Thống nhất Việt Minh và Liên Việt đưa cuộc kháng chiến đi tớ

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất thời kỳ 1945 1954 (Trang 63 - 104)

tới thắng lợi (1951-1954)

2.2.1. Chủ trương của Đảng

Từ tháng 8-1948, trong công tác lãnh đạo Mặt trận, Đảng chủ yếu tập trung làm rõ các vấn đề về chủ trương, chính sách và cách thức tiến hành thống nhất Việt Minh và Liên Việt.

Vấn đề thống nhất Việt Minh và Liên Việt lần đầu tiên được đề cập trong Thông tri của Ban thường vụ Trung ương ngày 8-8-1948. Thông tri cho rằng, từ sau khi HLV ra đời đến nay, sự tồn tại một lúc 2 hình thức tổ chức mặt trận đã gây ra khó khăn, lúng túng cho công tác lãnh đạo quần chúng của Đảng. Cán bộ của ta thiếu, không đủ để lãnh đạo cả hai hình thức Mặt trận. MTVM, từ sau cách mạng tháng Tám trở thành “một hình thức hẹp” vì chưa thu hút được đông đảo giới trí thức, tư sản. Và gần đây thì Liên Việt “đã phát triển khá”. Từ thực tế đó, Thường vụ Trung ương đã quyết định sẽ “đưa ra

Đại hội vấn đề thống nhất Việt Minh và Liên Việt. Vấn đề này, sau khi đại hội quyết định sẽ thi hành ngay” [28, tr.158].

Điều này cho thấy, qua thực tiễn của công tác Mặt trận, Đảng đã nhận thấy sự tồn tại của 2 hình thức tổ chức Mặt trận trong một MTDTTN gây ra khó khăn cho công tác lãnh đạo Mặt trận của Đảng. Đồng thời, tổ chức Việt Minh đã thu hẹp, trong khi tổ chức Liên Việt phát triển khá. Do đó, vấn đề thống nhất 2 hình thức tổ chức MTVM và HLV đang đặt ra một cách khẩn trương.

Để chuẩn bị cho việc thống nhất, Thông tri yêu cầu: sau Đại hội của Hội sẽ có Hội nghị đại biểu Việt Minh toàn quốc. Cần chú ý cử những đại biểu xứng đáng đến dự; sau Hội nghị đại biểu Việt Minh toàn quốc, Hội nghị Trung ương Liên Việt mở rộng sẽ họp để thực hiện việc thống nhất. Vì vậy, cần chuẩn bị một số hội viên để đưa vào các cấp Liên Việt làm Đảng đoàn và lựa chọn sẵn một số đại biểu của các giới (người ngoài Đảng) để đưa vào các cấp Liên Việt. Các hội viên sẽ vào làm Đảng đoàn các cấp Liên Việt phải đứng tuổi, có uy tín thực sự trong quảng đại quần chúng. Số hội viên này không nên choán hết Ban chấp hành Liên Việt các cấp.

Thông tri vạch rõ: “lần đầu tiên thực hiện việc thống nhất hai hình thức của mặt trận, chúng ta cần thận trọng, vì các giới quần chúng sẽ trông vào và xét đoán sự lựa chọn đại biểu của chúng ta” [28, tr.159].

Từ 8-8 đến 16-8-1948, Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ 5 của Đảng họp. Trong bản Báo cáo “Chúng ta chiến đấu cho độc lập và dân chủ” đã đề ra “Nhiệm vụ cần kíp” của Đảng về công tác MTDTTN là: tiến tới thống nhất Việt Minh, Liên Việt, chấn chỉnh các tổ chức quần chúng. Theo Báo cáo, hiện nay Mặt trận có những đặc điểm sau:

Mặt trận rất rộng rãi, bao gồm mọi tầng lớp nhân dân, không phân biệt giàu nghèo, chủng tộc, tôn giáo. Tuy nhiên, số lượng quần chúng nhân dân trong tổ chức Mặt trận chỉ là số ít so với toàn thể dân tộc.

