1. CÁC KHÁI NIỆM VÀ QUY ƯỚC CHUNG
1.4. Dấu chuyên chở Công ước quốc tế về dấu chuyên chở
1.4.1. Dấu chuyên chở:
+ Khái niệm:
Dấu chuyên chở là dấu hiệu dùng để qui định mức độ chuyên chở tối đa đối với mỗi con tàu.
Để đảm bảo an toàn hàng hải đồng thời tận dụng tối đa khả năng chuyên chở dựa vào kết cấu của tàu, các kích thước của nó mà cơ quan đăng kiểm quy định các chiều cao mạn khô khác nhau cho từng khu vực và từng mùa trên thế giới. Chúng được xác định bằng dấu chuyên chở (Load Line mark) kẻ ở giữa hai bên mạn tàu theo Công ước quốc tế về dấu chuyên chở (International Convention on Load Line).
Nói cách khác, dấu chuyên chở theo Công ước là những hình vẽ, ký hiệu quy định mớn nước tối đa mà con tàu có thể chuyên chở hàng hoá cho từng khu vực, từng mùa khác nhau và cho cả khu vực sông, cảng mà ở đó mớn nước của tàu thay đổi vì tỷ trọng của nước ở đó khác với tỷ trọng của nước biển.
+ Đặc điểm cấu tạo của dấu chuyên chở:
Dấu chuyên chở gồm có: Đường boong, vòng dấu, đường tâm và dấu chuyên chở phụ. Tất cả các nét vẽ trên dấu chuyên chở đều bằng 25mm (hình 2.12).
- Đường boong: (Deck line) hay còn gọi là đường boong chính. Đó là một đường nằm ngang có chiều dài 300 mm rộng 25 mm kẻ ở giữa hai bên mạn tàu mà mép trên của nó trùng với mép trên của boong chính
- Vòng dấu: Là một vòng tròn hình xuyến, ở giữa vòng tròn hình xuyến kẻ một đường ngang dài 450mm đó là đường tâm. Mép trên của đường ngang đó đi qua tâm của vòng tròn hình xuyến biểu thị giới hạn nhỏ nhất của mạn khô mùa hè (Summer Free Board). Vòng dấu và đường tâm được kẻ ở giữa hai đường vuông góc của tàu, ngay phía dưới đường boong.
Mạn khô mùa hè: Là khoảng cách thẳng đứng ở giữa tàu tính từ mép trên đường boong xuống mép trên của đường dấu chuyên chở mùa hè. Mạn khô của tàu còn gọi là chiều cao mạn khô. Để đảm bảo an toàn hàng hải thì chiều cao mạn khô của một con tàu phải do cơ quan đăng kiểm thẩm định cấp, không một ai khác có quyền sửa chiều cao mạn khô để tăng khả năng chở của tàu. Tương ứng với mạn khô mùa hè ta có mớn nước mùa hè (Summer Draft – SD, Sd)
Trên đường mạn khô mùa hè, phía ngoài vòng tròn hình xuyến có ký hiệu của cơ quan đăng kiểm tàu ví dụ: V.R (Vietnam Register) – Cơ quan đăng kiểm Việt Nam; hay LR (Lloyds Register) – Cơ quan đăng kiểm Lloyd. Sau khi đã xác định mạn khô mùa hè, tất cả dấu chuyên chở khác đều được xác định trên cơ sở của đường mạn khô mùa hè đó.
Cách tâm của vòng tròn hình xuyến 540 mm về phía mũi tàu là một đường thẳng đứng trên đó có các đường nằm ngang dài 230mm vuông góc với đường thẳng đứng để biểu thị mớn nước tối đa (dấu chuyên chở) của tàu cho từng khu vực và từng mùa khác nhau. Tất cả các đường nằm ngang này đều lấy mép trên làm chuẩn.
Ngoài ra trên một số tàu buôn trên thế giới còn có dấu chuyên chở gỗ (Lumber load line). Dấu chuyên chở gỗ cho phép chiều cao mạn khô nhỏ hơn chiều cao mạn khô “bình thường” tương ứng khi tàu chở một số lượng gỗ nhất định xếp trên boong một cách thích hợp. Dấu chuyên chở gỗ được kẻ về phía sau lái tính từ tâm vòng tròn hình xuyến.
