Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Sự phát triến một so chỉ tiêu tliế lực, thế chất, sinh lỷ và năng lực trí tuệ của học sinh trung học cơ sở tỉnh hà tĩnh (Trang 26 - 70)

4. Những đóng góp của đề tà

2.3.Phương pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp nghiên cứu các chỉ sổ thế lực

- Chiều cao: được đo ở tư thế đímg thẳng trên nền phắng, hai gót chân sát vào nhau, mắt nhìn thăng, đồng thời đảm bảo 4 điểm (chấm, lưng, mông, gót chân) chạm vào thước đo. Tư thế thẳng đứng được xác định khi đuôi mắt và lỗ tai ngoài cùng ở trên đường thắng nằm ngang, song song với mặt đất. Thước đo bang vải có độ chính xác đến 0,1 cm do Trung tâm thiết bị trường học - Bộ Giáo dục và Đào tạo sản xuất. Lấy trị số chiều cao chính xác đến 0,1 cm.

- Cân nặng: được xác định bằng cân điện tử SECA của Nhật Bản. Cân đặt trên nền đất bằng phăng. Khi cân học sinh mặc quần áo mỏng, không đi giày dép và đứng yên ở giữa bàn cân; cân vào buổi sáng khi chưa ăn. Khi số đo ổn định người làm nhiệm vụ cân ghi chép kết quả vào phiếu. Khi đọc cân nặng, đọc chính xác đến 0,1 kg, đơn vị tính trọng lượng cơ thẻ là kilôgam.

- Vòng ngực trung bình: được xác định bằng số trung bình cộng của số đo vòng ngực lúc hít vào tận lực và lúc thở ra gắng sức. Vòng ngực được đo ở tư thế thẳng đứng, đo bằng thước dây quấn quanh ngực qua mũi ức, dưới núm vú sao cho mặt phang của thước dây tạo ra song song với mặt đất. Thước đo bằng vải có độ chính xác đến 0,1 cm do Trung tâm thiết bị trường học - Bộ Giáo dục và Đào tạo sản xuất. Trước khi đo hướng dẫn học sinh cách hít vào tận lực và thở ra gắng sức. Khi đo, học sinh chỉ mặc áo mỏng. Lấy trị số vòng ngực chính xác đến 0,1 cm.

- Chỉ số pignet được tính theo công thức sau.

Pignet = Chiều cao (cm) - [Cân nặng (kg) + Vòng ngực trung bình (cm)]. Chỉ số Pignet được đánh giá dựa theo thang phân loại của Nguyên Quang Quyền và Đỗ Như Cương chỉ số càng nhỏ thì thể lực càng tốt [22].

22

- Chỉ sổ BMI gọi là chỉ số khối cơ thể tính theo công thức: Khối lượng cơ thể (kg)

BMI = --- --- [Chiều cao đứng (m)]2

Chỉ số BMI trẻ em được đánh giá theo 4 cấp độ (theo wikipedia.org/wiki/body mass index)

BMI < bách phân vị thứ 5: suy dinh dưỡng BMI = bách phân vị thứ 5 - 8 5 : bình thường BMI = bách phân vị thứ 85 - 95: nguy cơ béo phì BMI > bách phân vị thứ 95: béo phì

32 32 31 30 29 28 27 26 25 24 23 22 21 20 19 18 17 16 15 14 13

BIỂU ĐÓ BMI ĐOI VỚI NỮTỪ2ĐẺN 20 TUổl

Hình 2.1. Biểu đồ BMI đối với nam từ 2 đến 20 tuổi Hình 2.2. Biểu đồ BMI đối với nữ từ 2 đến 20 tuổi

2.3.2. Phương pháp nghiên cứu các chỉ sổ chức năng của một sổ

hệ

quan

- Tần số tim: được xác định sau khi đối tượng đã nghỉ ngoi ít nhất 15 phút và dùng ống nghe tim phổi để đo. Người đo đặt ống nghe vào ngực trái của đối tượng, ở vị trí giữa xương sườn thứ 5 và thứ 6, đếm nhịp tim trong vòng 1 phút, đo 3 lần rồi lấy giá trị trung bình. Nếu thấy kết quả ba lần đo khác nhau nhiều thì cho đối tượng nghỉ ngơi 1 5 - 2 0 phút rồi đo lại.