Trong hoàn cảnh rút vào hoạt động bí mật, Đảng của giai cấp công nhân, thực tế vẫn nắm quyền lãnh duy nhất đối với Mặt trận, không chia sẻ quyền lãnh đạo với bất cứ giai cấp nào khác.

Giữa các đảng phái và các tầng lớp trong nội bộ Mặt trận không có sự mâu thuẫn về mặt quyền lợi giai cấp. Bởi vì quyền lợi giai cấp được đặt trên cơ sở quyền lợi của Tổ quốc là trên hết.

Sự đoàn kết trong nội bộ Mặt trận mang tính chất lâu dài, nhưng về mặt phạm vi đoàn kết thì ở những thời điểm, sự hẹp, rộng có khác nhau.

Trong một MTDTTN bao gồm 2 hình thức tổ chức là Việt Minh và Liên Việt. Thực tế đó dẫn tới sự chồng chéo và làm cho công tác tổ chức, lãnh đạo Mặt trận của Đảng phức tạp. Đây là một đặc điểm của Mặt trận “đồng thời là một khuyết điểm”.

Đây là một khuyết điểm, bởi vì: sau Cách mạng tháng Tám, MTVM vẫn tiếp tục đóng góp vai trò quan trọng trong việc đoàn kết toàn dân trong sự nghiệp “kháng chiến kiến quốc”. Mặt trận vẫn giành được uy tín lớn trong đông đảo nhân dân, tuy nhiên thành phần tham gia Mặt trận thu hẹp do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trước tình hình đó, Đảng đã quyết định thành lập HLV nhằm thu hút các đảng phái, cá nhân còn đang đứng ngoài Việt Minh. Đến đây, trong 1 nước có một MTDTTN mà có tới 2 hình thức tổ chức Mặt trận. Hơn nữa, nếu để 2 hình thức trên tiếp tục tồn tại một cách riêng rẽ thì “các đảng bộ địa phương thường chỉ chú trọng phát triển Việt minh, không phát triển Liên Việt, hoặc để cho Việt Minh và Liên Việt đụng chạm nhau. Tình trạng ấy cần chấm dứt” [28, tr.214].

Đến đây, Đảng đã nhận thức rõ, sự tồn tại của hai hình thức mặt trận trong một MTDTTN là một đặc điểm, đồng thời là một khuyết điểm. Bởi vì sự tồn tại ấy đã làm cho hoạt động của 2 hình thức Mặt trận bị chồng chéo và làm cho việc lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận phức tạp. Cho nên, Đảng đã khẳng định “cần chấm dứt” tình trạng trên đây.

Để tiến tới thống nhất 2 hình thức tổ chức Mặt trận, Báo cáo chỉ rõ, phải thực tế chuẩn bị, theo khẩu hiệu “Củng cố Việt Minh và phát triển Liên Việt, để tiến tới thống nhất Việt Minh, Liên Việt”. Trong quá trình chuẩn bị, cần lưu ý những điểm sau đây:

Việc thống nhất không khỏi làm nảy sinh những dư luận không đúng, ảnh hưởng tới khối đoàn kết trong Mặt trận như người của Liên Việt có thể hoài nghi, cho rằng làm như vậy là Việt Minh sẽ thâu tóm bộ máy lãnh đạo của Mặt trận. Và lợi dụng tình hình đó, thực dân Pháp và tay sai tiến hành tuyên truyền phản động để chia rẽ Mặt trận. Vì vậy, phải tiến hành công tác đấu tranh, giải thích, thuyết phục, làm rõ mục đích của sự thống nhất.

