6. Cấu trúc luận văn
1.3. Phấn một cây bút có nhiều đóng góp cho văn học Việt Nam
Nam hiện đại qua mảng đề tài đô thị
1.3.1. Đô Phẩn - vài nét về con người, cuộc đời và sự nghiệp
Hoạ sĩ Đỗ Phấn Sinh năm 1956 tại Hà Nội. Tốt nghiệp Đại học Mĩ thuật Hà Nội Năm 1980. Mười năm giảng dạy mĩ thuật tại Khoa Kiến trúc, Trường Đại học xây dựng Hà Nội. (1980-1989). Hiện là hoạ sĩ tự do. sống và sáng tác tại Hà Nội.
Sách đã in
- Chuyện vãn trước gương - Tản văn - Nxb Hội Nhà văn 2005. - Kiến đi đằng kiến - Tập truyện ngắn - Nxb Phụ nữ 2009. - Đêm tiền sử - Tập truyện ngắn - Nxb Hội Nhà văn 2009. - Vắng mặt - Tiểu thuyết - Nxb Hội Nhà văn 2010.
- Thác hoa - Tập truyện ngắn - Nxb Quân đội nhân dân 2010.
Triển lãm và giải thưởng mĩ thuật:
- Triển lãm cá nhân vào các năm từ 1990 đến 2002 (khoảng 20 cuộc). - Huy chương bạc Triên lãm mĩ thuật toàn quốc năm 2000.
- Sáu giải thưởng thường niên của Hội Mĩ thuật Việt Nam.
Khi Đỗ Phấn ra mắt bạn đọc đến đầu sách thứ tám, trong đó có bốn cuốn tiểu thuyết xuất bản dồn dập gần đây thì nhiều người mới giật mình nhận ra, ngoài một Đỗ Phấn họa sĩ đó là một Đỗ Phấn nhà văn. Sinh ra và lớn lên ngay bên bờ hồ Gươm, tâm điếm của Thủ đô, những vấn đề của một đô thị hiện đại luôn là những trăn trở trong các sáng tác của Đố Phấn với tâm thế của người trong cuộc. Với việc ra sách ồ ạt, nhiều người đã nghĩ ở anh con người văn chương đang lấn át con người hội họa, nhưng trước “nghi vấn” này, Đỗ Phấn đã phủ nhận: “Tôi viết ít hơn vẽ rất nhiều. Đơn giản vì đều đặn và đúng giờ là cầm bút vẽ, kê cả lúc có ý tưởng và không có ý tưởng. Còn viết thì không như thế...”. Với Đỗ Phấn, vẽ là nghề, còn văn chương có lẽ là nghiệp.
1.3.2. Hiện thực đô thị - đề tài nổi bật trong tiếu thuyết Đỗ Phan
Trong nhịp độ phát triến gấp gáp, hối hả của cuộc sống hiện đại, không thể phủ nhận vị thế của truyện ngắn trong khả năng nắm bắt tinh nhạy, năng động hiện thực cuộc sống. Thế nhưng, thê loại có vai trò quan trọng quyết định diện mạo, tầm thế của nền văn học hiện đại là tiểu thuyết. Với khả năng dung chứa phạm vi hiện thực rộng lớn, với tính chất tự do, đế ngỏ, linh động, tiểu thuyết có thể xâm nhập vào tất cả các tầng vỉa, ngóc ngách của hiện thực đời sống đế nhận thức, phản ánh và biểu hiện.
