẩm quyền phải có biện pháp kịp thời miễn nhiệm, không chờ hết thời hạn bổ nhiệm theo quy định.

+ Việc miễn nhiệm đúng đối tượng, đúng thời điểm là giải pháp cần thiết làm cho đội ngũ CBQL trường THCS luôn được sàng lọc, bố sung, kiện toàn bộ máy; đem lại niềm tin cho tập thể cán bộ, công chức, viên chức trong đơn vị; tạo ra một môi trường trong sạch, ốn định cho mọi người yên tâm công tác và cống hiến. Đồng thời còn có tác dụng giáo dục cán bộ, ngăn ngừa cái xấu, cái tiêu cực khiến cho cán bộ bị vấp ngã hoặc biến chất.

c) Sử dụng và luân chuyển CBOL tnròng THCS. c.l) Mục tiêu, ỷ nghĩa của giải pháp

Sử dụng và luân chuyển CBQL trường THCS là việc bố trí, sắp xếp CBQL trường THCS vào những vị trí công tác thích hợp nhằm rèn luyện, đào tạo, bồi dưỡng CBQL trong thực tiễn; là quá trình giúp CBQL bổ sung kiến thức, kinh nghiệm thực hành trong thực tế quản lý; là sự điều phối CBQL trong cấp học, ngành học, tăng cường cán bộ cho những vùng, những đơn vị đang khó khăn, thiếu hụt cán bộ, tạo ra sự đồng đều, cân đối về chất lượng của đội ngũ.

c. 2) Nội dung và cách thức thực hiện

- Sử dụng CBOL:

Sau khi đã được bổ nhiệm cần sử dụng có hiệu quả CBQL, các cấp có thẩm quyền phải có biện pháp phân bổ kế hoạch và giám sát, kiểm tra tiến độ

về kết quả thực hiện kế hoạch. Yêu cầu CBQL thường xuyên tổng kết kinh nghiệm, báo cáo kết quả trước lãnh đạo và toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, hội đồng chuyên môn, hội đồng khoa học.

Có kế hoạch kiểm tra tư cách và hiệu quả công việc của cán bộ được giao, kịp thời đi sâu, đi sát, nắm bắt được những biến động tinh thần, tình cảm của cán bộ.

Sử dụng cán bộ đúng chỗ, đúng việc, giao công tác đúng người, đúng sở trường gắn liền với công tác quản lý, đồng thời kết hợp với công tác đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên và tạo điều kiện, môi trường thuận lợi để cán bộ rèn luyện và thử thách.

- Luân chuyến CBOL:

Việc luân chuyển CBQL trường THCS phải cụ thể, rõ ràng, có kế hoạch chặt chẽ, chủ động theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước.

Phòng GD&ĐT quận 2 cần quán triệt quan điểm đúng đắn về việc luân chuyển CBQL giữa các trường THCS trong quận là một việc làm bình thường nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý, chất lượng và hiệu quả GD&ĐT của ngành; đồng thời xây dựng kế hoạch luân chuyển CBQL trường THCS một cách cụ thể, rõ ràng, chặt chẽ, chủ động.

Việc điều động, luân chuyển CBQL trường THCS có thể được tiến hành trong cùng cấp, có thể CBQL cấp học trên tăng cường cho cấp học dưới, từ vùng này sang vùng khác trong địa bàn tỉnh, góp phần điều tiết chất lượng cán bộ trong toàn đội ngũ, một yếu tố tác động đáng kể vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THCS. Đồng thời cũng đảm bảo sự công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ của một công dân đối với địa phương.

Mặt khác, Phòng GD&ĐT cần tham mưu cho UBND quận và phối hợp với các Phòng, ban có liên quan đế đảm bảo chế độ, chính sách hợp lý, tạo điều kiện để CBQL được luân chuyển yên tâm công tác.