- Huyết áp động mạch: được xác định bằng phương pháp Korotkov. Dùng huyết áp kế đồng hồ, đo huyết áp động mạch cánh tay trái, đối tượng nằm ở tư thế thoải mái. Đo 2 lần rồi lấy giá trị trung bình của 2 lần đo.

- Tần số thở: xác định bằng cách cho đối tượng nằm trên giường, hai tay đặt lên ngực, vén áo của đối tượng lên cao hơn bụng. Quan sát bụng của đối tượng, mỗi một lần thành bụng của đối tượng nâng lên, hạ xuống thì tính là một nhịp thở. Tính số nhịp thở/1 phút.

- Thời gian nín thở tối đa: Theo liệu pháp Stange, đo thời gian nín thở ở tư thế ngồi trong trạng thái yên tĩnh. Cho đối tượng ngồi thăng trên ghế sao

cho đùi vuông góc với thân, hai tay chống lên đầu gối, cho đối tượng hít vào, thở ra 3 lần thật sâu đến lần hít vào thứ tư thì dùng ngón tay kẹp mũi và bắt đầu bấm đồng hồ tính thời gian đến khi xuất hiện thở ra sẽ biết được thời gian nín thở tối đa.

2.3.3. Phương pháp nghiên cún một so to chất vận động

- Tố chất mạnh: (Theo Sermeep, 1986) đo bằng sức bật cao tại chỗ không vung tay (cm), đứng thăng dơ cao tay, mũi chân cách tường 20cm và đánh dấu điểm chạm của đầu ngón tay giữa, sau đó bật cao tối đa và đánh dấu, lấy hiệu số độ cao giữa 2 điểm trên. Đối tượng được đo 3 lần, lấy giá trị trung bình.

- Tố chất dẻo: (Theo Sermeep, 1986) đánh giá độ dẻo cột sống của đối tượng bằng cách uốn dẻo tại chỗ về phía trước (cm). Tư thế đứng nghiêm trên ghế, 2 chân thẳng, từ từ cúi người về phía trước tới mức tối đa. Đo lặp lại 3 lần lấy kết quả cao nhất, trên mặt ghế kết quả (-), dưới mặt ghế kết quả (+).

- Tố chất nhanh: (Theo Covalep, 1975) đánh giá tố chất nhanh bằng phương pháp “Tepping test”. Đo vận động của ngón tay (số lần/5s) bằng cách chấm bút trên giấy trong thời gian 5 giây, lặp lại 3 lần, lấy giá trị trung bình.

2.3.4. Phương pháp nghiên cứu chỉ số IQ và học lực của học sinh - Chỉ số IQ:

Trí tuệ được xác định bằng phương pháp trắc nghiệm, sử dụng test “Khuôn hình tiếp diễn” của Raven bộ A, B, c, D, E (loại dùng cho người bình thường từ 6 tuổi trở lên).

Toàn bộ test Raven gồm 60 khuôn hình được chia thành 5 bộ A, B, c, D, E cấu trúc theo nguyên tắc tăng dần mức độ khó. Mỗi bộ gồm 12 khuôn hình, được bắt đầu từ khuôn hình đơn giản (khuôn hình 1) và kết thúc bằng

II 120- 129 Giỏi III 110- 119 Khá IV 90 - 109 Trung bình V 80-89 Dưới trung bình VI 70-79 Kém VII <70 Ngu độn 25

khuôn hình phức tạp (khuôn hình 12). Từ bộ A đến bộ E cũng được cấu trúc theo mức độ tăng dần. Do đó, bài tập dễ nhất trong toàn bộ test Raven là bài tập 1 của bộ A, tức là khuôn hình Ai và khó nhất là bài tập 12 của bộ E, tức là khuôn hình E12.

Từng bộ A, B, c, D, E có nội dung riêng. Trong đó: Bộ A - Thể hiện tính toàn vẹn, tính liên tục của cấu trúc. Bộ B - Thể hiện sự giống nhau giữa các cặp hình.