Tùy vào từng thời kì mà cường độ của sự khai thác cuộc sống từ góc độ này khác nhau. Mô hình tiếu thuyết còn được đặc trưng bởi tính chất văn xuôi, nhân vật tiểu thuyết là “con người nếm trải”, tư duy. Thành phần chính yếu của tiểu thuyết là cốt truyện, là tính cách nhân vật và hệ thống sự kiện, biến cố, chi tiết. Tiêu thuyết xoá bỏ khoảng cách giữa người trần thuật với nội dung trần thuật, cho phép người trần thuật có thái độ thân mật, thậm chí suồng sã với nhân vật. Đây cũng là thể loại có sự tổng họp nhiều nhất khả năng nghệ thuật của các thê loại văn học khác. Tất cả những đặc diêm trên làm tiểu thuyết truyền thống như một đại tự sự. Quan niệm này đã bị tiểu thuyết đương đại hoàn toàn phá vỡ. Tiểu thuyết đương đại tự do, gần gũi đời thường với dung lượng vừa phải, cốt truyện đơn giản, số lượng nhân vật ít. Đặc biệt từ sau 1986, tiểu thuyết Việt Nam đã có nhiều phá cách đáng kể trong quan niệm. Tiêu thuyết không chỉ là sự tái hiện hiện thực mà còn là sự sáng tạo hiện thực - hiện thực với sự đan cài của ảo và thực. Tiểu thuyết không đưa đến những lời răn dạy, giáo huấn, không đưa ra những chuẩn mực, chân lý mà đó là sự cật vấn, phản biện, tạo lập một thế giới đầy nghi hoặc. Vì thế, tiểu thuyết không hướng tới mục đích để độc giả tin vào thế giới mà luôn đặt người đọc trong trạng thái phản tỉnh, đầy nghi ngờ. Mô hình nhân vật điên hình trong tiểu thuyết truyền thống đã được thay thế. Nhân vật trong tiểu thuyết đương đại không có lí lịch rõ ràng, không có cuộc đời được lập trình sẵn, mang tầm khái quát xã hội mà nhân vật chỉ được tái hiện như những mâu, những mảnh, những kí họa được góp nhặt trong bộn bề đời sống. Tiểu thuyết đương đại cũng không tuân thủ trình tự thời gian trần thuật mà phá vỡ văn bản thành những mảnh vụn rời rạc, nhà văn là người sắp xếp, là người “chơi cấu trúc” (Nguyễn Đăng Điệp). Kết cấu như trên cho phép tiểu thuyết có sự thâm nhập của các thê loại khác: thơ, điến tích, nhật kí... nới rộng nội hàm thể loại. Như vậy, trong thời ki Đổi mới, mô hình tiểu thuyết truyền thống đã
bị phá vỡ đế thích nghi nhanh chóng với sự biến đổi của hiện thực cũng như tuân thủ quy luật phát triển nghệ thuật.
Từ sự thay đổi trong quan niệm, sau 1975, tiểu thuyết Việt Nam đã có nhiều bước chuyển đáng kể. Một đội ngũ nhà văn đông đảo thuộc nhiều thế hệ đã nối tiếp vượt qua những rào cản trói buộc, hướng tới tìm tòi, thể nghiệm mới mẻ, làm phong phú, đa dạng thể loại tiểu thuyết. Cũng từ sau Đổi mói, số lượng tiếu thuyết được xuất bản khá lớn. Mỗi tác phẩm tiếp cận hiện thực ở những góc độ khác nhau, phân tích, kiến giải nó dưới nhãn quan riêng của người nghệ sĩ, tạo ra đòi sống tiểu thuyết sôi động, phong phú. Với xu hướng dân chủ hoá, nhìn thắng vào sự thật, các nhà tiêu thuyết đã chạm vào mọi ngóc ngách, tầng vỉa của đời sống xã hội với tất cả sự ngổn ngang, bề bộn của cuộc đời. Ở giai đoạn 1945 - 1975 đối tượng trung tâm của sự nhận thức, phản ánh là con người công dân, con người cộng đồng thì sau Đổi mới, số phận con người trở thành mối quan tâm hàng đầu của nhà văn, thể hiện cái nhìn dân chủ. Tiểu thuyết đương đại đã đào xới sâu vào “tiểu vũ trụ”, vào “con người bên trong con người”, giải mã những uẩn khúc trong suy nghĩ, tình cảm mỗi cá thể, chạm vào cả thế giới tâm linh, vô thức, tiềm thức với nhiều yếu tố hư hoặc.