CBQL trường THCS được điều động, luân chuyển phải chấp hành nghiêm túc quyết định điều động, luân chuyển, coi đó là dịp để bổ sung, nâng cao kiến thức thực tiễn, thê nghiệm kiến thức, năng lực của mình, tích luỹ thêm kinh nghiệm quản lý, đồng thời coi đó là một tiêu chuẩn của người cán bộ, là điều kiện để được phấn đấu, được bố nhiệm.

Giải pháp này đem lại lợi ích là tạo nhân tố mới trong quản lý nhà trường, phát huy tính tích cực chủ động, năng động sáng tạo trong việc điều hành quản lý, khắc phục tình trạng trì trệ, bảo thủ, tạo sự công bằng trong đội ngũ CBQL.

Nhũng lun ỷ trong công tác luân chuyến CBQL:

- Cần nghiên cứu kỹ mỗi trường hợp giữa CBQL được luân chuyển và môi trường công tác mới nhằm đem đến cho tập thể mới một người CBQL tốt, năng nổ, thạo việc, hiểu người; đồng thời giúp cho tập thế có sự thay đối theo chiều hướng tích cực.

- Có ý thức trách nhiệm cao trong công tác luân chuyển cán bộ; tránh tình trạng luân chuyên tràn lan gây xáo trộn cho tập thể.

- Chú ý cơ cấu hài hoà, đồng bộ, đảm bảo tính liên tục, tính kế thừa, kết hợp trẻ-già, cũ-mới, ba độ tuổi, đoàn kết, hợp tác tốt giữa các loại, các lóp CBQL

3.2.3. Giải pháp 3: Đoi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý

3.2.3.1. Mục tiêu, ỷ nghĩa của giải pháp

Phâm chất và năng lực đội ngũ CBQL trường THCS là một trong những yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả GD&ĐT của nhà trường. Đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao phâm chất và năng lực là yêu cầu mang tính tất yếu trong sự nghiệp phát triển giáo dục nói chung và trong việc thực hiện mục đích phát triển giáo dục THCS nói riêng.

Đào tạo, bồi dưỡng là trang bị kiến thức, truyền thụ kinh nghiệm hình thành kỹ năng, kỹ xảo trong hoạt động, hình thành nên phẩm chất

chính trị, tư tưởng, đạo đức và tâm lý, tạo nên những mẫu hình con người đặc trưng và tương ứng với một xã hội nhất định, tạo ra năng lực hoạt động cho mỗi con người: “Nội dung của đào tạo, bồi dưỡng được quy định bởi nội dung của các phấm chất và năng lực định hướng phát triển của người CBQL giáo dục; đào tạo, bồi dưỡng còn là hoạt động nhằm khắc phục mặt tiêu cực, phát huy mặt tích cực trong mỗi con người, bù đắp những thiếu hụt, khiếm khuyết của mỗi cá nhân trong quá trình hoạt động. Quá trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng là quá trình tạo ra chất mới và sự phát triển toàn diện trong mỗi con người” [24; Tr.54].

3.2.3.2. Nội dung đào tạo, bồi dưõng

Nội dung đào tạo, bồi dưỡng CBQL giáo dục nằm trong nội dung đào tạo bồi dướng cán bộ, công chức nhà nước đã được quy định trong Quyết định 874/TT ngày 20/11/1996 của Thủ tướng Chính phủ gồm 6 nội dung cơ bản sau:

- Đào tạo, bồi dưỡng về lý luận chính trị, cập nhật đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước.

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về hành chính nhà nước.

- Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

- Đào tạo, bồi dưỡng về kiến thức quản lý các lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp.

- Đào tạo, bồi dưỡng ngoại ngữ;

- Trang bị những kiến thức cơ bản về tin học.

Căn cứ vào những nội dung cơ bản đó, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ra Quyết định số 3481/GD&ĐT ngày 01/11/1997 ban hành chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước của ngành GD&ĐT. Chương trình gồm 4

Trang bị cho học viên những kiến thức cơ bản về Nhà nước và Quản lý hành

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triên đội ngũ cản bộ quản lý trường THCS trên địa bàn quận 2, thành phố hồ chí minh (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w