Một số kinh nghiệm chủ yếu về lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc tu 1997 den 2005 (Trang 93)

HIỆN CHÍNH SÁCH DÂN TỘC CỦA ĐẢNG BỘ TỈNH THÁI NGUYÊN

Từ những thành tựu đã đạt được cũng như những khuyết điểm, yếu kém trong việc lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc của Đảng bộ Thái Nguyên (1997- 2005), có thể rút ra một số kinh nghiệm sau đây:

3.2.1. Kết hợp chặt chẽ sự giúp đỡ của Trung ƣơng, tƣơng trợ của các địa phƣơng khác, với tinh thần nỗ lực tự thân trong thực hiện chính sách dân tộc

Chính sách dân tộc của Đảng, xét về mục tiêu thì không có gì khác ngoài yêu cầu khai thác mọi tiềm năng của đất nước phục vụ nhân dân, cải thiện, nâng cao đời sống con người, giải phóng đồng bào các dân tộc thoát khỏi cảnh nghèo khó, đói rét, bệnh tật, lạc hậu, thực hiện được trong thực tế quyền bình đẳng giữa các dân tộc thiểu số và đa số trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Chính vì vậy, tập trung sức đầu tư phát triển chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành. Tuy nhiên, đây là một quá trình lâu dài, gian khổ, hết sức phức tạp. Việc xác định được con đường, biện pháp, hình thức, bước đi thích hợp đối với từng vùng dân tộc là hết sức cần thiết. Cần hết sức tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội, duy ý chí, tất nhiên cũng không thể trì trệ, kéo dài.

93

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương, chính sách đúng đắn, làm thay đổi bộ mặt vùng miền núi dân tộc, trong đó có các chương trình quan trọng như: Chương trình phát triển kinh tế- xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa (Quyết định 135,138), Quyết định số 134/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở và nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo, đời sống khó khăn...

Đảng và Nhà nước cũng luôn tạo điều kiện quan tâm, giúp đỡ các dân tộc thiểu số để các dân tộc thấy được vị trí, vai trò của mình trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam, làm cho đồng bào hiểu nhiều hơn về Đảng, gắn bó tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước.

Tuy nhiên, đường lối, chính sách nói chung và đường lối, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước nói riêng là xuất phát từ tình hình chung và thực hiện trên phạm vi cả nước. Vì thế, các địa phương phải quán triệt quan điểm, đường lối chính sách chung nhưng không thể rập khuôn máy móc chủ trương, biện pháp chung mà phải cụ thể hóa thành chủ trương, biện pháp riêng phù hợp với địa phương, từng vùng, từng dân tộc, trong mỗi thời điểm. Nhiệm vụ thường xuyên và quan trọng của các cấp ủy Đảng, chính quyền, mặt trận ở địa phương là phải hiểu rõ các điều kiện tự nhiên, xã hội, lối sống, sinh hoạt văn hóa của từng dân tộc. Có như vậy mới đề ra và tự giác thực hiện tốt những chủ trương, chính sách, biện pháp về vấn đề dân tộc, tránh được chủ quan, duy ý chí, rập khuôn, áp đặt máy móc những hình thức tổ chức và cách làm không phù hợp với tình hình đặc điểm các vùng dân tộc.

Những yếu kém, hạn chế của công tác dân tộc trong những năm đổi mới và hiện nay ở tỉnh Thái Nguyên có nhiều nguyên nhân, trong đó phổ biến là chưa nghiên cứu sâu sắc, nắm vững tình hình thực tế ở địa phương, chưa khai thác được

94

tiềm năng thế mạnh của vùng. Đặc biệt, Thái Nguyên có lợi thế lớn đó là nơi có 5 trường đại học đóng trên địa bàn. Nhưng hiện nay lợi thế này chưa được khai thác có hiệu quả...