Trong quá trình chuẩn bị cho việc thống nhất, cần phải chống các khuynh hướng đơn giản, nóng vội, cho rằng trước khi thống nhất không cần củng cố Việt Minh và phát triển Liên Việt hay không cần phải giải thích đối với các thành viên trong nội bộ Mặt trận cũng như đối với quần chúng ngoài Mặt trận về lý do thống nhất.

Trong công tác lãnh đạo MTVM, Đảng mắc phải một số khuyết điểm như bao biện công tác của Việt Minh, để hệ thống tổ chức Đảng và Việt Minh bị lẫn lộn với nhau. Các tổ chức cứu quốc chưa được sắp xếp thành một hệ thống thực sự của Mặt trận. Do hoàn cảnh đặc biệt, Đảng đã rút vào hoạt động bí mật. Để che giấu hoạt động bí mật, Đảng đã tranh thủ các ban chấp hành Việt Minh các cấp làm hình thức biến tướng, nhưng cũng từ đó đã làm cho nhiều nơi Ban chấp hành của Đảng và của Việt Minh là một, hoặc người của

Đảng nắm hết các vị trí trong Ban chấp hành Việt Minh, hoặc Ban chấp hành Việt Minh chính là hình thức đội lốt của Ban dân vận của Đảng. Để khắc phục những khuyết điểm trên đây, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thống nhất phải tiến hành thống nhất các đoàn thể trong MTVM thành một hệ thống từ dưới lên trên trong một thời gian nhất định. Các Ban chấp hành Việt Minh các cấp phải do các đoàn thể trong Mặt trận bầu ra. Về thành phần, trong các Ban chấp hành đó số đảng viên không nên chiếm quá một nửa.

Theo chủ trương của Đảng, Liên Việt đã ra đời ở nhiều nơi, bên cạnh đó thì ở nhiều địa phương vẫn chưa tổ chức được Liên Việt (ở Nam bộ gồm 21 tỉnh mà chỉ 10 tỉnh có Liên Việt). Những nơi Liên Việt đã hình thành, theo hình thức các chi hội thì chủ yếu mang tính chất đối phó hoặc là những nhóm nhỏ tập hợp những thân sĩ, thân hào, quan lại cũ hoặc những phần tử muốn lợi dụng danh nghĩa của Liên Việt để hoạt động mờ ám. Thực tế đó đã làm cho hình ảnh của Liên Việt ngày càng mờ nhạt và xấu đi, khiến cho nhiều trí thức thực tâm yêu nước không muốn gia nhập Liên Việt nữa. Vì vậy, phải kịp thời chấn chỉnh và phát triển Liên Việt. Cần cử những cán bộ của Việt Minh có đủ uy tín và năng lực ra phụ trách Liên Việt. Thành lập chi hội của Liên Việt ở các nơi để thu hút các tư sản, địa chủ, trí thức viên chức, quan lại cũ. Đưa các đoàn thể ngoài Việt Minh gia nhập Liên Việt như Hội Văn hoá Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Việt Nam, Tổng Liên đoàn Lao động, Hội nghiên cứu chủ nghĩa Các Mác, các tổ chức tôn giáo yêu nước... Cử đại biểu của các đoàn thể trên vào các Ban chấp hành Liên Việt các cấp.

Báo cáo nêu rõ: “Củng cố Việt Minh, phát triển Liên Việt rồi mới thống nhất Việt Minh và Liên Việt đó là phương pháp duy nhất để thống nhất các Mặt trận dân tộc rộng rãi lúc này” [28, tr.216]. Tuy nhiên, cũng không phải chờ đợi đến khi Việt Minh được củng cố và Liên Việt được phát triển một cách đầy đủ, hoàn toàn thì mới tiến hành việc thống nhất. Song nếu thống

nhất 2 hình thức đó một cách vội vàng tức là làm một việc lớn mà không có sự chuẩn bị.

Như vậy, để tiến tới thống nhất Việt Minh và Liên Việt, Đảng cho rằng, phương pháp duy nhất là củng cố Việt Minh và phát triển Liên Việt.