Bộ c - Thế hiện những thay đổi tiếp diễn trong các cấu trúc. Bộ D - Thể hiện sự thay đổi chỗ của các hình

Bộ E - Thế hiện sự phân giải hình thành các bộ phận cấu hình.

Sau khi hướng dẫn cách thực hiện, mỗi đối tượng được phát một quyển test Raven và một phiếu trả lòi đế làm bài hoàn toàn độc lập. Đối tượng thực hiện test theo trình độ vốn có của mình, không hạn chế thời gian. Song trên thực tế, không có đối tượng nào làm bài quá 60 phút.

Cứ mỗi bài tập trả lời đúng được 1 điểm. Chỉ có bài tâp nào có độ biến thiên cho phép thì mới được tính, nếu không đáp ứng yêu cầu sẽ bị loại và phải làm lại. Căn cứ vào điểm test Ra ven, chỉ số IQ được tính theo công thức sau :

IQ 15 + 100

Trong đó: IQ - chỉ số thông minh; X - điểm trắc nghiệm cá nhân; điểm số trắc nghiệm trung bình của người cùng độ tuổi; SD - độ lệch chuẩn. Sau đó đối chiếu chỉ số IQ vói tiêu chuẩn phân loại trí tuệ theo bảng phân loại hệ số thông minh của D.Wechsler. đê tính tỉ lệ phân bố học sinh theo các mức trí tuệ (bảng 2.3).

26

Bảng 2.3. Phân loại theo các mức trí tuệ

* Kết quả học lực: Đế đánh giá kết quả học lực của học sinh, dựa vào kết quả thu thập diêm tổng kết năm học, chia thành 4 nhóm học lực khác nhau: giỏi, khá, trung bình, yếu.

2.4. Phương pháp xử lý số liệu

Việc xử lý số liệu được tiến hành theo 2 bước. - Bước 1:

+ Kiểm tra các phiếu trả lời của đối tượng nghiên cứu về trí tuệ. Những phiếu nào không đáp ứng được yêu cầu nghiêm ngặt của test cần được loại bỏ và yêu cầu đối tượng làm lại.

+ Đối chiếu với tiêu chuẩn đánh giá của các loại test được sử dụng đê chấm điểm các phiếu trả lời của từng đối tượng.

+ Lập bảng thống kê số liệu theo các chỉ số nghiên cứu.

- Bước 2: Xử lý số liệu bằng phần mền Exell 2003 và phần mềm SPSS 16.0.

Chương 3. KÉT QUẢ NGHIÊN cứu VÀ BÀN LUẬN

3.1. Các chỉ số thế lực của học sinh

Thế lực là một thông số tổng họp cơ bản phản ánh sự phát triển về mặt sinh học của cơ thể và có mối hên quan nhất định với tình trạng sức khỏe. Trong đề tài này, chúng tôi nghiên cứu các chỉ số: chiều cao đứng, cân nặng cơ thể, vòng ngực trung bình và các chỉ số thể lực BMI, Pignet để đánh giá thẻ lực của học sinh. Tổng số học sinh điều tra là 2189 học sinh gồm 1149 học sinh nam và 1040 học sinh nữ từ 12 đến 15 tuổi. Kết quả nghiên cứu được trình bày trong các phần sau đây:

3.1.1. Chiều cao đủng của học sinh

Kết quả nghiên cứu chiều cao đứng của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính được thể hiện trong hình 3.1.

Hình 3.1. Chiều cao đứng (cm) của học sinh

Các số liệu được nêu trong hình 3.1 cho thấy, từ 12 đến 15 tuổi, chiều cao đứng của học sinh nam và học sinh nữ tăng liên tục. Đối với nam: chiều cao đứng tăng thêm 17,5 cm, mỗi năm tăng trung bình 5,83 cm. Đối với nữ:

chiều cao đứng tăng thêm 11,1 cm, mỗi năm tăng trung bình 3,7 cm. Nhu vậy, ở giai đoạn 1 2 - 1 5 tuổi, chiều cao của học sinh nam tăng nhanh và tăng nhiều hơn so với học sinh nữ. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với nhận xét của các tác giả khác [19], [25], [26], [56], [75], [81].

