CÁCH LẤY MẪU

Một phần của tài liệu khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi (Trang 42 - 43)

Tùy theo mục đích nghiên cứu và khảo sát để lựa chọn các phương pháp lấy mẫu khác nhau.

- Mẫu cá biệt được lấy tại một vị trí xác định, ví dụ mẫu theo dõi động thái lấy ở tầng

phẫu diện… Những mẫu này là mẫu độc nhất ban đầu đồng thời là mẫu chung được xử lý để phân tích.

- Mẫu hỗn hợp là mẫu được hỗn hợp từ nhiều mẫu riêng biệt ban đầu thành mẫu chung

đại diện cho một phạm vi đất được khảo sát.

- Tùy theo hình dáng và địa hình mảnh đất cần lấy ít nhất 5 điểm phân bố đều trên toàn

diện tích theo quy tắc lấy đường chéo, đường vuông góc, đường dích dắc (hình 1). Cần tránh lấy mẫu ở các vị trí đặc thù như nơi đổ phân, vôi hay những vị trí gần bờ và các vị trí quá trũng hay quá cao.

- Các mẫu ban đầu được gom thành một mẫu gộp chung có khối lượng ít nhất 2 kg.

- Từ mẫu gộp chung, chọn thành mẫu hỗn hợp trung bình bằng cách băm nhỏ đất trộn đều

và loại bỏ bớt mẫu theo quy tắc đường chéo góc. Mẫu hỗn hợp trung bình có khối lượng

khoảng 1 kg.

- Những mẫu xác định dung trọng, tỷ trọng và độ xốp được lấy nguyên trạng thái bằng

ống đóng và các công cụ riêng.

Các mẫu đất được cho vào túi vải hoặc nhựa ghi ký hiệu mẫu và có phiếu mẫu ghi ký hiệu mẫu, độ sâu, địa điểm, ngày và người lấy mẫu...

- Những mẫu phân tích các chỉ tiêu dễ biến đổi như NH+

4, NO3-, Fe3+, Fe2+… cần phân

tích mẫu đất tươi, phải có cách bảo quản mẫu riêng (hạn chế tiếp xúc không khí, túi kín phải được loại trừ không khí, bảo quản lạnh...) và nhanh chóng phân tích ngay.

35

Một phần của tài liệu khảo sát hàm lượng lân trong đất ở nông trường phạm văn cội – củ chi (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)