Hình 2.12 Dấu chuyên chở
- Vòng dấu chuyên chở phải được sơn màu trắng trên nền tối hoặc màu tối trên nền sáng.
- Đối với tàu vỏ thép, vòng dấu chuyên chở phải được làm sẵn bằng thép dẹt và hàn cố định vào mạn tàu hoặc hàn chấm rồi sau đó quét sơn thích hợp.
- Trên các tàu bằng hợp kim, các đường nằm ngang và vòng dấu chuyên chở phải làm bằng những dãi hợp kim và hàn hoặc dán vào mạn tàu, các đường còn lại cho phép kẻ và sơn.
- Trên những tàu bằng chất dẻo vòng dấu chuyên chở làm bằng tấm và dán vào mạn tàu.
- Trên các tàu bằng gỗ, vòng dấu chuyên chở phải được khắc vào ván gỗ, chiều sâu vết khắc không được nhỏ hơn 1mm sau đó được sơn theo quy định.
1.4.2. Công ước quốc tế về dấu chuyên chở:
1. Dấu chuyên chở mùa hè (Summer load line) ký hiệu S, đường này nằm trên cùng mặt phẳng ngang với đường mạn khô mùa hè (đi qua tâm vòng tròn hình xuyến).
2. Dấu chuyên chở nhiệt đới (Tropical load line) ký hiệu T, nằm ở phía trên cách dấu chuyên chở mùa hè 1/48 của mớn nước mùa hè.
3. Dấu chuyên chở mùa đông (Winter load line) ký hiệu W, nằm ở phía dưới cách dấu chuyên chở mùa hè 1/48 của mớn nước mùa hè.
4. Dấu chuyên chở mùa đông Bắc Đại tây dương (Winter North Atlantic load line) ký hiệu WNA, nằm ở phía dưới cách dấu chuyên chở mùa đông 50mm. Cần lưu ý dấu chuyên chở này chỉ áp dụng cho tàu dài dưới 100m. Trên các tàu lớn hơn 100m không đánh dấu đường WNA.
5. Dấu chuyên chở nước ngọt mùa hè (Summer Fresh water load line) ký hiệu F, nằm ở phía trên dấu chuyên chở mùa hè, cách dấu chuyên chở mùa hè đúng bằng mức lượng hiệu chỉnh nước ngọt (Fresh Water Allowance – FWA).
6. Dấu chuyên chở nước ngọt nhiệt đới (Tropical Fresh water load line) ký hiệu TF, nằm phía trên dấu chuyên chở nhiệt đới cách dấu chuyên chở nhiệt đới đúng bằng mức hiệu chỉnh nước ngọt (FWA).
Đối với tàu có dấu chuyên chở gỗ:
1. Dấu chuyên chở gỗ mùa hè (Lumber Summer load line) ký hiệu LS, cách đường boong theo chiều thẳng đứng đúng bằng chiều cao mạn khô cho tàu chở gỗ.
2. Dấu chuyên chở gỗ nhiệt đới (Lumber Tropical load line) ký hiệu LT, nằm ở phía trên cách dấu chuyên chở gỗ mùa hè 1/48 của mớn nước chở gỗ mùa hè
3. Dấu chuyên chở gỗ mùa đông (Lumber Winter load line) ký hiệu LW, nằm ở phía dưới dấu chuyên chở gỗ mùa hè cách đường này 1/36 của mớn nước chở gỗ mùa hè.
4. Dấu chuyên chở gỗ mùa hè nước ngọt (Lumber summer Fresh water load line) ký hiệu LF, nằm ở phía trên dấu chuyên chở gỗ mùa hè cách đường này đúng bằng lượng hiệu chỉnh nước ngọt (FWA).
5. Dấu chuyên chở gỗ nhiệt đới nước ngọt (Lumber Tropical Fresh water load line) LTF, nằm ở phía trên dấu chuyên chở gỗ nhiệt đới cách đường này đúng bằng lượng hiệu chỉnh nước ngọt (FWA).