về phương diện nghệ thuật, tiểu thuyết đương đại có sự cách tân mạnh mẽ. Nhiều cây bút tiểu thuyết, đặc biệt là những cây bút trẻ với bản lĩnh, tài năng, chấp nhận sự mạo hiếm luôn sáng tạo, thể nghiệm, cách tân trên nhiều phương diện, từ cốt truyện, giọng điệu, ngôn ngữ, bút pháp... khai thác tối đa hiệu quả biẻu đạt của các yếu tố này. Thoát khỏi mô hình kết cấu tiểu thuyết truyền thống, các cây bút tiểu thuyết đương đại lựa chọn kiểu cấu trúc lỏng lẻo, lắp ghép, với cốt truyện giàu tâm trạng, nhiều kết thúc để ngỏ. Tiểu thuyết đương đại dung nạp mọi sắc thái ngôn ngữ, kẻ cả ngôn ngữ đời thường trần trụi, góc cạnh. Nhiều tác phấm, ngôn ngữ nhân vật được cá tính hoá cao
độ, giọng điệu tiểu thuyết đa thanh với nhiều sắc thái khác nhau, có hài hước, trữ tình, có cật vấn, hoài nghi, triết lí.
Như vậy, từ sau 1986 đến nay, tiểu thuyết Việt Nam có sự nỗ lực đáng kể, mở ra giai đoạn phát triển phong phú, đa dạng và đầy khởi sắc. Các nhà văn đương đại dần khăng định chỗ đứng và dần định hình phong cách nghệ thuật, trong đó có nhiều cây bút trẻ. Vì thế, cũng không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Huy Thiệp gọi đây là “thời của tiểu thuyết”.
Và Đỗ Phấn cũng không năm ngoài dòng chảy ấy: 4 cuốn tiêu thuyết của ông mang tính chiêm nghiệm về hiện thực đô thị hiện đại đó là phán ánh suy nghĩ của nhân vật về con người về phố phường, đường sá và cả tính cách con người thời hiện đại. “Có thể nói ít người theo đuổi, tha thiết với đô thị, nhìn nhận các vấn đề của đô thị một cách thấu triệt, mổ xẻ, tiên đoán, bắt bệnh cho nó nhiệt thành và tận cùng như Đỗ Phấn” (Nguyễn Xuân Thủy). Ở các tiểu thuyết của ông, người ta thấy một đô thị đang vỡ ra, đang bị cày xới, xáo trộn trong cuộc chiến giữa phát triển và hệ lụy, giữa bản thể và những lai tạp nhố nhăng.
Dải đất ven sông Hồng chảy qua Hà Nội luôn là cảm hứng, là bối cảnh để Đỗ Phấn dựng nên những câu chuyên văn học, và nó đã trở đi trở lại trong những sáng tác của anh. Trong một lần trả lời phỏng vấn, Đỗ Phấn thừa nhận: “Thời niên thiếu và cả về sau này nữa, mảnh đất ven sông vẫn là nơi thu hút sự chú ý của tôi nhiều nhất. Ở đấy có thể nhìn thấy rất rõ sự vận động của một đô thị đang hình thành. Thành phố nào cũng có những vùng đất nhá nhem bên lề, chăng cứ ở ta mà Mỹ cũng vậy, như Bronx và Queens ở cạnh New York. Không hẳn là một đối cực với trung tâm thành phố nhưng đó là những mảnh đất có nhiều chuyện không lý giải được bằng luật lệ thông thường. Vừa ao ước trở nên thành phố vừa âm thầm hủy hoại những quy tắc thị dân...”.