Trong những năm tới, để phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Thái Nguyên nói chung và vùng miền núi dân tộc nói riêng, tỉnh Thái Nguyên cần có chủ trương khai thác, phát huy vai trò của các cơ quan trung ương đóng trên địa bàn, đặc biệt là trí tuệ của các nhà khoa học đang công tác tại các trường Đại học vào việc hoạch định chính sách nói chung và chính sách dân tộc nói riêng, thực hiện chuyển giao công nghệ, đào tạo đội ngũ cán bộ dân tộc tại chỗ,... phục vụ cho công tác dân tộc ngày càng tốt hơn. Mặt khác, cần tăng cường đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học và có chính sách ưu đãi đội ngũ làm công tác khoa học ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số. Có chính sách ưu tiên, khuyến khích con em đồng bào các dân tộc thiểu số vào học các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học sau đó trở về quê hương công tác.... nhằm phát triển kinh tế, chống đói nghèo, xây dựng quê hương Thái Nguyên ngày càng giàu đẹp.

Bên cạnh sự giúp đỡ của Trung ương, sự nỗ lực tự thân trong thực hiện các chính sách dân tộc, tỉnh Thái Nguyên cũng cần có sự tương trợ của các địa phương khác trong cả nước, đặc biệt là các tỉnh lân cận. Sự giúp đỡ của các địa phương về kinh nghiệm, vốn, về khoa học công nghệ... đây là những nhân tố quan trọng giúp nhân dân các dân tộc Thái Nguyên vượt lên đói nghèo, phát triển kinh tế- xã hội.

Như vậy, cần phải khẳng định, phát triển kinh tế, xã hội ở miền núi và vùng dân tộc thiểu số ở Thái Nguyên là một bộ phận hữu cơ trong chiến lược phát triển kinh tế quốc dân của cả nước, là trách nhiệm chung của cả nước, nhưng trước hết là trách nhiệm của bản thân Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên. Nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên phải phát huy ý chí tự lực, tự cường, chống tư tưởng ỷ lại, chờ đợi, khai thác và xây dựng miền núi, vùng dân tộc

95

thiểu số tỉnh Thái Nguyên vì lợi ích trực tiếp của nhân dân các dân tộc trong tỉnh đồng thời vì lợi ích chung của nhân dân cả nước.

3.2.2. Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị địa phƣơng nhất là ở cấp cơ sở trong thực hiện chính sách dân tộc.

Hệ thống chính trị cơ sở có vị trí quan trọng, là cơ quan lãnh đạo quần chúng thực hiện mọi chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Bên cạnh đó, hệ thống chính trị ở cơ sở vùng dân tộc có vai trò to lớn trong việc thực hiện dân chủ và quyền làm chủ của quần chúng, thực hiện chức năng điều hành và quản lý xã hội, phát huy vai trò chủ động sáng tạo của đồng bào để phát triển kinh tế- xã hội. Do vậy, việc xây dựng củng cố tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể ở cơ sở là một trong những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của tỉnh Thái Nguyên trong thời gian vừa qua.

Thực tiễn ở tỉnh Thái Nguyên cho thấy, muốn xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc vững mạnh, phải củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh về cả chính trị, tư tưởng và tổ chức, phát triển Đảng viên mới, nâng cao trình độ văn hóa, lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ Đảng viên.

Trong công tác phát triển Đảng cần hướng vào các đối tượng trẻ tuổi, có văn hóa, trưởng thành từ phong trào quần chúng. Tổ chức Đảng và Đảng viên phải sâu sát thực tiễn, am hiểu tình hình thực tế của địa phương, hiểu rõ tâm tư, nguyện vọng, yêu cầu của quần chúng nhân dân, biết xác định trọng tâm lãnh đạo, trọng tâm công tác trong từng thời điểm thích hợp.

Xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức của Mặt trận và các đoàn thể quần chúng ở vùng dân tộc vững mạnh, phát huy vai trò của phụ nữ, đoàn viên thanh niên, hội nông dân, hội cựu chiến binh... trong việc phát động các phong trào giúp nhau làm kinh tế, xóa đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa, bảo vệ an ninh Tổ quốc... Xây dựng tổ chức chính quyền cơ sở vùng dân tộc vững mạnh, thực sự là của dân,

96

do dân, vì dân, vươn lên đảm nhiệm công tác quản lý mọi mặt hoạt động của địa phương, giúp nhân dân xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Tổ chức chính quyền và cán bộ chính quyền vùng dân tộc cần phải được bồi dưỡng, đào tạo và tự mình phải học tập, rèn luyện, có đủ năng lực, phẩm chất để hoàn thành nhiệm vụ, được nhân dân tin tưởng. Mỗi cán bộ cần có trình độ nhất định về khoa học- kỹ thuật, nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, biết lãnh đạo, quản lý, điều hành, định hướng cho đồng bào phát triển kinh tế- xã hội đúng hướng, biết cụ thể hóa và lãnh đạo thực hiện thắng lợi Nghị quyết, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở địa phương.

Quan tâm đến dân chủ hóa đời sống xã hội, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, thực hiện trong thực tế quyền lực của nhân dân bằng những cơ chế được cụ thể hóa rõ ràng, khắc phục các vi phạm quy chế dân chủ, sống xa dân, quan liêu, mệnh lệnh với dân. Đây là điều kiện rất cần thiết để nhân dân tích cực, chủ động tham gia xây dựng, thực hiện và giám sát việc thực hiện các chính sách, chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội, an ninh, quốc phòng ở địa phương.

Làm tốt công tác cán bộ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện và phát huy quyền làm chủ của các dân tộc thiểu số trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Do vậy, yêu cầu đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc là yêu cầu vừa cấp bách, vừa cơ bản lâu dài. Đây là nội dung lớn của chính sách dân tộc, là vấn đề then chốt để thực hiện chính sách dân tộc ở địa phương. Phải chăm lo đào tạo cán bộ dân tộc cho tất cả các lĩnh vực, xây dựng cốt cán trung thành, vững vàng về chính trị, có phẩm chất năng lực thật sự, có uy tín lãnh đạo quần chúng. Công tác cán bộ dân tộc có nhiều khó khăn phức tạp, do đó, phải có quy hoạch, tạo nguồn, có chế độ, hình thức đào tạo thích hợp, có quy chế tuyển sinh thích hợp với từng dân tộc, quản lý và sử dụng tốt số cán bộ đã có và phải chú ý xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở vì đội ngũ đó gắn liền với quần chúng.

97

Tại Thái Nguyên, công tác quy hoạch, đào tạo bồi dưỡng cán bộ là người dân tộc thiểu số được các cấp ủy Đảng rất quan tâm. Về số lượng cán bộ ở từng dân tộc thì hướng phát triển là theo tỷ lệ tương ứng với số dân và tương ứng với địa bàn phân bố dân cư của từng dân tộc. Ưu tiên bổ sung cho đội ngũ cán bộ ở địa phương. Để có đội ngũ cán bộ có chất lượng đủ năng lực đảm đương chức phận của mình, nhất thiết phải thông qua đào tạo từ cơ bản rồi đi vào chuyên ngành. Có quy hoạch tổng thể trong khâu đào tạo, chú ý đào tạo những nghề cần thiết cho việc khai thác tiềm năng, thế mạnh, cho sự phát triển bền vững của địa phương và của tộc người. Nhà nước thực hiện chế độ ưu tiên trong quá trình đào tạo. Sau khi được đào tạo, bồi dưỡng, Tỉnh ủy bố trí sử dụng cán bộ dân tộc phù hợp để phát huy được vai trò, tác dụng tích cực của họ, thường xuyên giúp đỡ để họ xứng đáng với sự tin cậy của nhân dân. Đối với cán bộ người dân tộc Kinh hiện đang hoạt động ở cơ sở ngwời dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa do tình hình địa phương chưa có đủ cán bộ, thì Nhà nước và địa phương có chế độ đãi ngộ thích hợp, coi đó là sự động viên để họ an tâm và đóng góp sức lực vào công việc hoạt động tại cơ sở.

