Quyền con người trong một số Công ước quốc tế

Một phần của tài liệu Lịch sử ra đòi và phát triến của quyền con người thông qua các công ước quốc tế (Trang 57)

6. Bố cục Luận văn ố

2.3. Quyền con người trong một số Công ước quốc tế

2.3.1. Công ước về ngăn ngừa và trùng trị tội diệt chủng năm 1948

Có thể nhận thấy tội diệt chủng là một tội phạm quốc tế vô cùng nguy hiểm của nhân loại thế giới. Nó ảnh hưởng tới hòa bình và vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Trong lịch sử thế giới hiện đại, có nhiều lần chế độ diệt chủng xảy ra khiến cho hậu quả của nó vô cùng to lớn. Chế độ diệt chủng là hành vi nhằm tiêu diệt toàn bộ hay một bộ phận nhóm dân tộc, sắc tộc, chủng tộc hoặc tôn giáo như: Giết các thành viên trong nhóm; gây tổn hại nghiêm trọng về thể xác hoặc tinh thần cho các thành viên của nhóm; cố ý bắt nhóm phải chịu điều kiện sống dẫn đến hủy diệt về mặt thẻ chất hoặc một bộ phận của nhóm; áp đặt các biện pháp triệt sản đối với nhóm; cưỡng ép trẻ em chuyển nhóm này sang nhóm khác [9,41].

Trong những năm 1919, chính đảng phản động nhất của chủ nghĩa đế quốc Đức là Đảng Công nhân quốc gia xã hội (gọi tắt là Đảng Quốc xã), xuất hiện từ năm 1919. Từ năm 1920 khi Hitle đã làm lãnh tụ Đảng này, cương lĩnh của Đảng được công bố với những nội dung hết sức mị dân và lừa bịp nhằm mở rộng ảnh hưởng của nó trong quần chúng. Tồn tại cho đến năm 1932 trong tình trạng, kèm theo xu hướng thành lập một chính quyền “mạnh”

một nền chuyên chính dân tộc chủ nghĩa cực đoan, ngày 31/1/1933 Tổng thống Hinđenbua cử Hitle, lãnh tụ của Đảng phát xít ra làm thủ tướng, đáp ứng nhu cầu cấp thiết của giới quân phiệt ở Đức. Và Hitle được coi là con người hùng “có thế ngăn chặn được tình hình hỗ loạn và chủ nghĩa Bônsêvic”. Một thời kỳ đen tối mở ra ở nước Đức [32,102].

Sau khi nắm được chính quyền, bọn phát xít ra sức thiết lập nền chuyên chính độc tài, khủng bố công khai, thủ tiêu nền dân chủ tư sản, truy nã các lực

lượng tiến bộ cách mạng, rèn đúc “con người mới ” trên cơ sở của chủ nghĩa dân tộc cực đoan, xây dựng nền kinh tế chỉ huy cung cấp và ráo riết chuẩn bị lực lượng chiến tranh.

Ngày 23/3/1933, Chính phủ Hitle được trao quyền hành đặc biệt và thêm cả chức năng lập pháp, do đó Hitle không còn bị giằng buộc bởi quốc hội. Ngày 7/4, Hitle ra đạo luật thủ tiêu mọi quyền tự trị của các tỉnh, đồng thời thành lập bộ máy khủng bố tàn khốc.

Tháng 10/1933, Đức tuyên bố rút ra khỏi Hội quốc liên. Ngày 25/11/1936 Đức kí với Nhật (Đe quốc quân phiệt, hiếu chiến) Hiệp ước

“chong Ouoc tế cộng sản ” và tháng 11/1937, Italia (Chính phủ Mútxônili ban hành những chính sách khủng bố, tàn bạo, mị dân) cũng tham gia Hiệp ước này [32,104].

Như vậy, rõ ràng sự độc tài khát máu, và việc tấn công vào quyền lợi của nhân dân lao động, đàn áp dã man mọi tư tưởng tiến bộ và dân chủ. Chạy đua vũ trang ráo riết và gây chiến trắng trợn của phát xít đã đẩy nhân dân nhân loại đến cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ hai gây ra nhiều tổn thất về con người và vật chất. Hơn lúc nào hết quyền con người bị xâm phạm nghiêm trọng như vậy, nhất là hành động tàn sát đối với người Do Thái.

Trước tình hình đó, việc nhận thức được hiểm họa từ chủ nghĩa phát xít. Mặt trận Đồng minh chống phát xít ra đời dựa trên sự cố gắng của Liên Xô mà nòng cốt là Liên minh Liên Xô - Mĩ - Anh, cuối cùng đã được thành lập. Sự tồn tại của Mặt trận Đồng minh đã có một ý nghĩa tích cực, to lớn trong công việc đoàn kết và hợp đồng chiến đấu giữa các lực lượng chống phát xít trên toàn thế giới đê chiến thắng kẻ thù.

