Những bất cập trong cách quản lý của Nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý của Nhà nước đối với các Công ty phát hành Chứng khoán ở Việt Nam ppt (Trang 25 - 27)

II. Thực trạng sự quản lý nhà nước đối với các công ty phát hành

3. Những bất cập trong cách quản lý của Nhà nước

Sau 4 năm đi vào hoạt động thị trường chứng khoán Việt Nam đã có những

thành quả rất đáng khích lệ, khung pháp lý cũng ngày được hoàn thiện để quản lý

các công ty phát hành chứng khoán, thực tế so với một số nước như:

* Thị trường chứng khoán Nhật Bản

- Năm 1948, Nhật Bản đã ban hành Bộ Luật về chứng khoán. Bên cạnh đó,

Nhật Bản cũng đã ban hành những luật khác, như luật Công ty chứng khoán nước

ngoài; Luật đầu tư chứng khoán tín thác; Luật kế toán công cộng; Luật liên quan

đến nghiệp vụ lưu ký và ghi sổ chứng chỉ cổ phiếu; Luật quản lý hoạt động tư vấn đầu tư chứng khoán. Trước đây việc quản lý chứng khoán và thị trường chứng

khoán do Bộ tài chính đảm nhiệm. Từ thực tiễn cho thấy, TTCK Nhật Bản sẽ gặp

nhiều khó khăn nếu không có một cơ quan quản lý độc lập, nhất là việc quản lý các

Công ty phát hành chứng khoán. Vì vậy, năm 1992 đã thành lập Uỷ ban Giám sát

chứng khoán (SESC) độc lập.

Hiện nay, Nhật Bản có 8 Sở Giao dịch Chứng khoán(SGDCK), trong đó có

3 SGDCK giao dịch tất cả các loại chứng khoán, chiếm 98,1% tổng giá trị giao

dịch trên toàn toàn. Các SGDCK Nhật là các tổ chức tự quản chịu sự chi phối bởi

Luật Chứng khoán và giao dịch chứng khoán, tuy nhiên Nhật vẫn duy trì phương

thức đấu giá công khai cổ truyền.

* Thị trường chứng khoán Mỹ

- Bên cạnh hệ thống luật pháp chung, Mỹ đã ban hành Luật Chứng khoán

về phát hành, còn Luật Giao dịch chứng khoán (1934) điều chỉnh việc mua bán

chứng khoán đã phát hành. Luật này quy định chế độ đăng ký, báo cáo cũng như các quy định chống đầu cơ, mua bán nội gián. Mỹ còn các Luật khác hỗ trợ cho

việc quản lý TTCK như: Luật Công ty đầu tư, Luật bảo vệ nhà đầu tư chứng

khoán, Luật tín thác…

Uỷ ban Chứng khoán (SEC) là cơ quan độc lập có quyền lực cao nhất trong

việc quản lý TTCK Mỹ. Chức năng chính là ban hành các quy chế, quy định về

TTCK, có quyền thanh tra, kiểm tra và truy tố các tổ chức kinh doanh chứng khoán

vi phạm pháp luật; quản lý, cấp hoặc thu hồi giấy phép đối với các SGDCK, Công

ty môi giới, Nhà giao dịch, Công ty đầu tư…

Mặc dù TTCK của các nước này ra đời sớm, có hệ thống luật pháp về TTCK được coi là khá hoàn chỉnh tạo nên môi trường pháp lý tốt cho hoạt động

của TTCK, nhưng để quản lý tốt TTCK các nước này vẫn cần phải có cơ quan

quản lý nhà nước về lĩnh vực này.

- Hầu như các nước đều thực hiện hai cách phát hành chứng khoán để huy động vốn. Phát hành tư nhân là phát hành chứng khoán có tính chất riêng lẻ cho

một số lượng hạn chế nhất định các cá nhân hoặc tổ chức đầu tư. Phát hành chứng

khoán ra công chúng tức là phát hành rộng rãi chứng khoán cho tất cả các cá nhân,

các tổ chức hoặc nhóm cá nhân hay nhóm tổ chức. Ranh giới giữa phát hành tư nhân và phát hành ra công chúng được phân biệt bằng các quy định giới hạn số lượng người mua. Thí dụ ở Hoa Kỳ phát hành chứng khoán ra công chúng là bán cho trên 200 tổ chức hoặc cá nhân (không tính đến các cá nhân là người lao động

tại Công ty), còn ở Nhật Bản cũng bán 200, ở Ba Lan bán 300, Thái Lan và Indonexia bán 50. Nếu bán thấp hơn các mức ở trên thì gọi là phát hành tư nhân.

Việc phân biệt hai loại phát hành ở trên là nhằm mục đích bảo vệ người đầu

tư, nếu phát hành rộng rãi ra công chúng thì phải tuân thủ các quy định chặt chẽ hơn và phải bảo đảm các điều kiện nhất định do Uỷ ban chứng khoán nhà nước

quy định nhằm hạn chế rủi ro cho công chúng là người mua chứng khoán. Đây là kinh nghiệm mà Việt Nam cần học hỏi.

Nhìn vào cách quản lý của một số nước trên Thế giới ta mới thấy được rằng các văn bản pháp quy của Việt Nam chưa thực sự mang tính thị trường, chưa theo

kịp tốc độ phát triển, thay đổi của thị trường. Chưa tạo lập được hành lang pháp lý, tạo môi trường đầu tư lành mạnh, công bằng để thị trường chứng khoán hoạt động ổn định và tạo được sự yên tâm cho các tổ chức phát hành. Quy mô các công ty phát hành còn nhỏ, lượng cổ phiếu trái phiếu phát hành chưa đủ lớn để có thể mở

rộng thị trường, các cơ quan quản lý chưa có giải pháp hữu hiệu để tạo cầu cho thị trường chứng khoán.

Vì vậy các cơ quan quản lý Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu và áp dụng về

các chính sách quản lý phù hợp như thuế và mang tính khuyến khích trong thời gian đầu đối với các công ty phát hành. Sớm ban hành các văn bản hướng dẫn nghị định, hoàn thiện hệ thống giao dịch, nâng cao chất lượng, tạo lòng tin cho nhà đầu tư. Do đó cần phải có sự quản lý của Nhà nước ngày một tốt hơn.

PHẦN 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ QUẢN LÝ

PHÙ HỢP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu Luận văn: Quản lý của Nhà nước đối với các Công ty phát hành Chứng khoán ở Việt Nam ppt (Trang 25 - 27)