Báo cáo chuyên đề “Công tác dân vận và công tác Mặt trận dân tộc thống nhất” đã được đồng chí Hoàng Quốc Việt trình bày tại Hội nghị. Báo cáo đã trình bày rõ những lý do phải thống nhất Việt Minh và Liên Việt và phải củng cố các tổ chức quần chúng.

Sự cần thiết phải thống nhất giữa Việt Minh và Liên Việt: “Nếu chỉ đứng về mặt tổ chức mà nhận xét sự thống nhất thì không đúng... Nhưng nay đứng về mặt chính trị ta thấy cần phải thống nhất giữa hai Mặt trận, vì để thực hiện sự đại đoàn kết toàn dân làm cho kháng chiến chiến thắng lợi. Việt Minh và Liên Việt phải tiến tới thống nhất hoàn toàn, Việt Minh sẽ phải hoà vào Liên Việt để tránh mọi phiền phức công tác giữa hai bên nhưng không phải là giải tán Việt Minh” [28, tr.263].

Ở đây, Đảng đã nêu ra hình thức thống nhất Việt Minh và Liên Việt, đó là Việt Minh sẽ phải “hoà vào” Liên Việt.

Trước khi tiến hành thống nhất, phải có thời gian chuẩn bị. Báo cáo đã giải thích: để củng cố các tổ chức trong Việt Minh, làm trụ cột cho Liên Việt và phát triển Liên Việt ra khắp nơi; để quần chúng nhận thức rõ sự cần thiết phải thống nhất; để chỉnh đốn các cấp của Liên Việt; và để có thời gian chuẩn bị mọi công tác thống nhất cho chu đáo.

Trong thời kỳ chuẩn bị thống nhất, không thể chỉ ra một nghị quyết hay chỉ thị rồi tuyên truyền giải thích cho quần chúng là đủ, mà phải chuẩn bị về mọi mặt. Cụ thể là, về tuyên truyền, cần giải thích cho quần chúng hiểu rõ việc thống nhất 2 hình thức là thực hiện khẩu hiệu “Một dân tộc một Mặt trận thống nhất” nhằm tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc. Phải chỉ rõ cho quần

chúng thấy rằng, đây là một sự hợp nhất 2 hình thức tổ chức của Mặt trận. Nếu nơi nào xuất hiện xu hướng cho rằng “rút lui Việt Minh để đưa Liên Việt ra cho tiện việc điều đình” thì phải đánh đổ; về tổ chức, phải thống nhất hệ thống tổ chức Việt Minh từ dưới lên trên. Bầu lại các Ban chấp hành Việt Minh. Sửa đổi điều lệ của các hội cứu quốc. Phải chú ý chấn chỉnh và củng cố cho được các hội cứu quốc và Ban chấp hành của nó, khắc phục hiện tượng Đảng bao biện công tác Mặt trận hoặc Ban chấp hành Việt Minh và Ban chấp hành của Đảng là một. Nên ấn định thời gian thống nhất và kiện toàn hệ thống tổ chức Việt Minh từ nay đến hết tháng 2-1949.

Lựa chọn các cán bộ có năng lực và thích hợp chuyên hoạt động cho Liên Việt. Thu hút rộng rãi các thân sĩ, phú hào vào Liên Việt và gây cơ sở ở những nơi chưa có tổ chức Liên Việt, nhất là trong các vùng Công giáo. Bầu lại các Ban chấp hành và sửa đổi Điều lệ của Liên Việt.