Đen năm 1948 Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng lần thứ nhất ra đời có những nội dung như:

Công ước cấm các hành vi với ý định diệt chủng toàn bộ hoặc một phần chủng tộc, dân tộc, sắc tố hoặc một nhóm người theo một tôn giáo nào đó.

Công ước tuyên bố tội diệt chủng theo pháp luật quốc tế sẽ bị trừng phạt kể cả trong thời gian có chiến tranh hay trong thời gian hòa bình, đồng thời Công ước cũng ràng buộc tất cả các thành viên của mình phải sử dụng biện pháp đê ngăn chặn và trừng phạt bất cứ hành động diệt chủng nào xảy ra trong phạm vi tài phán của mình. Các hành vi cấm, đó là: Giết các thành viên của bất cứ chủng tộc, dân tộc, sắc tộc hoặc một nhóm tôn giáo nào đó chỉ bởi vì họ là thành viên của nhóm người đó; gây ra những thương tật về thể chất và tinh thần đối với các thành viên của nhóm người đó; chủ tâm bắt một nhóm người đó phải chịu đựng những điều kiện sống theo dự tính trước nhằm mục đính phá hoại một phần hay toàn bộ sức khỏe của họ, cố ý áp đặt những biện pháp để ngăn chặn sự sinh đẻ trong nhóm người đó và cưỡng bức chuyển giao trẻ em của nhóm người này sang nhóm người khác [9,41].

Công ước cũng quy định các hành vi sẽ bị trừng trị, đó là: Diệt chủng, âm mưu phạm tội diệt chủng, công khai và trực tiếp kích động hành vi diệt chủng, cố tình phạm tội diệt chủng và đồng phạm tội diệt chủng, những kẻ phạm tội diệt chủng sẽ bị trừng phạt bất kể họ là những nhà lãnh đạo có trách nhiệm trước pháp luật, các quan chức trong xã hội hay là các dân thường. Các bên tham gia Công ước phải cam kết ban hành những quy định pháp luật cần thiết, phù hợp đê áp dụng có hiệu quả các quy định của Công ước này và trừng phạt thích đáng đối với những kẻ phạm tội.

Những kẻ bị nghi ngờ phạm tội diệt chủng sẽ bị xét xử bởi một Tòa án có thâm quyền bởi quốc gia mà những hành vi phạm tội được thực hiện trong lãnh thổ quốc gia đó hoặc một Tòa án hình sự quốc tế có thẩm quyền, trên cơ sở quốc gia thành viên đã chấp thuận thâm quyền của Tòa án quốc tế đó. Vì mục đích dẫn độ, diệt chủng sẽ không được coi là tội phạm chính trị và các quốc gia phải có trách nhiệm dẫn độ kẻ tình nghi theo thủ tục phù họp với pháp luật quốc gia và pháp luật quốc tế [9,41]. Bất cứ quốc gia thành viên nào của Công ước đều có thế yêu cầu cơ quan có thâm quyền của Liên hợp quốc

có những hành động tích cực trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc đế ngăn chặn và loại bỏ những hành vi diệt chủng.

Công ước cũng quy định trình tự giải quyết tranh chấp giữa các nước thành viên liên quan tới việc hiểu, áp dụng hay thực hiện Công ước, sẽ được đưa ra Tòa án Công lý quốc tế đê xét xử, theo yêu cầu của bất kỳ quốc gia tranh chấp nào, đồng thời Công ước cũng quy định trình tự phê chuẩn Công ước [9,42].

Như vậy việc ban hành những chính sách, đạo luật tàn sát người dân Do Thái dã man. Đây được xem như tội ác diệt chủng nguy hiếm. Việc làm này đưa ra tiếng chuông về việc vi phạm quyền con người rất nghiêm trọng với nhân loại.

Ngoài ra không thê không nhắc tới một sự kiện cũng không kém phần nghiêm trọng đó là vụ việc diệt chủng người Herero và Namaqua là cuộc diệt chủng do người Đức tiến hành tại xứ thuộc địa Tây Nam Phi thuộc Đức đầu thế kỷ XX. Phương thức diệt chủng đã thực hiện là dồn nạn nhân vào sa mạc Namib, vây chặt không cho họ thoát ra và đẻ cho họ chết vì đói khát.

Ngày 12/1/1904, người Herero dưới sự lãnh đạo của Samuel Maharero đã nổi dậy chống lại sự đô hộ của đế quốc Đức. Đen tháng 8, tướng Đức Lothar Trotha đã đánh bại cuộc khởi nghĩa này trong trận Waterberg, dồn nghĩa quân và gia tộc họ vào sa mạc Omaheke, vây chặt không cho họ thoát và để họ chết vì đói khát. Tháng 10 cùng năm, đến lượt người Namaqua cũng nổi dậy chống lại người Đức và cũng bị khủng bố theo cách tương tự [65].

