Các thông số của sợi quang

Một phần của tài liệu NGHIÊN cửu THIẾT ké TUYẾN THÔNG TIN QUANG sử DỤNG CÔNG NGHỆ DWDM (Trang 34 - 38)

2.2.3.1. Suy hao của sọi quang

Công suất quang truyền tải trên sợi giảm dần theo cự ly với quy luật hàm số mũ tưong ứng như tín hiệu điện. Biếu thức của hàm số truyền công suất có dạng:

P(z) = P ( 0 ) xei oz (2-2)

Trong đó: p (0) là công suất ở đầu sợi (z = 0). p (z) là công suất ở cự ly z tính từ đầu sợi.

P| =Po = P(L)

ơ

L

Hình 2.6: Công suất truyền trên sọi

Trong đó : Pi = p (0) công suât đưa vào sợi. p2 = p (L) công suất ở cuối sợi. Hê số suy hao trung bình : a (dB /km) =

L( km)

Trong đó : A là suy hao của sợi. L là chiều dài của sợi.

Các nguyên nhân gây tốn hao trên sọi quang

-. Suy hao do hấp thụ

+ Sự hấp thụ của các tạp chất kim loại.

Các tạp chất kim loại trong thủy tinh là một trong những nguồn hấp thụ năng lượng ánh sáng, các tạp chất thường gặp là sắt (Fe), đồng (Cu), mangan (Mn), cobar (Co) và niken (Ni). Mức độ hấp thụ của từng tạp chất phụ thuộc vào nồng độ tạp chất và bước sóng ánh sáng truyền qua nó. Đe có được sợi quang có độ suy hao dưới 1 dB/Km cần phải có thủy tinh thật tinh khiết với nồng độ tạp chất không quá 10'9.

+ Sự hấp thụ của ion OH.

Các liên kết giữa Si02 và các ion OH của nước còn sót lại trong vật liệu khi chế tạo sợi quang cũng tạo ra mật độ suy hao hấp thụ đáng kế. Đặc biệt độ hấp thụ tăng vọt ở các bước sóng gần 950 nm, 1240 nm, 1400 nm. Như vậy độ ẩm là một trong những nguyên nhân gây ra suy hao sợi quang.

+ Sự hấp thụ cực tím và hồng ngoại.

Ngay cả khi sợi quang được chế tạo từ thủy tinh có độ tinh khiết cao, sự hấp thụ vẫn xảy ra. Vì bản thân thủy tinh tinh khiết cũng hấp thụ ánh sáng vùng

cực tím và vùng hồng ngoại, sự hấp thụ trong vùng hồng ngoại sẽ gây trở ngại cho khuynh hướng sử dụng các bước sóng dài trong thông tin quang.

- Suy hao do tản xạ

+ Tán xạ Rayleigh

Khi sóng điện từ truyền trong môi trường điện môi gặp những chỗ không đồng nhất trong sợi quang do cách sắp xếp các phần tử thủy tinh, các khuyết tật như bọt khí, các vết nứt sẽ gây ra hiện tượng tán xạ. Khi kích thước của vùng không đồng nhất vào khoảng một phần mười bước sóng thì chúng trở thành những nguồn điểm đế tán xạ. Các tia truyền qua những điểm không đồng nhất này sẽ tách ra nhiều hướng khác nhau, chỉ một phần năng lượng ánh sáng tiếp tục truyền theo hướng cũ phần còn lại sẽ truyền theo hướng khác, thậm chí truyền ngược lại nguồn quang.

+ Tán xạ do mặt phân cách giữa lỗi và lóp vỏ không hoàn hảo

Khi tia sáng truyền đến những chỗ khuyết tật (lõi) giữa lõi và lớp bọc, tia sáng sẽ bị tán xạ. Lúc đó có một tia tới sẽ có nhiều tia phản xạ với các góc phản xạ khác nhau. Những tia có góc phản xạ nhỏ hon góc tới hạn sẽ khúc xạ qua lóp bọc và suy hao dần.

- Suy hao bị uốn cong

+ Vi uốn cong

Khi sợi quang bị chèn ép tạo nên những chồ uốn cong nhỏ thì suy hao của sợi cũng tăng lên. Suy hao này xuất hiện do tia sáng bị lệch trục khi đi qua những chồ vi uốn cong đó. Hay nói cách khác, sự phân bố thường bị xáo trộn khi đi qua những chồ uốn cong và dẫn tói sự phát xạ năng lượng khỏi sợi. Đặc biệt là sợi đon mode rất nhạy với những chỗ vi uốn cong nhất là bước sóng dài.