Đọc Đỗ Phấn, người ta cũng dễ hình dung đến những người của Hà Nội muôn năm cũ với những lịch lãm, phép tắc mà giờ đây với tầng lớp thị dân mới dường như đã trở nên xa xỉ. Những trang văn của anh dễ khiến người đọc nghĩ đến những kẻ lạc thời, luôn tin tưởng tuyệt đối và thành kính vào những giá trị đã được định hình, được vun đắp hàng trăm năm nhưng giờ đây bỗng trở thành những thứ dành cho kẻ hoài cổ, rỗi việc.
Quả Đỗ Phấn có vẻ giống một kẻ “rỗi việc” thật. “Rỗi việc” ngồi nhặt nhạnh, ngẫm nghĩ và xa xót trước những lỗ hống của văn minh đô thị. Trong những sáng tác của anh thường xuất hiện rất nhiều câu hỏi, những câu hỏi tự vấn, những câu hỏi của kẻ ngơ ngác không thể hiểu nổi tại làm sao lại ra nông nỗi ấy. Những gì Đỗ Phấn gợi liên tưởng đến bài thơ Ông đồ của Vũ Đình Liên với câu hỏi tiếc nuối và xa xót: Những người muôn năm cũ /Hồn ở đâu bây giờ?. Nếu như trong thơ, Vũ Đình Liên đã gửi gắm niềm trăn trở ấy thì Đỗ Phấn cũng giãi bày nỗi trăn trở tương tự ở lĩnh vực văn xuôi.
ơ Đỗ Phấn người ta thấy sự thay đổi của con người theo cơ chế thị trường. Gần như là song là cuốn tỉêu thuyết đầu tiên Đỗ Phấn dùng ngôi thứ nhất - “tôi”. Song không khác các cuốn khác là tác giả vẫn viết về Hà Nội, thành phố nơi ông sinh ra, lớn lên, chứng kiến những đổi thay từ hình hài đến giọng nói người, đến món ăn, cách người ta sống, làm việc, và yêu nhau.
Câu chuyên được dẫn dắt theo một giọng kể. Thành, một kiến trúc sư thôi làm công chức sở quy hoạch chuyến qua làm họa sĩ tự do. Vẽ tranh, có tiền, có bạn bè và những cuộc tình đều nồng nàn dù sâu đậm hay thoảng qua, nhưng sao không thấy vui...
Cuộc sống hiện đại có nhiều giả dối hồn nhiên. Sao mà thành phố của mình cứ ngày một trôi đi đâu, và bao nhiêu dam mê, nhiệt huyết, ước mơ hồng hào ngày nào nay đã biến đâu mất, chỉ còn lại những toan tính, bất trắc; và những cuộc tình - nếu nó vẫn còn đẹp và chưa uể oải thì cũng là bởi người vẫn còn sót lại chút lịch lãm tử tế, hoặc là khao khát tử tế...
Đọc cuốn sách chúng ta sẽ thấy quý, bởi giá trị của một bức tranh hiện đại bằng văn chương. Nguyễn Xuân Thủy viết: “Đọc Đỗ Phấn, người ta cũng dễ hình dung đến những người của Hà Nội muôn năm cũ với những lịch lãm, phép tắc mà giờ đây với tầng lớp thị dân mới dường như đã trở nên xa xỉ. Những trang văn của anh dễ khiến người đọc nghĩ đến những kẻ lạc thời, luôn tin tưởng tuyệt đối và thành kính vào những giá trị đã được định hình, được vun đắp hàng trăm năm nhưng giờ đây bỗng trở thành những thứ giáo điều dành cho kẻ hoài cổ dỏ hơi rỗi việc...”.