Ớ cùng một độ tuổi, chiều cao đứng của học sinh nam và học sinh nữ là không giống nhau. Cụ thế, ở tuổi 12 chiều cao của học sinh nam thấp hơn học sinh nữ 1,52 cm; ở tuổi 13 nam thấp hơn nữ là 0,95 cm. Từ tuổi 14 đến 15 chiều cao học sinh nam tăng nhanh và cao hơn học sinh nữ: ở tuổi 14 chiều cao đứng trung bình của học sinh nam cao hơn học sinh nữ 2,22 cm; ở tuổi 15 cao hơn 4,88 cm. Điều này chứng tỏ tuổi dậy thì của học sinh nữ đến sớm hơn thì nên chiều cao phát triển mạnh. Đến 1 3 - 1 5 tuổi, học sinh nam mới bắt đầu bước sang tuổi dậy thì nên chiều cao đứng phát triển mạnh và bắt đầu cao hơn so với học sinh nữ. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với số liệu của Trần Văn Dần và cs [19], Trần Đình Long và cs [56], Đỗ Hồng Cường [18], nhưng lại sớm hơn so với số liệu trong cuốn “HSSH” [75], Đoàn Yên và cs [81], Thẩm Thị Hoàng Điệp và cs [26] và của Trần Thị Loan [54].

ONam miền núi ONam thành phố

Lóp luôi

Hình 3.2. Sự khác nhau trong phát triển chiều cao của học sinh nam ở thành phố và miền núi tỉnh Hà Tình

ONữmiền núi DNữ thành phố

Lóp tuỗi

Hình 3.3. Sự khác nhau trong phát triển chiều cao của học sinh nữ ở thành phố và miền núi tỉnh Hà Tĩnh

Các số liệu được nêu trong hình 3.2, 3.3 cho thấy: cùng 1 độ tuổi chiều cao đứng của học sinh ở thành phố cao hơn nhiều so với học sinh miền núi. Cụ thế, ở tuổi 12 chiều cao đứng trung bình của học sinh nam thành phố cao hơn học sinh nam miền núi là 6,54 cm; học sinh nữ thành phố cao hơn học sinh nữ miền núi là 8,19 cm. Ở tuổi 13 chiều cao đímg trung bình của học sinh nam thành phố cao hơn học sinh nam miền núi là 8,22 cm; học sinh nữ thành phố cao hơn học sinh nữ miền núi là 8,00 cm. Ở tuổi 14 chiều cao đứng trung bình của học sinh nam thành phố cao hơn học sinh nam miền núi là 9,91 cm; học sinh nữ thành phố cao hơn học sinh nữ miền núi là 5,90 cm. Ở tuổi 15 chiều cao đứng trung bình của học sinh nam thành phố cao hơn học sinh nam miền núi là 9,33 cm; học sinh nữ thành phố cao hơn học sinh nữ miền núi là 4,5 cm. Điều này chứng tỏ chiều cao đứng của học sinh thành phố tăng nhanh và vượt xa so với học sinh miền núi.

Long và cs (1995) Điệp (1996) (2002) (2009) Nam 12 139,19 130,92 130,65 141,68 136,56 141,08 140,29 13 143,99 133,95 135,90 147,84 141,36 146,04 147,10 14 151,16 137,51 141,25 156,86 147,60 150,58 153,8 15 156,69 140,20 148,42 157,60 156,15 157,94 159,13 Nữ 12 140,71 130,59 130,86 146,06 138,49 143,05 144.02 13 144,94 135,02 137,25 148,72 142,74 149,85 148,06 14 148,93 138,95 142,74 153,01 148,58 153,86 151,62 15 151,81 143,40 146,92 154,79 150,08 154,67 152,44 30

Tốc độ tăng chiều cao đứng theo lứa tuổi ở học sinh không giống nhau giữa vùng thành phố và vùng miền núi. Học sinh nam thành phố tăng chiều cao nhanh hem học sinh nam miền núi (học sinh nam thành phố trung bình tăng 6,30 cm/năm; học sinh nam miền núi tăng 5,37 cm/năm). Trong khi đó, ngược lại học sinh nữ ở thành phố giai đoạn này tăng chậm hơn ở miền núi (học sinh nữ thành phố tăng 3,09 cm/năm, miền núi tăng 4,32 cm/năm).

