L ỜI CẢM ƠN
6. Bố cục luận văn
2.5.1. Nghiên cứu đứt gãy
Trong nghiên cứu đứt gãy, địa hoá radon thường được ứng dụng cùng với một số phương pháp nghiên cứu khác để xác định đứt gãy hiện đang hoạt động, mức độ hoạt động của các đứt gãy, vị trí của các đứt gãy đang hoạt động nằm dưới các tầng địa chất, phân đoạn mức độ hoạt động của đứt gãy, so sánh mức độ hoạt động giữa các đứt gãy và trong một số trường hợp khi kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu khác có thể xác định được hướng của các đứt gãy.
Để xác định vị trí của đứt gãy đang hoạt động, nhận biết đứt gãy hiện còn đang hoạt động hay không, so sánh mức độ hoạt động của các đứt gãy với nhau và phân đoạn hoạt động của đứt gãy, người ta lập các tuyến đo nồng độ rađon khí đất vuông góc với phương của các đứt gãy. Vị trí các dị thường ghi nhận được trên các tuyến đo là một trong các dữ liệu cho phép xác định vị trí của đứt gãy đang hoạt động. Giá trị của các dị thường là cơ sở để khẳng định đứt gãy hiện đang hoạt động, đồng thời nó cũng là dữ liệu cho phép so sánh, phân loại mức độ hoạt động của các đứt gãy. Ứng dụng này đã từng được triển khai trong nghiên cứu phân đoạn hoạt động của đứt gãy sông Mã [6], sông Hồng và sông Cả [11], so sánh mức độ hoạt động giữa các đứt gãy sông Hồng,
Chí Linh - Đông Triều và đứt gãy sông Cả, xác định vị trí của các đứt gãy đang
hoạt động nằm dưới các tầng địa chất ở Sơn Tây, Từ Liên - Quảng Bá, Sài Đồng - Gia Lâm, Hà Nội [4].
Trong một số trường hợp cụ thể, dựa vào sự phân bố dị thường rađon trên các tuyến đo, kết hợp với các tài liệu địa chất, kiến tạo, địa vật lý có thể xác định được hướng cắm của các đứt gãy. Ứng dụng này đã được nghiên cứu trên đứt gãy bên tả ngạn sông Hồng tại Phố Lu và đứt gãy bên bờ trái sông Hồng tại Yên Bái [11].