Chương 2
CÁC PHƯƠNG DIỆN CHỦ YÉƯ CỦA HIỆN THựC DÔ THỊ ĐƯỢC PHÁN ÁNH TRONG TIỀU THƯYÉT ĐỎ PHẤN
2.1. Sự xuống cấp của đạo đức, sự xáo trộn của các bảng giá trị
Đứng trước bao đổi thay của xã hội đô thị, con người tất yếu phải chạy đua để thay đổi số phận. Tiểu thuyết đương đại đã khắc họa hình ảnh con người với ước vọng đổi mới cuộc sống, với nhiều cảnh đời, nhiều số phận, nhiều lối ứng xử khác nhau. Ở các tiểu thuyết của Đỗ Phấn, người ta thấy một đô thị đang vỡ ra, đang bị cày xới, xáo trộn trong cuộc chiến giữa phát triển và hệ lụy, giữa bản thể và những lai tạp nhố nhăng. Tiểu thuyết của Đỗ Phấn đã gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về tình trạng suy thoái phẩm chất, nói từ góc độ đạo đức, sự biến chất nói từ phạm vi nhân cách. Đó là thực trạng đáng báo động của xã hội buổi giao thời, không ít người có lối sống ích kỷ, chỉ biết chạy theo dục vọng cá nhân, chạy theo đồng tiền, thoát ly truyền thống, phá vỡ mọi chuẩn mục xã hội.
Khi đất nước trên đà đối mới, những tệ nạn xã hội, cái ác - cái xấu âm thầm, len lỏi thâm nhập vào cuộc sống con người Việt. Cuộc sống càng phát triển thì những tệ nạn xã hội cũng không ngừng gia tăng. Xuất hiện nhiều đường dây buôn lậu cái chết trắng xuyên quốc gia, nhiều người tự dìm mình trong cái chất gây nghiện của nàng tiên nâu, đế rồi tự giã cuộc sống với những căn bệnh thế kỉ không có thứ thuốc nào có thể cứu chữa được. Kinh tế thị trường mở cửa, đem lại nhiều tiện lợi, sự giàu có, sự sung túc, nhưng không ai có thê lường trước được mặt trái của nó. Trong cơ chế thị trường, hoạt động của nó là mua - bán, là đồng tiền trao đối. Có câu nói triết lí nổi tiếng của Rocopheolo - một nhà tỉ phú người Mĩ: “Cái gì không mua được
kinh tế thị trường như bấy giờ, đồng tiền có sức mạnh có thể mua chức bán tước, chạy án, chạy tội. Những vấn đề nhức nhối trên không thể không tác động mạnh đến các nhà văn, họ đưa tất cả những trăn trở, ưu tư trong xã hội đang ngày một quằn mình thay đối vào trong trang viết của mình. Chính vì lẽ đó, những trang tiêu thuyết giai đoạn sau 1986 luôn được độc giả quan tâm, đón nhận. Bởi dường như họ tìm thấy thấp thoáng bóng hình của chính mình ở đâu đó đằng sau những nhân vật được tác giả miêu tả trong tác phẩm và qua đó sự thật được phơi bày và chúng ta dường như hiểu hơn về mỗi số phận, mỗi cảnh đời.
Trong tiểu thuyết Rìmg nguôi tác giả đã giới thiệu khéo về tính xấu của những đàn bà ở ở đô thị là: “Điều làm anh ức chế nhất có lẽ là cuộc sổng của nàng ở trong cái tố ấm ấy. Nó có thật sự là hạnh phúc như nàng vẫn kể? Anh thường chăng mấy tin vào những gì đàn bà kê lể. Câu chuyện Ịuôn đàn trải mênh mang đầy những cảm tính thiếu mạch lạc. Nhất là khi họ kể về người đàn ông mình đang có. Nếu không ngầm thông báo cho ta về đống tài sản của ông ấy thì cũng giới thiệu khéo một số học hàm học vị mà ông ấy đạt được. Chí ít thì cũng phải cho ta biết rang họ đang sở hữu một chiều cao và cân nặng trên mức bình thuờng so với những đàn ông còn lại. vẫn đàn ông ấy thôi nhưng lúc chia tay đột nhiên lại hóa ra con người khác hẳn, có thế là nghèo túng kiết xác. Bằng cấp lèm nhèm chạy chọt bán mua. Và cũng có thể thay