Tốc độ tăng chiều cao đứng của học sinh diễn ra không đồng đều và có thời điểm tăng nhảy vọt. Chiều cao đứng của học sinh nam tăng nhanh trong giai đoạn từ 13 - 15 tuổi, của học sinh nữ từ 12 - 14 tuổi. Trong đó, thời điểm tăng trưởng nhảy vọt chiều cao đứng của học sinh nam là 14 tuổi (tăng 7,16 em), của học sinh nữ là 13 tuổi (tăng 4,24 em). Như vậy, thời điểm tăng trưởng nhảy vọt chiều cao đứng của học sinh nữ đến sớm hon so với của học sinh nam một năm. Sau thời kì tăng trưởng nhảy vọt, tốc độ tăng chiều cao đứng của học sinh nam và nữ đều chậm lại. Sở dĩ có thời kỳ tăng nhảy vọt về chiều cao là do có liên quan đến tuổi dậy thì. Ở tuổi dậy thì, hoocmon tăng trưởng và hoocmon sinh dục tiết ra mạnh nhất làm cho hệ xưcmg của các em phát triển mạnh, đặc biệt là xưemg ống dài ra rất nhanh nên chiều cao của các em cũng tăng nhanh. Thời điểm tăng trưởng nhảy vọt chiều cao đứng của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi tương đương với số liệu của Trần Văn Dần và cs [19], Đỗ Hồng Cường (năm 2009) [18], nhưng sớm hon so với số liệu trong cuốn “HSSH” [75] và các tác giả khác như Đoàn Yên và cs [81], Đào Huy Khuê [39], Thẩm Thị Hoàng Điệp và cs [26] và của Trần Thị Loan [54].

So với số liệu về chiều cao đứng của trẻ em trong công trình nghiên cứu của tác giả khác như: “HSSH” [75], Đoàn Yên và cs [81], Thẩm Thị Hoàng Điệp [26], Trần Văn Dần và cs [19], Đào Huy Khuê [39], chiều cao đứng của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi có trị số lớn hơn (bảng

31

3.1). Còn so với kết quả nghiên cứu các tác giả: Trần Đình Long và cs [55], Trần Thị Loan [54], Đỗ Hồng Cường [18] thì chiều cao đứng của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn. Sự khác nhau trong nghiên cứu của chúng tôi với các công trình nghiên cứu trước đó do nhiều nguyên nhân như đối tượng nghiên cứu thuộc các địa bàn khác nhau, có điều kiện sống khác nhau, thời điểm nghiên cứu khác nhau. Tốc độ sinh trưởng và phát triển của trẻ em không phải là hằng định mà biến đổi theo thời gian. Các nhà khoa học đã gợi những biến đổi này là hiện tượng tăng tốc hay biến đổi tăng trưởng có tính thế tục, bắt đầu xuất hiện từ thế kỷ XIX. Do đó, cần tiến hành nghiên cứu định kỳ các chỉ số thê lực của trẻ em trong phạm vi toàn quốc hoặc từng khu vực lãnh thổ. Tác động của sự tăng tốc sẽ làm thay đổi việc thiết kế các công cụ sản xuất, hàng tiêu dùng, thiết bị và cả chương trình, nội dung giảng dạy trong nhà trường cho phù hợp với tầm vóc và thể chất của học sinh nói riêng và con người Việt Nam nói chung.

3.1.2. Cản nặng của học sinh

Các kết quả nghiên cứu về cân nặng của học sinh theo lớp tuổi và theo giới tính được trình bày trong hình 3.2

Một phần của tài liệu Sự phát triến một so chỉ tiêu tliế lực, thế chất, sinh lỷ và năng lực trí tuệ của học sinh trung học cơ sở tỉnh hà tĩnh (Trang 26 - 70)