Năm 1985, Báo cáo Whitaker của Liên hợp quốc đã coi hành động diệt chủng mà Đức tiến hành tại Tây Nam Phi đối với người Heroro và Namaqua là một trong những hành động diệt chủng đầu tiên của thế kỷ XX. Tổng cộng, có khoảng 65 nghìn ngưòi Ileroro (80% toàn bộ dân số Ileroro) và 10 nghìn người Namaqua (50% dân số Namaqua) đã bị giết trong thời gian từ 1904 đến 1907 [65].

Vụ việc tiếp theo đó là vào những năm 70 của thế kỷ XX vấn đề Campuchia là một vấn đề phức tạp, có rất nhiều những tài liệu, ý kiến về ảnh hưởng của vấn đề này tới quan hệ quốc tế giữa các nước vốn đã có những mâu thuẫn. Xét ở góc độ về quyền con người quả thật vấn đề Campuchia lại vi phạm đến những điều ban hành trong Công ước về ngăn ngừa và trừng trị tội diệt chủng của Liên họp quốc năm 1948 và ảnh hưởng nghiêm trọng đến những quyền cơ bản của con người.

Năm 1975, ngay sau khi thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng (17/4/1975), tập đoàn lãnh đạo Khơme Đỏ Pôn Pốt - Iêng Xari đã phản bội cách mạng đưa đất nước rơi vào thời kỳ đen tối chưa từng có. Chúng xua đuối nhân dân ra khỏi các thành phố lớn, buộc phải về lao động và sinh sống trong các trại tập trung ở nông thôn, cái mà chúng gọi là “công xã Angca ”. Chúng tàn phá chùa chiền, trường học, cấm chợ búa, xóa bỏ tiền tệ, chúng biến đất nước thành một xã hội “quái gở” chưa từng thấy trong lịch sử: Biến những thành thị thành những “cánh đồng chết”, xóa bỏ mọi quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, tư liệu sinh hoạt, cấm học hành, cấm tín ngưỡng và tàn sát dã man hàng triệu người dân Campuchia vô tội trong đó có các thành phần như: công nhân, trí thức, tiểu thương, tiểu chủ, và những người công tác văn hóa - nghệ thuật. Chúng đã thiết lập nên một chế độ kinh tế độc quyền nhà nước cực đoan và phá hủy mọi cơ cấu kinh tế quốc dân [39,404].

về chính sách đối ngoại chúng đã thi hành chính sách phản động và hiếu chiến với mục đích chống phá cách mạng nước ngoài mà trung tâm là Việt Nam, đã từng là anh em trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc trước đây.

Cụ thể như đối với Thái Lan tiến hành các cuộc khiêu khích vũ trang như: đầu năm 1977, binh lính Khơme Đỏ đã xâm chiếm lãnh thổ Thái Lan và va chạm với quân đội Thái ở Noiparai, từ tháng 1 đến tháng 8/1977, có gần 400 cuộc tấn công xâm nhập của người Campuchia vào lãnh thổ Thái Lan, tàn sát dân thường [32,404].

Đối với Lào, tập đoàn Pôn pót - Iêng Xari cũng gây ra các cuộc xung đột vũ trang ở biên giới giữa hai nuúc và gây nhiều tổn thất.

Đối với Việt Nam, ở biên giới phía Tây - Nam từ cuối năm 1975 quân Pôn Pốt đã tiến hành nhiều vụ xâm lấn có nơi chúng tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam tới 10 km, nhu vùng Sa Thầy thuộc lãnh thố Gia Lai - Kom Tum, bắt hàng trăm dân thường, đốt phá nhà cửa. Đến tháng 12/1977, chúng đã công khai phát động cuộc chiến tranh xâm lược biên giới Tây Nam, 6 trong 7 tỉnh biên giới Tây Nam của Việt Nam bị chúng xâm lược, phá hoại mùa màng, nhà cửa và tàn sát nhiều người dân vô tội mà trước đây đã từng là bạn bè giúp đỡ cho sự nghiệp cách mạng Campuchia [32,405].

Trước tình hình đó tháng 2/1978, sau khi đẩy lùi được cuộc tấn công lấn chiếm của bọn Pôn Pốt ở biên giới, Chính phú Việt Nam đã đưa ra đề nghị chấm dứt ngay chiến sự ở biên giới, rút lực lượng vũ trang của hai bên cách xa biên giới 5km, tổ chức một Hội nghị, kí một Hiệp ước trên “cơ sở tôn trọng lãnh thô của nhau trong biên giới hiện tại ” và đạt một thỏa thuận về hình thức thích hợp và đảm bảo sự giám sát của quốc tế, nhưng chúng đã khước từ đề nghị chính đáng này [41,405].

