HDTV có băng tần rộng (W-HDTV)

Một phần của tài liệu Nghiên cún truyền hình độ phân giải cao HDTV (Trang 62 - 67)

Do tiến bộ của kĩ thuật số, sự phát triển của bộ biến đổi quang- điện và bộ biến đổi điện- quang (camera và máy thu hình) với độ phân giải cao nên xuất hiện các hệ thống HDTV số băng rộng thế hệ thứ 2. Các hệ thống này cho chất lượng hình ảnh cao, nhiều âm thanh (số) đi kèm và tín hiệu teletext có độ phân giải cao.

4.4.1. Hệ thống ỊV-HDTVsố

Tín hiệu video số là thành phần chính của tín hiệu HDTV hoàn chỉnh. Nguyên lý mã hóa, điều chế và các thông số truyền dẫn phải bảo đảm chất lượng thông tin tốt nhất. Cùng với sự tiến bộ về kỹ thuật giảm tốc độ bit (như mã DCT- discrete cosine transíorm) và mã hóa dưới băng tần (tiểu mã hóa), tốc độ bit tín hiệu HDTV ở studio lGbit/s có thế giảm xuống dưới 125Mbit/s mà không làm giảm chất lượng ảnh (đánh giá chủ quan).

Cùng với hình ảnh HDTV, âm thanh phải đạt chất lượng cao như compact disc CD

- Sử dụng công suât phát tôi thiêu.

- Có thể truyền nhiều thông tin khác trong băng tần hoặc các băng tần lân cận.

Các phương pháp điều chế và mã kênh cho phép sử dụng công suất phát từ vệ tinh tương đối nhỏ ở dải tần 20GHz. Kỹ thuật số - truyền phát sóng là chìa khóa đê sử dụng nhiều lần cùng tải tần với phân cực trực giao, nhằm tận dụng băng tần có hiệu quả. Ta có thế rút ra kết luận là kế hoạch phân chia tần số cho W-HDTV thích hợp với số lượng tối thiểu về các điều kiện, có khả năng điều tiết mềm hệ thống và lựa chọn các thông số phát sóng cho từng vùng địa lý.

Đe có thể truyền tín hiệu W-HDTV qua mạng cáp đồng trục, cần sử dụng kỹ thuật điều chế có khả năng biến đối tốc độ thông tin 140Mbit/s (kênh có độ rộng 24 MHz) sang băng UHF (đảm bảo tương hợp với hệ thống ISDN), vấn đề tương hợp với các hệ thống khác hiện còn đang tiếp tục nghiên cứu. Tuy nhiên các hệ thống HDTV số có thể cùng tồn tại trong băng tần riêng hoặc lân cận một cách dễ dàng hơn là trường họp các hệ thống HDTV tương tự.

Dải tần 12 GHz (Ku) không thích họp cho việc phát sóng tín hiệu W-HDTV qua vệ tinh. Dải tần Ku chỉ thích họp cho tín hiệu MUSE và HDMAC băng hẹp. Ke hoạch EBU cho thấy rằng toàn bộ độ rộng băng tần 600MHz là cần thiết để truyền- phát sóng tín hiệu W-HDTV số. Đối với kênh có độ rộng 100MHz (tia thông tin 140Mbit/s) có thê phát 6 chương trình qua vệ tinh cho vùng địa lý thích hợp. Sự phát triến của kỹ thuật nén số liệu hình ảnh (đảm bảo chất lượng ảnh như ở studio) sẽ cho phép tăng số lượng các chương trình truyền hình.

Tín hiệu phát ra có khuôn hình 16:9 và độ phân giải tuyệt đối Full HD 1080Ĩ cộng với chất lượng âm thanh 5.1 thường được dùng trong nhà hát.

Hiện tại, HTVC đang bắt đầu thử nghiệm dịch vụ với gói thuê bao 100.000 đồng một tháng. Gói cước này cho phép người dùng xem được 8 kênh ở độ nét cao như HTV7, HTV9, Disney Channel, CCTV, CNN... Ngoài ra, gói dịch vụ còn cung cấp thêm 32 kênh khác ở chuẩn truyền hình phố biến hiện nay (SD).

Trước đây, người dùng trong nước chỉ được biết đến công nghệ Full HD qua các đĩa DVD phim có chất lượng cao với sự hỗ trợ thêm của đầu đọc loại đĩa này.

Người xem truyền hình dù có sử dụng TV LCD hoặc Plasma chuẩn Full HD vẫn không thể nào thu được độ nét tối đa 1.920 X 1.080 pixel, thậm chí còn kém so với những loại ti vi thông thường. Vì các đài truyền hình trong nước thường dùng kỹ thuật phát sóng analog, truyền hình kỹ thuật số mặt đất, truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh đều là chuấn SD với tỉ lệ khung hình 4:3.

