CHƯƠNG 5KẾT LUẬN 5.1Kết luận

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ chuyên ngành động cơ ô tô (Trang 80 - 82)

- A: diện tích bề mặt buồngđốt (m2) được tính bằng công thức:

CHƯƠNG 5KẾT LUẬN 5.1Kết luận

1 dQht dQhrdpp d

CHƯƠNG 5KẾT LUẬN 5.1Kết luận

5.1Kết luận

Nghiên cứu đã thành công trong việc sử dụng phần mềm CATIA xây dựng mô hình hình học dùng trong mô phỏng quá trình cháy của động cơ đốt trong đánh lửa 4 kỳ một xy lanh với các góc nghiêng cổ nạp khí khác nhau ( 250 , 300 , 350). Vận dụng được phần mềm ANSYS Fluent với mô đun ICE đặc trưng cho phân tích động cơ đốt trong. Kỹ thuật lưới động được vận dụng thành công vào bài toán nhằm mô phỏng chu trình của động cơ bốn kỳ. Hơn thế, các đồ thị mô tả độ xoáy của động cơ đốt trong như đồ thị tỷ lệ cuộn và tỷ lệ xoáy đã phản ánh đúng ứng xử của hệ thống động cơ đốt trong ứng với từng góc nghiêng cổ nạp khí. Mô phỏng quá trình cháy của động cơ bốn thì bằng phương pháp động lực học lưu chất giúp thu được kết quả nhanh chóng, tiết kiệm chi phí chế tạo thử nghiệm. Kết quả mô phỏng cho thấy sự tỉ lệ của tỉ số xoáy, cuộn theo góc nghiêng không đồng biến và không hoàn toàn tuyến tính. Đỉnh cực đại của đường cong đáp ứng của mô men xoắn và công suất đạt tại 30o, suất tiêu hao nhiên liệu là nhỏ nhất. Nghiên cứu đã đánh giá hiệu suất của mô hình cải tiến của động cơ đốt trong dung tích 125 cc so với nguyên bản của nó nhờ vào phần mềm Matlab với mô đun Simulink và lựa chọn ra được thiết kế tối ưu cho cổ nạp khí. Như vậy giá trị để cải tiến là 300 .

5.2 Đề xuất

Thông qua quá trình phân tích và nhận xét ảnh hưởng của góc nghiêng đến các thông số quan trọng như công suất, mô men xoắn, hiệu suất nạp, suất tiêu hao nhiên liệu, ta có thể nhận thấy các đường cong trên đồ thị biến thiên liên tục, do đó để tăng hiệu suất động cơ, ta cần bố trí một thiết bị hoặc cơ cấu tự động, có khả năng tăng, giảm góc nghiêng tương ứng với từng cấp tốc độ cụ thể, nhằm đảm bảo các thông số động cơ đều đạt trạng thái tối ưu. Vận dụng phương pháp điều khiển vòng

kín, ta thể sử dụng cảm biến để đọc tín hiệu về và thay đổi góc nghiêng cổ nạp khí theo giá trị thích hợp tương ứng với từng cấp vận tốc.

Từ việc mô phỏng động cơ xe một xy lanh, chúng ta có thể mở rộng ứng dụng của phần mềm này để mô phỏng động cơ nhiều xy lanh hơn và phức tạp hơn. Đồng thời, chúng ta có thể phát triển hướng mô phỏng không chỉ cho động cơ xăng mà còn có thể áp dụng cho các loại động cơ chạy bằng các nhiên liệu khác nhau như: diesel, ga sinh học, v.v..bằng cách thay đổi các giá trị như: tỉ trọng khối lượng, nhiệt dung riêng, v.v..

Bên cạnh đó, nghiên cứu đề xuất tạo một môi trường giả lập, kết nối các phần mềm với nhau, nhằm thực hiện nhanh quá trình tính toán tối ưu dựa trên phương pháp thiết kế theo tham số (parametric-design). Môi trường sẽ bao gồm CATIA- ANSYS Fluent-MATLAB, việc tối ưu hóa cấu trúc các thành phần của động cơ sẽ tiến hành dễ dàng hơn, giảm thiểu chi phí thời gian và tài nguyên máy tính.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ chuyên ngành động cơ ô tô (Trang 80 - 82)