6. Dấu chuyên chở gỗ mùa đông Bắc Đại tây dương (Lumber Winter North Atlantic load line) ký hiệu LWNA. Đối với tàu có chiều dài dưới 100m đường này được vẽ ngang bằng với dấu chuyên chở mùa Đông Bắc đại tây dương bình thường (WNA).
Theo bản đồ phân khu vực và phân vùng theo mùa của công ước quốc tế về dấu chuyên chở (Load line Rules – Zones; Areas and Seasonal Periods). Các dấu chuyên chở ghi trên mỗi chiếc tàu phải được áp dụng phù hợp cho từng khu vực mà công ước đã quy định khi tàu chạy trên khu vực đó.
Ví dụ: Trên bản đồ vùng Biển Đông từ vĩ độ 10oN trở về phía bắc thuộc khu vực nhiệt đới theo mùa từ ngày 2 tháng 1 đến 30 tháng 4 áp dụng dấu chuyên chở nhiệt đới, từ ngày 1 tháng 5 đến 20 tháng 1 năm sau áp dụng dấu chuyên chở mùa hè. Trên vùng Biển Đông từ vĩ độ 10oN về phía nam đến vĩ độ 10o S là khu vực nhiệt đới không theo mùa thì áp dụng dấu chuyên chở nhiệt đới.
1.5. Tải trọng của tàu - Dấu tấn tải trọng 1.5.1. Tải trọng của tàu (ships tonnage) 1.5.1. Tải trọng của tàu (ships tonnage)
Cần chú ý phân biệt hai số đo về “tải trọng” tàu một loại biểu thị số đo dung tích của tàu gọi là Tấn dung tải (Tấn dung tích) và một loại chỉ trọng lượng gọi là Tấn trọng lượng.
Tấn dung tải
Là một số đo pháp quy, mỗi đơn vị “tấn” này biểu thị một dung tích bằng 2,831 m3 (tương đương 100 feet khối). Như vậy chữ “tấn” ở đây chỉ biểu thị dung tích của tàu mà không liên quan gì đến trọng lượng cả. Nó được sử dụng trong đăng kiểm tàu. Thường có các loại tấn dung tải sau
+ Tấn dung tải đăng kiểm toàn bộ (Gross Registered Tonnage - GRT):
Là toàn bộ dung tích bên trong của tàu gồm các khoang hầm, kho buồng (Trừ buồng lái, đáy đôi, buồng vệ sinh công cộng...) chi tiết hơn được quy định trong các quy phạm về đăng kiểm tàu.
+ Tấn dung tải đăng kiểm tịnh (Net Registered Tonage - NRT):
Tấn dung tải đăng kiểm tịnh bao gồm dung tích có thể chứa hàng và hành khách, tức là lấy tổng dung tải trừ đi các dung tích không sử dụng trực tiếp vào vận doanh như buồng máy, nồi hơi, buồng ở thuyền viên... GRT và NRT chủ yếu dùng làm căn cứ để tính toán chi phí thuế cầu bến, lai dắt, qua kênh, đập...
Hai khái niệm GRT và NRT ngày nay không được sử dụng nữa mặc dù hai khái niệm này cũng chính là của GT và NT. IMO đã thay thế GRT và NRT bằng GT và NT.
+ Dung tích toàn phần (Gross Tonnage - GT): GT = K1.V (2.23) Trong đó:
- K1 là hệ số tạo ra số không có thứ nguyên (Như vậy GT là một đại lượng không có thứ nguyên) được tra trong bảng của Công ước Quốc tế về đo dung tích tàu biển Tonnage-69:
K1 = 0,2 + 0,02.Log10 .V (2.24) - V là tổng thể tích của các không gian kín của tàu, tất cả các không gian được bao bọc bởi thân tàu, các boong hoặc các nắp đậy bao gồm cả thể tích của ống khói trừ các mái che cố định hay di động.
