Trạng thái lật động

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế thanh ổn định xe tải nâng cao tính ổn định khi quay vòng (Trang 28 - 29)

Trạng thái lật động là trạng thái lật của ô tô mà có kể đến ảnh hưởng của hệ thống trwo, khi đó thùng xe và cầu xe không bị nối cứng với nhau. Khi xe vào đường vòng thì thùng xe bị nghiêng đi nên chỉ cần lực ly tâm nhỏ là ô tô có thể bị lật, ở trạng thái lật động phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như chiều rộng đặt nhíp S/2, chiều rộng này càng ngắn thì khả năng lật càng lớn, độ cứng của nhíp là yếu tố ảnh hưởng rất lớn, nhíp càng cứng thì khả năng bị lật của ô tô càng cao. Ngoài ra chiều cao trọng tâm xe thay đổi cũng là yếu tố ảnh hưởng, chiều cao trọng tâm xe luôn thay đổi trong trường hợp này. Mặt khác các yếu tố như sự nghiêng thân xe, tâm nghiêng ngang cầu xe và trục lắc dọc thân xe là các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lật bên của xe. Như vậy tính ổn định động là nguy hiểm hơn rất nhiều sơ với ổn định tĩnh.

Để tăng khả năng chống lật, trong ô tô về kết cấu người ta thiết kế hạ thấp chiều cao trọng tâm, tăng chiều rộng đặt nhíp, tăng chiều rộng cơ sở và bố trí them thanh ổn định ngang.

Thanh ổn định ngang lắp trên ô tô là bộ phận đàn hồi phục vụ chức năng hạn chế sự nghiêng thân xe. Thanh ổn định chỉ làm việc khi nào có sự chênh lệch phản lực thẳng đứng đặt lên bánh xe. Trong trường hợp xe chạy trên nền không bằng phẳng hoặc quay vòng, dưới tác dụng của lực ly tâm làm phản lực thẳng đứng hai bên bánh xe thay đổi làm tăng độ nghiêng thùng xe, thanh ổn định có tác dụng khi xuất hiện sự chênh lệch phản lực thẳng đứng đặt lên bánh xe nhằm san bớt tải trọng từ bên cầu nhiều sang bên cầu chịu ít tải.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thiết kế thanh ổn định xe tải nâng cao tính ổn định khi quay vòng (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)