Trong thời kỳ chuẩn bị thống nhất, có thể xuất hiện những phức tạp như Việt Minh và Liên Việt tranh giành quần chúng; quần chúng tham gia cả 2 hình thức phải tốn nhiều thời gian để sinh hoạt ở 2 bên; cán bộ đã thiếu, lại phải phân tán ra nhiều tổ chức quá nên lãnh đạo không nổi. Để tránh tình trạng trên, cần phải định rõ phương hướng phát triển cho Việt Minh và Liên Việt. Cụ thể là “Việt Minh phát triển trong các tầng lớp công, nông, tiểu thương, tiểu chủ, tiểu trí thức”, còn “Liên Việt phát triển trong các giới địa chủ phong kiến, tư sản, đại trí thức, công giáo, thân hào thân sĩ”. Về sinh hoạt, ngoài các phiên họp bất thường, các chi hội của Liên Việt mỗi tháng sinh hoạt 1 lần, các hội cứu quốc của Việt Minh mỗi tháng sinh hoạt 2 lần (khi bận thì chỉ 1 lần). Giới thiệu những quần chúng tốt, có năng lực vào Ban chấp hành Việt Minh và Ban chấp hành Liên Việt. Trong các Ban chấp hành đó, người của Đảng chỉ chiếm 1 nửa. Trong quá trình hoạt động, cần phân biệt rõ giữa công tác của Mặt trận với công tác của Đảng. Trong Ban chấp hành

Việt Minh và Ban chấp hành Liên Việt cùng cấp chỉ có một tổ chức Đảng lãnh đạo cả 2 bên.

Khi thống nhất sẽ tổ chức các cuộc mít tinh, nghi lễ và hội nghị giữa Việt Minh và Liên Việt để tuyên bố thống nhất. Không cử ngay các Ban chấp hành Liên - Việt để tránh sự nghi ngờ cán bộ Việt Minh định choán quyền. Vẫn giữ nguyên các thân sĩ (không có chân trong đoàn thể nào) hiện đang ở trong các Ban chấp hành HLV để thể hiện sự đoàn kết rộng rãi của Liên - Việt.

Sau khi Việt Minh và Liên Việt đã thống nhất thì tổ chức “vừa có tính chất mặt trận và hội”. Vì vậy, thành phần của nó sẽ bao gồm: Đoàn Thanh niên Việt Nam, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (Thanh niên cứu quốc đã gia nhập Đoàn Thanh niên Việt Nam, Phụ nữ cứu quốc đã gia nhập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam), Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đảng Dân chủ Việt Nam, Hội Nông dân cứu quốc, Hội nghiên cứu chủ nghĩa Mác, Đảng Xã hội và các thân hào, thân sĩ không đảng phái.

Liên - Việt được tổ chức thành những chi hội. Căn cứ theo từng giới để chia ra thành các phân chi như thanh niên, phụ nữ, nông dân, tư sản, địa chủ... Công tác của Liên - Việt phải có tính chất mặt trận, không phải như hiện nay “Việt Minh là một Ban chấp hành của một tổ chức”, nghĩa là nó phải “rộng rãi và có tính chất chung cho các giới”, còn “công việc hàng ngày các giới nào đã có sinh hoạt riêng của tổ chức giới mình”. Ví dụ, Mặt trận ra Chỉ thị, Nghị quyết về thi đua, về kỉ niệm ngày thương binh, về phát động phong trào phản đối việc lập chính phủ bù nhìn của thực dân Pháp... Các tổ chức trong Mặt trận sẽ căn cứ vào Chỉ thị, Nghị quyết đó để đề ra kế hoạch thực hiện cho sát hợp với tổ chức của mình.

Về tổ chức quần chúng, sau khi đã thống nhất Việt Minh vào Liên Việt, Báo cáo cho rằng, một số tổ chức quần chúng vẫn tiếp tục tồn tại là điều cần

thiết. Quan niệm dồn các tổ chức quần chúng lại để thuận tiện cho công tác tổ chức, lãnh đạo là không đúng. Bởi vì, các giai tầng trong xã hội có lợi ích, nguyện vọng không giống nhau nên phải tổ chức ra các hình thức khác nhau

Một phần của tài liệu đảng cộng sản việt nam xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất thời kỳ 1945 1954 (Trang 63 - 104)