a) Nguyên nhân gây hao hụt xăng dầu:
• Hao hụt do bay hơi tự nhiên:
- Xăng dầu là chất lỏng với cấu tạo bởi những phân tử nhẹ, dể dàng bay hơi ở nhiệt độ và áp xuất trong môi trường bình thường.
- Khi nhiệt độ tăng, áp suất tăng thì tốc độ bay hơi tăng.
- Khi diện tích và thể tích khoảng không tăng thì tốc độ bay hơi tăng. • Hao hụt do quản lý:
- Khi van hô hấp của bể chứa hở hoặc mở khi áp suất thấp gây hao hụt tăng.
- Khi bể chứa, các khớp nối bị rò rỉ gây hao hụt tăng.
- Khi nhập hoặc xuất hàng với lưu lượng thấp gây hao hụt cao.
- Khi nhập hoặc xuất vào phương tiện, bể chứa có nhiều lỗ thông hơi gây hao hụt cao.
- Thiết bị đo sai số nhiều gây thiếu hụt trong giao nhận.
b) Công tác quản lý hao hụt tại Xí nghiệp:
• Quản lý hao hụt trong khâu nhập:
- Kiểm tra các khớp nối ống đảm bảo kín trước và trong khi nhập hàng. - Do đường ống nhập nhỏ và dài nên lưu lượng thấp, áp suất cao gây hao
hụt cao.
- Do van hô hấp nhỏ nên phải mở thông lỗ đo khi nhập hàng gây hao hụt cao.
- Thường phải chuyển loại sản phẩm chứa trong các bể nên nhập vào bể trống gây hao hụt cao.
c) Quản lý hao hụt trong khâu xuất:
- Kiểm tra các khớp nối ống đảm bảo kín trước và trong khi xuất hàng. - Do đường ống xuất nhỏ, dài và công suất bơm nhỏ nên lưu lượng thấp,
gây hao hụt cao.
- Các phương tiện thường mở nắp hầm hàng khi nhận hàng gây hao hụt cao.
- Định kỳ hoặc đột xuất ao lường các lưu lượng kế tránh sai số cao.
c) Quản lý hao hụt trong khâu tồn chứa:
- Kiểm tra định kỳ độ kín và áp lực của các van hô hấp tại các bể chứa. - Kiểm tra định kỳ bể chứa, các khớp nối trên đường ống để phát hiện rò
rỉ.
- Do nguồn nước ngọt ít nên chưa thường xuyên làm mát các bể chứa gây hao hụt cao.
- Sơn bể chứa màu sáng để phản xạ ánh nắng mặt trời giảm thu nhiệt. - Do chưa lắp đặt đầy đủ mái phao cho các bể chứa nên hao hụt do thể
- Các bể không có mái phao được nhập đầy và xuất cạn để giảm hao hụt do thể tích mặt thoáng lớn.
- Do đo bể thủ công nhiều lần trong ngày gây hao hụt tăng.
Ngoài ra, Xí nghiệp thường xuyên phải đo tính số liệu thực tế trong khâu xuất, nhập và tồn chứa để so sánh với số liệu sổ sách nhằm phát hiện kịp thời những trường hợp hao hụt bất thường, tìm ra nguyên nhân và khắc phục ngay.
CHƯƠNG 6:
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