Trong những năm qua, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên không ngừng chăm lo xây dựng hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc. Chính vì vậy, hệ thống chính trị cơ sở vùng đồng bào dân tộc từng bước được củng cố, kiện toàn. Các tổ chức Đảng không ngừng được củng cố, trong sạch vững mạnh, thực hiện tốt chức năng lãnh đạo của mình, đội ngũ Đảng viên vùng dân tộc được phát triển cả về số lượng và chất lượng. Chính quyền vững mạnh, cụ thể hóa được chủ trương của cấp ủy, hiệu lực điều hành, quản lý của chính quyền cơ sở có sự chuyển biến. Hệ thống tổ chức của Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể quần chúng luôn được củng cố, ngày càng vững mạnh, xây dựng. Bộ máy Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng từng bước được phát huy tác dụng lãnh đạo, quản lý, điều hành, vận động đồng bào

98

phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm an toàn trật tự an ninh xã hội, thực hiện tốt các chính sách xã hội ở địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.3. Phải xác định đƣợc trọng tâm, trọng điểm để đầu tƣ các nguồn lực, tạo ra các bƣớc phát triển đột phá

Các dân tộc thiểu số tỉnh Thái Nguyên trừ một bộ phận sống ở khu vực thành phố, trung du, còn phần lớn sinh sống ở miền núi, nơi có nhiều tiềm lực kinh tế to lớn, nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng bao gồm đất, rừng, khoáng sản, cây công nghiệp, cây đặc sản, danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử. Tuy nhiên, trình độ phát triển kinh tế, xã hội ở các vùng này còn chậm, kinh tế hàng hóa ít phát triển, kinh tế tự nhiên tự cấp tự túc còn chiếm tỷ trọng lớn. Công tác định canh định cư tuy đạt một số thành tựu nhưng hiệu quả thấp và chưa vững chắc. Đời sống của đại bộ phận dân cư vùng đồng bào dân tộc còn nhiều khó khăn, tỷ lệ mù chữ và thất học còn cao.

Để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, từng bước thu hẹp sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, văn hóa giữa các dân tộc thiểu số với đa số, giữa miền núi với miền xuôi nhất thiết phải phát triển toàn diện cả kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, trong đó trọng tâm là phát triển kinh tế, xã hội gắn với việc thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, quan tâm đúng mức đến việc cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của từng dân tộc.

Xuất phát từ những kinh nghiệm, khả năng và điều kiện vốn có của các dân tộc thiểu số, miền núi ở tỉnh Thái Nguyên, trong những năm trước mắt cũng như lâu dài các ngành nông, lâm nghiệp cần phát triển mạnh, trên quy mô lớn. Hiện nay nghề rừng chưa đủ điều kiện phát triển trên quy mô lớn, theo hướng thâm canh, chuyên môn hóa với phát triển tổng hợp. Nhưng trước mắt có thể đầu tư, cải tạo, tu bổ diện tích rừng trồng đảm bảo khai thác cho nhu cầu nguyên liệu, nhu cầu đời sống và một phần xuất khẩu. Mở rộng việc giao đất, giao rừng cho hộ gia đình tự

99

chủ kinh doanh, đặc biệt là đất trống, đồi trọc không hạn chế về diện tích. Bên cạnh đó, tỉnh cần tăng cường gọi vốn đầu tư của các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình trong việc kinh doanh nghề rừng.

Các cây công nghiệp dài ngày như cây chè cần được đầu tư phát triển trên quy mô lớn, tạo ra hàng hóa mũi nhọn phục vụ nhu cầu trong nước và nhất là xuất khẩu. Một số cây đặc sản cũng cần được quan tâm phát triển mạnh như cam, quýt, hồng... Chăn nuôi đại gia súc như trâu, bò để lấy thịt, lấy sữa cung cấp cho nhu cầu trong và ngoài tỉnh cũng cần được chú ý. Hiện nay, Thái Nguyên đã và đang tiếp tục mở rộng diện tích trồng chè và các loại cây đặc sản mũi nhọn nhằm đạt mục tiêu phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo việc làm và tăng thu nhập cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh.

Bên cạnh việc phát triển công nghiệp chế biến phục vụ cho việc phát triển

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo thực hiện chính sách dân tộc tu 1997 den 2005 (Trang 93)