Như vậy, rõ ràng tập đoàn Pôn pót - Iêng Xari đã có những hành động vi phạm quyền con người nghiêm trọng. Việc tập đoàn Pôn pốt - Iêng Xari giết người, tra tấn dã man đã gây làn sóng dư luận trên toàn thế giới. Dưới sự hà khắc và dã man của tập đoàn Pôn Pốt, đất nước Campuchia đã rơi vào vực thẳm cúa sự khủng khiếp và khốn cùng. Nhà báo Pháp J. Delacouture gọi đó là “c/zé độ tự diệt chủng”, một chế độ mà bản thân nó là một tội ác, đã diệt chủng gần 3 triệu người đồng loại của mình.

Với việc làm vô nhân đạo như vậy nhân dân Campuchia dưới sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam anh em, nhận được sự ủng hộ của bạn bè thế giới và nhất là dựa theo những điều khoản mà Công ước quốc tế của Liên

hợp quốc về ngăn ngừa và trìmg trị tội diệt chủng 1948. Tội ác diệt chủng ở Campuchia đã dần được đẩy lùi.

Các nỗ lực khôi phục hòa bình diễn ra sôi động trong thời gian 1989 và 1991 với hai Hội nghị quốc tế ở Paris, và một phái đoàn gìn giữ hòa bình Liên Liên hợp quốc giúp đỡ duy trì ngừng bắn.

2.3.2. Công ước về ngăn ngừa và trùng trị tội Apactliai

Nguồn gốc của chủ nghĩa Apacthai

Để nhận biết rõ ràng về chủ nghĩa Apacthai, trước hết cần xét rõ nguồn gốc vì sao lại xuất hiện chủ nghĩa này. Và thật sự sâu xa nhất chính là sự kì thị, phân biệt chủng tộc. Như đã biết chúng ta có nhiều chủng tộc và mỗi chủng tộc có đặc điểm hình dáng, mầu da khác nhau.

Phân biệt chủng tộc thường được định nghĩa là một niềm tin hoặc giáo lý rằng sự khác biệt cố hữu về sinh học giữa các chủng tộc khác nhau của loài người quyết định thành tựu phát triển cá nhân, với hệ quả rằng chủng tộc của mình siêu việt hơn và có quyền cai trị các chủng tộc khác. Phân biệt chủng tộc đôi khi được dùng đế chỉ quan niệm cho rằng dân tộc của chính mình là hưn hết (chủ nghĩa vị chủng - Ethnocentrism), sự bài ngoại (Xenophobia), các quan niệm hoặc xu hướng chống lại hôn nhân khác chủng tộc, và chủ nghĩa dân tộc cực đoan, bất kể niềm tin cụ thể nào về sự siêu việt hay tính chất thấp kém hơn được gắn trong trong các quan điếm hoặc sự thiên vị đó. Người ta đã từng sử dụng sự phân biệt chủng tộc để biện minh cho các phân biệt đối xử và

xã hội) phát triển hưn hắn, thống trị lên bộ phận người da màu trình độ còn lạc hậu, thấp kém thì việc kì thị chủng tộc càng nảy sinh nhanh và mạnh hơn. Và chủ nghĩa Apacthai càng lan rộng.

Apacthai (tiếng Hà Lan: Apartheid) là chính sách phân biệt chủng tộc mà trước đây đã được tiến hành ở Nam Phi. Từ Apacthai trong tiếng Hà Lan dùng ở châu Phi có nghĩa là sự riêng biệt, nó miêu tả sự phân chia chủng tộc giữa thiểu số người da trắng và phần đông dân số người da đen. Ban đầu, luật Apacthai sắp xếp người dân theo ba nhóm chủng tộc chính, người da trắng, người BanTu hay người châu Phi da đen, và người da màu hay người có nguồn gốc lai. về sau, người châu A, An Độ và Pakistan cũng được bổ sung thêm thành nhóm người thứ tư. Luật lệ Apacthai xác định quyền hạn, nghề nghiệp và nền giáo dục mà mỗi nhóm người được hưởng. Bộ luật ngăn cấm sự giao thiệp xã hội giữa các chủng tộc, cho quyền phân biệt các điều kiện cộng đồng và phủ nhận bất cứ sự đại diện nào của những người không thuộc nhóm người da trắng trong Chính phủ quốc gia. Người nào công khai chống lại Apacthai sẽ bị coi là người Cộng sản. Chính phủ đã ban bố những thiết chế an ninh khắc nghiệt khiến nhà nước Nam Phi trở thành một nhà nước cảnh sát.

Liên hợp quốc đã nhận thấy sự phân biệt giữa người với người dựa trên

Một phần của tài liệu Lịch sử ra đòi và phát triến của quyền con người thông qua các công ước quốc tế (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w