Đe xem được hình ảnh siêu nét, ngoài TV có hỗ trợ Full HD, khách hàng cần trang bị bộ giải mã bao gồm sep-top box HD, thẻ giải mã và dây nối HDMI. Giá bán ban đầu của bộ thiết bị này khoảng 5.140.000 đồng.

HTVC còn cho biết, người xem nên dùng TV có hồ trợ chuấn Full HD đe thu được

hình ảnh có chất lưọng tối đa. Bởi nếu dùng màn hình thường chuẩn SD thì chất lượng hình ảnh thu được tù' tín hiệu HDTV cũng chỉ có độ phân giải 720 X 576 pixel. Hoặc màn

hình hồ trợ HD Ready thì vẫn chỉ thu được hình ảnh ở mức 1.280 X 720 pixel.

4.5.2. Tại Hà Nội và trên cả nước

VTC phát HDTV qua vệ tinh Vinasat-1. tại hà nội 6-1-2010. Mở ra kỷ nguyên truyền hình vệ tinh thế hệ thứ 2.

trí hiện đại cho những khán giả của màn ảnh nhỏ, thu hẹp khoảng cách đến những vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, phục vụ nhu cầu về văn hóa với 40 kênh truyền hình kỹ thuật số đặc biệt, trong đó có 8 kênh truyền hình độ nét cao HDTV và 32 kênh truyền hình độ nét tiêu chuẩn SDTV.

4.5.3 Giải pháp phát trỉến HDTV

Do nhu cầu thông tin giải trí ngày càng lớn, nên việc phát triến HDTV là cần thiết. Đế phát triến mạnh hơn nữa chúng ta phải đầu tư con người thiết bị máy móc, cơ sở hạ tầng thiết bị đầu cuối. Hiện nay dịch vụ HD phải trả phí khá cao nên rất khó khăn với nhiều đối tượng người dân, để phù hợp nên giảm giá thuê bao và giảm giá thiết bị thu cũng như chi phí lắp đặt. Chưong trình phải xây dựng nhiều hơn nữa, nội dung phong phú hơn, đế đáp ứng tốt nhu cầu thông tin giải trí.

4.6. Kết luận chương 4

Tất cả những gì gọi là “độ phân giải cao” (High DeTinition) đều chứa trong kênh chói, và vì vậy, để có hiệu quả, cần nén băng tần tín hiệu màu với hết khả năng có thể (không chứa đựng thông tin chói). Độ nét của ảnh cũng được nâng cao.

Việc xử lý tuyến tính các chuồi con trong kênh chói là hoàn toàn được (giống như mã theo khối).

KÉT LUẬN CHUNG

Có thế thấy rằng, cùng với sự phát triến mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã thúc đẩy truyền hình số cũng như truyền hình độ phân giải cao phát triển nhanh chóng và trở thành xu hướng của công nghệ truyền hình trên toàn thế giới.

Việc phát HD đã trở nên quen thuộc và xuất hiện trên tất cả các hạ tầng truyền dẫn như vệ tinh, số mặt đất, cáp, hạ tầng viễn thông... Trong thời gian ngắn hạn trước mắt thì HDTV có sự phát triển không đều trên thế giới và có khoảng cách lớn giữa số hộ sở hữu TV HD và số thuê bao HDTV - rất nhiều hộ gia đình đã mua TV HD nhưng chủ yếu đế xem các chương trình SD. Tuy còn có một số vấn đề đang còn tồn tại nhưng hứa hẹn HDTV sẻ phô biến rộng rãi hơn trong tương lai.

Sau khi vệ tinh Vinasat 1 của Việt Nam đã đi vào hoạt động, mở ra một kỷ nguyên mới cho hệ thống truyền hình số nói chung và truyền hình HDTV nói riêng.

Như vậy cùng với xu hướng tất yếu của truyền hình độ nét cao HDTV trên toàn thế giới, Việt Nam chúng ta cũng đang có những bước tiến đáng kế trong công

TÀI LIỆU THA M KHẢO

[1] Nguyễn Kim Sách, “Truyền hình số có nén và multimedia”, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật, Hà Nội 2000.

[2] Charles Poynton, “Digital Vìdeo HDTV Algorithms and Interfaces”,

Morgan Kautmann Publishers, 2003.

[3] Phạm Đào Lâm, Truyền dẫn truyền hình số, http://www.ebook.edu.vn/.

[4] Đỗ Hoàng Tiến - Vũ Đức Lý, “Giáo trình truyền hình”, nhà xuất bản khoa học kỹ thuật, Hà Nội 2001.

Một phần của tài liệu Nghiên cún truyền hình độ phân giải cao HDTV (Trang 62 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w