Đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác tiếp dân tại thanh tra tỉnh quảng ninh và một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân (Trang 33 - 38)

III. Những thuận lợi và khó khăn trong công tác tiếp công dân tại Thanh tra tỉnh Quảng Ninh

2Đối với cán bộ, công chức làm công tác tiếp dân

Công tác tiếp công dân thường gắn liền với công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Vì vậy, đòi hỏi cán bộ tiếp công dân phải có kiến thức pháp luật và kinh nghiệm thực tiễn.

Bộ phận tiếp dân của Thanh tra tỉnh cần phải chọn cán bộ làm công tác tiếp dân là người có phẩm chất, có năng lực, trình độ chuyên môn; phải được đào tạo cơ bản, am hiểu pháp luật và thực sự có lòng yêu nghề, đảm bảo là phải nắm chắc Luật khiếu nại, tố cáo.

Cần có khoa học bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác tiếp dân hàng năm; chú ý kết hợp chặt chẽ giữa khâu lựa chọn, tuyển dụng, bố trí cán bộ với quá trình đào tạo bồi dưỡng. Đồng thời phải có chế độ, chính sách đãi ngộ với đội ngũ cán bộ làm công tác tiếp dân. Phải có chế độ khen thưởng và xử lý kỷ luật với những cán bộ làm tốt hoặc có vi phạm trong công tác tiếp dân.

Mỗi người cán bộ tiếp dân cần ý thức rõ được vai trò của mình trong công tác làm cầu nối giữa nhân dân và Nhà nước, mỗi người cán bộ tiếp dân cần có thái độ ứng xử đúng mực, có văn hóa đối với người dân đến khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh. Hướng dẫn trình bày đầy đủ, rõ ràng nội dung khiếu nại, tố cáo,

những yêu cầu cần giải quyết, cung cấp những tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc; hướng dẫn công dân khiếu nại, tố cáo đến đúng người có thẩm quyền giải quyết, giải thích cho công dân hiểu đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Khiếu nại, tố cáo của công dân là vấn đề có tính chất xã hội, là sự phản chiếu kết quả quản lý nhà nước nên chúng ta cần thiết phải xác định công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cơ quan hành chính nhà nước chính vì thế tuyệt đối không được né tránh hay đùn đẩy trách nhiệm. Đội ngũ tiếp công dân dốc sức giải quyết kịp thời, giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo của công dân chính là góp phần thể hiện rõ nét hơn bản chất chính trị của Nhà nước Việt Nam.

PHẦN KẾT LUẬN

Chất lượng của việc tiếp công dân cũng như của công tác tiếp công dân phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan và chủ quan khác nhau. Trong đó 1 phần lớn có liên quan đến vấn đề quản lý nhà nước đối với công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Bởi thực tiễn đã chứng minh rất rõ việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo là nhân tố quan trọng, then chốt trong việc thúc đẩy sự hoàn thiện của công tác tiếp công dân, góp phần phát huy quyền dân chủ của nhân dân, qua đó củng cố mối quan hệ giữa công dân với Đảng và nhà nước.

Để nâng cao hiệu quả của việc thực hiện công tác này đòi hỏi có sự nhìn nhận đúng đắn tầm quan trọng của công tác này, từ đó đề ra những biện pháp quản lý có hiệu quả, đồng thời với việc xây dựng những phương án, mục tiêu để thực hiện tốt công tác này.

Trong điều kiện đất nước ta đang trong quá trình đổi mới và đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân đồng thời xây dựng hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện và phù hợp với tình hình phát triển đất nước nói riêng và tình hình thế giời nói chung. Trong quá trình chuyển sang kinh tế thị trường, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản luật tạo hành lang pháp lý cho các thành phần kinh tế phát triển và tạo công cụ pháp lý cho quản lý nhà nước. Song hệ thống pháp luật nước ta chưa hoàn thiện và thiếu đồng bộ, một số chính sách chưa nhất quán mâu thuẫn với nhau, thường thay đổi tạo ra kẽ hở trong quản lý dẫn đến cách hiểu không thống nhất trong quá trình thực thi pháp luật, làm phát sinh khiếu kiện dẫn đến sự thiếu tin tưởng của người dân đối với cơ quan nhà nước.

Mong rằng trong thời gian tới Nhà nước quan tâm hơn tới công tác này vì đây chính là công tác đầu tiên thể hiện được mối liên hệ giữa nhà nước với nhân dân, nhằm phát huy quyền làm chủ của nhân dân, để nhân dân ngày càng tham gia vào công việc của nhà nước, củng cố lòng tin vào Đảng và Nhà nước. Từ đó thể

hiện sự xứng đáng là nhà nước dân chủ, của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân; phục vụ công cuộc phát triển kinh tế xã hội, hoàn thành kế hoạch phấn đấu là một nước công nghiệp hóa hiện đại hóa, không ngừng nâng cao đời sống của nhân dân vì mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992;

2. Luật khiếu nại, tố cáo năm 1998; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo năm 2004, 2005;

3. Luật Thanh tra năm 2010;

4. Quyết định số 858: phê duyệt đề án đổi mới công tác tiếp công dân; 5. Kỷ yếu nghiên cứu Khoa học ngành Thanh tra năm 1995 – 2002; 6. Kỷ yếu Bác Hồ với Thanh tra năm 1999;

7. Giáo trình nghiệp vụ công tác Thanh tra – Trường cán bộ thanh tra; 8. Giáo trình Lý luận pháp luật về Thanh tra – Học viện Hành chính;

9. Báo cáo kết quả thực hiện công tác thanh tra từ năm 2009 đến 2011 của cơ quan Thanh tra tỉnh Quảng Ninh;

10. Sách về nghiệp vụ Thanh tra – thư viện trường Học viện Hành chính; 11. Tài liệu, số liệu về công tác tiếp dân – cơ quan Thanh tra tỉnh Quảng Ninh;

12. Báo, tạp chí tại trường Học viện Hành chính; 13. Các văn bản quy phạm pháp luật của chính phủ; 14. Khai thác thông tin trên internet;

Một phần của tài liệu Thực trạng công tác tiếp dân tại thanh tra tỉnh quảng ninh và một số các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân (Trang 33 - 38)