Khối điều khiển chính của board mạch sử dụng vi điều khiển PIC 18F4620 (Hình 26)Đây là dòng vi điều khiển tầm trung của hãng Microchip Technology, hỗ trợ nhiều tính năng tiên tiến, cũng như nhiều chuẩn giao tiếp phổ biến. Một số tính năng chính của dòng vi điều khiển này có thể được mô tả như sau:
- Bộ nhớ trong flash với dung lượng lớn 64KB. - Bộ nhớ RAM 3986 byte và EEPROM 1024 byte.
- Hỗ trợ công nghệ tiết kiệm năng lượng (nano Watt), với nhiều chế độ quản lý năng lượng khác nhau.
- Hỗ trợ chuẩn giao tiếp MSSP: bao gồm cả giao tiếp SPI và I2C.
- Hỗ trợ chuẩn giao tiếp USART định địa chỉ nâng cao: bao gồm RS485, RS232 và LIN 1.2.
- Có 13 kênh biến đổi AD với độ phân giải 10 bit.
- Hỗ trợ nhiều tần số dao động khác nhau và cho phép hoạt động với tần số cực đại 40Mhz.
Ở board mạch này, PIC 18F4620 sẽ đảm nhận vai trò điều khiển chính cho toàn hệ thống. Nó thực hiện việc giao tiếp và điều khiển module MRF24J40, điều khiển hiển thị LCD, giao tiếp với máy tính thông qua cổng Com.
Giao tiếp với MRF24J40 được thực hiện thông qua chuẩn SPI, và module này sẽ được nối với vi điều khiển thông qua các chân trên cổng C (từ C0 đến C5). Bên cạnh các chân giao tiếp theo đúng chuẩn SPI, PIC18F4620 sử dụng thêm C2 chân C0 để điều khiển việc tái khởi động và C1 để điều khiển việc đánh thức module MRF24J40 từ chế độ ngủ (sleep mode).
LCD được sử dụng trong board mạch là loại 16x2, và được điều khiển bởi PIC thông qua cổng D. LCD này được điều khiển bằng chế độ 4 bit dữ liệu.
Vi điều khiển PIC 18F4620 hoạt động ở tần số 20MHz và được cấp xung nhịp bởi một thạch anh ngoài (XT1), hoạt động ở chế độ HS. Các tụ C1 và C2 sẽ làm nhiệm vụ lọc nhiễu cho thạch anh này.
Ngoài ra, vi điều khiển còn có thể giao tiếp với các thiết bị khác thông qua các cổng mở rộng đa mục đích. Các cổng này có thể được lập trình để giao tiếp tùy thuộc vào yêu cầu của thiết bị và được bố trí ở các cổng A và E của vi điều khiển. Trong trường hợp cần thiết, cũng ta có thể sử dụng chính cổng D của LCD để làm cổng giao tiếp mở rộng.