+ Dung tích có ích (Net Tonnage - NT):
Còn gọi là dung tích thuần. Tương tự như NRT NT là thể tích lý thuyết của tất cả các không gian giới hạn từ mặt boong chính trở xuống dành cho chứa hàng và chở hành khách được phép chuyên chở. (xem hình 2.13b)
Mọi tàu được cung cấp với cái gọi là số IMO gồm 7 chữ số xác định, ý tưởng đối với số đó vay mượn từ đăng kiểm Lloyd’s. Số IMO tồn tại cùng con tàu suốt đời nó và phải được đánh dấu để nhìn thấy rõ, và được in trong tất cả giấy phép (xem
GT và NT được cho trong hồ sơ tàu và có trong Giấy chứng nhận dung tích của tàu (International
Tonnage Certificate). Đây là các thông số khai thác quan trọng của tàu. Các giá trị này thường làm cơ sở
để tính các loại lệ phí của tàu (cảng phí, hoa tiêu phí, phí lai dắt...) và để làm cơ sở áp dụng cho các công ước hàng hải khác. Khi đó 1 GT hay 1 NT bằng 100 feet khối hay bằng 2,831 mét khối
Để giảm thiểu phí các chủ tàu giảm GT, NT bằng cách giảm độ sâu tàu (hạ thấp sàn boong để hầu hết hàng được chất trên boong và thường áp dụng cho tàu Container, tàu chở gỗ) hậu quả là mất ổn định và nước tràn lên boong nhiều hơn.
Hình 2.13b. Sự khác nhau giữa NT và GT
+ Tấn dung tải kênh đào Suez và kênh đào Panama: Để đảm bảo lợi ích quốc gia, nhà đương cục kênh đào Suez và kênh đào Panama không công nhận số đo dung tải (trong các giấy chứng nhận) của các quốc gia sở hữu tàu. Họ quy định cách đo lường dung tích riêng của mình bằng một loại giấy chứng chỉ gọi là chứng chỉ tấn dung tải Suez và chứng chỉ tấn dung tải Panama (Suez canal tonnage certificate, Panama canal tonanage certificate) để làm căn cứ tính toán chi phí đi qua các kênh. Theo các quy định của họ, một số không gian nào đó trên tàu phải được tính thêm vào dung tải của tàu.
Tấn trọng lượng
Là số đo trọng lượng thông thường của tàu, theo đơn vị tấn bằng 1000 kg. Tấn trọng lượng gồm có: + Lượng giãn nước đầy tải (Load displacement - disp full - D) là toàn bộ trọng lượng của tàu sau khi đã xếp đầy hàng bao gồm nhiên liệu, nước ngọt và vật tư...mà mớn nước đạt đến một dấu chuyên chở nào đó. Khi nói đến lượng giãn nước đầy tải của tàu nói chung, nghĩa là người ta đang nói đến lượng giãn nước của con tàu với mớn nước đạt đến dấu chuyên chở mùa hè.
+ Lượng giãn nước không tải (Light displacement - Do) (Light Ship - LS) là toàn bộ trọng lượng tàu không, bao gồm vỏ tàu, máy động lực, nồi hơi, các thiết bị, phụ tùng ... nhưng không bao gồm nhiên liệu và nước ngọt (trừ nước trong nồi hơi)
+ Trọng tải tổng cộng (DeadWeight – DeadWeight tonnager - DWT): Là trọng lượng tính bằng tấn của hàng hóa, nhiên liệu, nước ngọt, thuyền viên, hành khách, lương thực, thực phẩm, hằng số tàu... được chở trên tàu thường được tính đến đường mớn nước mùa hè (SummerDeadWeight).
DWT = Dcargo + Dst + Dballast + CS = D – Do = D - LS (2.25) Trong đó:
- Trọng tải thuần tuý (Cargo Dead Weight - Dcargo): Là trọng lượng hàng chuyên chở trên tàu. - Lượng dự trữ (Dst): Là trọng lượng của dầu mỡ, nước ngọt...dự trữ
1 tấn trọng tải DWT = 2240 pounds (đơn vị khối lượng Anh) = 1016,05 kg 1 MT (tấn mét) = 2204 pounds = 1000 kg .
- Hằng số tàu (Ship’s constant - CS): Là sự chênh lệch giữa trọng lượng tàu không hiện tại với trọng lượng tàu không theo đóng mới. Sở dĩ có sự chênh lệch đó là do trong quá trình khai thác lâu dài con tàu, nước và bùn đất lắng trong các két, rêu hà bám vào vỏ tàu, nước dằn sót lại trong két balat, khi sửa chữa, hoán cải tàu các loại vật tư phụ tùng, phế liệu tồn đọng trên tàu ngày càng nhiều làm tăng thêm trọng lượng tàu không tải.