+ Uốn cong

Khi sợi uốn cong với bán kính uốn cong càng nhỏ thì suy hao càng tăng. - Suy hao moi hàn

Khi hàn nối các sợi quang, chúng ta nối đầu sợi quang lại với nhau chuấn trục. Neu lõi của hai sợi không được gắn với nhau chính xác và đồng nhất thì phần ánh sáng đi qua khỏi sợi này sẽ không vào sợi kia hoàn toàn, gây ra suy

2.2.3.2. Tán sắc

Tương tự như tín hiệu điện, tín hiệu quang truyền qua sợi quang cũng biến dạng, hiện tượng này gọi là tán sắc. Sự tán sắc làm méo dạng tín hiệu analog và làm xung bị chồng lấp trong tín hiệu digital. Sự tán sắc làm hạn chế dải thông của đường truyền dẫn quang.

Độ tán sắc tống cộng của sợi quang kí hiệu là D, đơn vị là s, được xác định bởi công thức:

Trong đó: Tị, r0 là độ rộng của xung vào và xung ra, đơn vị là (S). Độ tán sắc qua mỗi km được tính bằng đơn vị ns/km hoặc ps/km.

Đối với loại tán sắc do chất liệu người ta đánh giá độ tán sắc trên mồi km sợi ứng với mỗi nm của bề rộng phố của nguồn quang lúc đó đơn vị được tính là ps/nm.km.

Hình 2.7. Dạng xung vào và xung ra sau hiện tuựng tán sắc

Các nguyên nhân gây tán sắc

-Tán sắc mode

Tán sắc mode là do năng lượng của ánh sáng phân tán thành nhiều mode, mỗi mode lại truyền với vận tốc nhóm khác nhau nên thời gian truyền khác nhau. Tán sắc mode chỉ phụ thuộc vào kích thước sợi đặc biệt là đường kính lõi sợi. Hiện tượng này chỉ xuất hiện ở sợi đa mode.

-Tản săc săc thê

Tán sắc thế là do tín hiệu quang truyền trên sợi không phải là đơn sắc mà gồm một khoảng bước sóng nhất định. Mồi bước sóng lại có vận tốc truyền khác nhau nên thời gian truyền khác nhau.

+ Tán sắc chất liệu

Chiết suất của thuỷ tinh thay đôi theo bước sóng nên vận tốc truyền của ánh sáng có bước sóng khác nhau cũng khác nhau. Đó là nguyên nhân gây nên tán sắc chất liệu. Tán sắc chất liệu cho biết mức độ nới rộng xung của mỗi nm bề rộng phổ nguồn quang qua mỗi km sợi quang. Đơn vị của độ tán sắc do chất liệu M là ps/nm.km.

Ớ bước sóng 850nm, độ tán sắc cho chất liệu M khoảng 90 đến 120ps/nm.km. Neu sử dụng nguồn quang là LED có bề rộng phổ AẦ = 50 nm thì độ nới rộng xung quang khi truyền qua mỗi km là:

Dmat = M . (2-6)

Dmat =100 ps/nm.km X 50 nm = 5 ns/km. (2-7) Còn nếu nguồn quang là laser diode có AẰ = 3 nm thì độ nới rộng xung chỉ khoảng 0,3ns/km.

Ớ bước sóng 1300 nm tán sắc do chất liệu bằng tán sắc ống dẫn sóng nhưng ngược dấu nên tán sắc sắc thế bằng không. Do đó bước sóng 1300 nm thường được chọn cho các đường truyền tốc độ cao.

Ớ bước sóng 1550 nm độ tán sắc do chất liệu khoảng 20 ps/nm.km. + Tán sắc do tác dụng của ống dẫn sóng

Sự phân bố năng lượng ánh sáng trong sợi quang phụ thuộc vào bước sóng gây nên sự tán sắc ống dẫn sóng. Tán sắc do ống dẫn sóng thay đổi theo bước sóng.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cửu THIẾT ké TUYẾN THÔNG TIN QUANG sử DỤNG CÔNG NGHỆ DWDM (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w