sinh β-lactam nghiên cứu trong mẫu nƣớc thải từ cơ sở sản xuất dƣợc
Tiến hành lấy mẫu ngẫu nhiên và phân tích mẫu nƣớc thải của 05 cơ sở sản xuất dƣợc tại Hà Nội có số đăng ký kháng sinh β-lactam. Thời gian lấy mẫu từ ngày 1 đến 15 tháng 8/2015. Các mẫu sau khi thu thập đƣợc tiến hành xử lý mẫu và phân tích bằng quy trình đã xây dựng đƣợc. Kết quả phân tích đƣợc thể hiện ở bảng 3.10.
Cách tính kết quả:
- Tính nồng độ kháng sinh trong dịch sau chiết dựa vào phƣơng trình hồi quy tuyến tính tƣơng ứng của các kháng sinh nghiên cứu.
- Từ nồng độ các kháng sinh nghiên cứu (nếu có) trong dịch sau chiết, tính nồng độ tồn dƣ kháng sinh trong mẫu ban đầu bằng cách tính đến hệ số pha loãng hoặc làm giàu mẫu sau quá trình xử lý mẫu.
- Nguồn lấy mẫu:
Mẫu 1S: lấy tại cơ sở số 1 Mẫu 2S: lấy tại cơ sở số 2 Mẫu 3S: lấy tại cơ sở số 3
Mẫu 4S1, 4S2, 4T: lấy tại cơ sở số 4 Mẫu 5S1, 5T2, 5T: lấy tại cơ sở số 5
(Trong đó: các mẫu T là mẫu nước thải chưa qua hệ thống xử lý của cơ sở, lấy tại đầu vào của hệ thống xử lý; các mẫu S là mẫu nước thải đã qua xử lý, lấy tại đầu ra của hệ thống xử lý tại các thời điểm khác nhau).
47
Bảng 3.10. Kết quả nồng độ kháng sinh trong các mẫu thử (Nồng độ: ng/ml)
Cefotaxim Cefixim Cefaclor Amoxicilin Cefadroxil Cephalexin
Mẫu 1S - - - - - - Mẫu 2S - - - - - - Mẫu 3S 7,99* - - - - 0,71 Mẫu 4S1 0,24 - - - - - Mẫu 4S2 0,49 - - - - - Mẫu 4T 1,77 - - - - - Mẫu 5S1 - - - - - - Mẫu 5S2 - - 0,42 + + + Mẫu 5T - - 77,14** 57,06** 0,42 0,26
( - ): Không phát hiện (< LOD)
( +): Phát hiện với LOD < nồng độ < LOQ
(*): Dung dịch thử được pha loãng 2 lần trước khi phân tích (**): Dung dịch thử được pha loãng 20 lần trước khi phân tích
Nhận xét: Mẫu 1S, 2S và 5S1 cho kết quả phân tích không phát hiện thấy các kháng sinh nghiên cứu. Các mẫu còn lại (06/09 mẫu) cho thấy sự có mặt của các kháng sinh nghiên cứu với nồng độ khác nhau.
Nồng độ các kháng sinh nghiên cứu trong các mẫu nƣớc thải sau khi đã qua hệ thống xử lý nƣớc thải của các cơ sở sản xuất (các mẫu 1S, 2S, 3S, 4S1, 4S2, 5S1 và 5S2) dao động từ 0,24 đến 7,99 ng/ml tùy từng chất. Nồng độ các kháng sinh trong nƣớc thải này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: lƣợng kháng sinh sản xuất, quy trình xử lý nƣớc thải và tính chất (thời gian bán hủy) của các kháng sinh trong môi trƣờng nƣớc. Vì vậy, cần thực hiện các nghiên cứu sâu hơn, với lƣợng mẫu nhiều hơn để có thể kết luận về tình trạng kháng sinh trong các mẫu nƣớc thải từ các nhà máy dƣợc phẩm.
48
Mặt khác, các mẫu nƣớc thải trƣớc khi qua hệ thống xử lý của cơ sở sản xuất (mẫu 4T và mẫu 5T) cho nồng độ các kháng sinh nghiên cứu cao hơn rất nhiều so với các mẫu đã qua xử lý của cùng cơ sở đó. Đặc biệt là với các kháng sinh Amoxicilin và cefaclor: nồng độ trong mẫu 5T rất cao (lần lƣợt là 77,1 và 57,1 ng/ml) trong khi chỉ phát hiện với nồng độ thấp hoặc không có trong các mẫu 5S1 và 5S2. Từ kết quả trên có thể nhận thấy quy trình xử lý nƣớc thải sau sản xuất của các cơ sở đã giúp giảm đáng kể lƣợng kháng sinh tồn dƣ sau quá trình sản xuất.
49
Chƣơng 4: BÀN LUẬN