Tàu khai thác càng lâu thì hằng số tàu càng lớn, có khi đến vài trăm tấn. Với một mớn chuyên chở giới hạn thì hằng số tàu lớn sẽ làm giảm số lượng hàng chuyên chở. Vì vậy, trong quá trình khai thác cố gắng làm giảm hằng số tàu càng nhỏ càng tốt. Cán bộ tàu cần thường xuyên xác định lại hằng số tàu để tiện lợi trong khi tính toán, giao nhận hàng. Đối với tàu mới, chúng ta có thể lấy Constant trong Manual, nhưng với tàu cũ thì Constant sẽ thay đổi, thế thì ta tham khảo Đại Phó lấy số liệu từ cảng trước, hoặc ta có thể tính toán nó trong giám định mớn lần cuối (final survey) sau khi tàu trả hết hàng (Light Ship)
Ví dụ 2.2 Về cách xác định hằng số tàu:
Chiếc tàu A sau khi sửa chữa ở xưởng và ra đà có trọng lượng tàu không là 6100 tấn. Tàu không tải, mớn nước ở 6 vị trí đọc được:
d'FP = 2,06m d'MP = 2,74m d'AP = 3,40m d'FS = 2,06m d'MS = 2,76m d'AS = 3,42m
Tàu thả 1 neo và xông 3 đường lỉn (xích neo), bắt 6 dây buộc tàu vào cầu tổng cộng 6 tấn. Trên tàu còn 125 tấn nước ngọt, 300 tấn nhiên liệu và chừng 3 tấn vật tư. Hãy tính hằng số của tàu?
Giải:
- Mớn nước trung bình cuối cùng: 2,746m
8 6.2,75 2,06 3,41 8 6 M F A tbc d d d d
- Đem dtbc = 2,75m tra trong bản vẽ đường cong thuỷ tĩnh của tàu A, ta có lượng giãn nước 6500 tấn. - Tính độ lệch mớn được d = -1,35m, tàu chúi lái. Tra vào bản “đường cong hiệu chỉnh lượng giãn nước nghiêng dọc” (tức là đường cong biến đổi lượng giãn nước khi mớn lái thay đổi 1 mét). Ta được số hiệu chỉnh lượng giãn nước là - 52 tấn ứng với dtb = 2,75m (xem hình2.18)
Vậy:
Lượng giãn nước tra được: 6500 tấn Hiệu chỉnh lượng giãn nước nghiêng dọc: - 52 tấn Trong lượng lỉn neo, dây: + 06 tấn Lượng giãn nước thực tế: 6454 tấn Nhiên liệu: - 300 tấn Nước ngọt: - 125 tấn Vật tư: - 003 tấn Lượng giãn nước không tải thực tế: 6026 tấn Lượng giãn nước không tải khi tàu đóng mới: 6000 tấn Hằng số tàu (CS): 0026 tấn
1.5.2. Dấu tấn tải trọng (Tonage marks)
Theo quy định loại tàu có hai boong liền hoặc hai boong liền trở lên thì hai bên mạn tàu phải có dấu tấn tải trọng. Hình 2.14 Dấu tấn tải trọng 25 Mũi tàu 300 380 230 25 25
Dấu tấn tải trọng (hình 2.14) gồm một đường nằm ngang dài 380mm rộng 25mm, ở trên có một hình tam giác đều, mỗi cạnh dài 300mm, rộng 25mm, hình tam giác chỉ là ký hiệu dùng để phân biệt dấu tấn tải trọng. Đỉnh của tam giác đặt giữa đường nằm ngang. Trong trường hợp tàu dự định hoạt động trong vùng nước ngọt hoặc vùng nước nhiệt đới thì tuỳ theo yêu cầu của chủ tàu, có thể kẻ thêm đường dài phụ dài 230mm, rộng 25mm nằm ở bên trên về phía lái so với dấu tấn tải trọng chính, cách dấu tấn tải trọng chính 1/48 của mớn nước dấu tải trọng chính theo chiều thẳng đứng.