Rủi ro bảo hiểm (hiểm hoạ được bảo hiểm)

Một phần của tài liệu Bảo hiểm hàng hải (Trang 39 - 42)

Các tổn thất chỉ được bồi thường theo đơn bảo hiểm khi mà có tổn thất đó trực tiếp gây ra bởi một hiểm họa được bảo hiểm. Các hiểm hoạ được bảo hiểm chia ra làm hai nhóm.

3.5.1. Hiểm họa được bảo hiểm không bị chi phối bởi quy định mẫn cán hợp lý.

Hiểm họa của biển, sông, hồ hoặc các vùng nước có thể lưu thông trong đó trừ hiểm họa của biển... là những tai nạn bất ngờ không bao gồm tác động của sóng gió thông thường, hiểm họa này bao gồm cả đắm lật, khí hậu khốc liệt, nằm cạn, mắc cạn, đâm va tàu với mọi vật thể không phải là nước.

Cháy nổ phải là nguyên nhân trực tiếp của tổn hại mới được bồi thường. Tổn hại nếu do hầm nóng mà không có hoả hoạn thì không được bồi thường. Nổ được bảo hiểm cho dù là cháy hay không. Tổn hại do nổ ngoài tàu vẫn được coi là hiểm họa được bảo hiểm.

Cướp bạo động bởi những người ngoài tàu mà những người này không phải thuộc thành viên của tàu có hành động trộm cắp, bạo động. Điều khoản này không bao gồm những thành viên là người đình công, chiến tranh, hành động ác ý. Trộm do thành viên tàu gây ra được coi là hiểm hoạ manh động theo điều khoản khác.

Những hành vi cố ý vứt bỏ xuống biển một bộ phận của tàu để làm nhẹ tàu và để ngăn ngừa một tổn thất toàn bộ trong lúc nguy hiểm được coi là hành động vứt bỏ xuống biển. Những hành vi nếu là hợp lý này lại thuộc trách nhiệm của người được bảo hiểm và trong trường hợp này mà hàng hoá trên tàu được hưởng lợi thì chủ tàu thảo tuyên bố tổn thất chung và thực hiện cầu hoàn từ các bên khác. Vứt bỏ để ngăn ngừa tổn thất không thuộc trách nhiệm bảo hiểm thì không được bồi thường.

Trước khi có ITC 1983 thì cướp biển không được coi là một hiểm hoạ được bảo hiểm vì nó được coi như là hiểm hoạ chiến tranh và được loại trừ khỏi đơn bảo hiểm.

Rất khó phân biệt cướp biển với cướp bạo động từ bên ngoài và ở đây ngụ ý là bất cứ ai lên tàu có hành động bạo động để đạt mục đích chiếm đoạt.

39 Hư hỏng hay tai nạn của thiết bị, động cơ phản lực, nguyên tử được đưa vào bảo hiểm thân tàu nhằm mục đích bảo hiểm những tổn thất có thể xảy ra do hư hỏng, tai nạn của các máy móc nguyên tử đặt trên tàu là thành phần của động cơ vận hành. Hiểm hoạ này không bao gồm vũ khí nguyên tử.

Va chạm với máy bay hay các vật tương tự rớt từ đó, hoặc với phương tiện chuyên chở bộ, trang bị hay thiết bị bến hay cảng.

Va chạm với máy bay là ngụ ý bao gồm tất cả các va chạm với máy bay, vật rớt từ máy bay (vẫn bị chi phối bởi điều kiện chiến tranh).

Va chạm với các vật tương tự có nghĩa là gồm các vệ tinh bay từ quỹ đạo về trái đất, hoả tiễn dùng vào mục đích hoà bình.

Va chạm với các phương tiện chuyên chở bộ. Các tai nạn này xảy ra do các phương tiện bộ như ô tô, xe hoả va vào tàu khi chúng chạy qua các gầm cầu.

Va chạm với các trang bị hay thiết bị bến cảng, các tai nạn chủ yếu là trong khu vực cảng, cầu, đập chắn sóng, âu, đà...

Bảo hiểm này chỉ đảm bảo tổn thất hay tổn hại của tàu được bảo hiểm mà không chịu thêm bất cứ hình thức trách nhiệm nào của người được bảo hiểm.

Động đất, núi lửa phun, sét đánh gây ra khi tàu hành trình coi là hiểm hoạ của biển nhưng khi tàu nằm ở ụ đà, bến đều có thể gặp các hiểm họa này.Do vậy, hiểm hoạ chỉ được tính trong trường hợp không phải là hiểm hoạ của biển mà nó chỉ gây ra tổn hại cho tàu và trang thiết bị của tàu.

3.5.2. Hiểm hoạ bị chi phối bởi quy định mẫn cán hợp lý.

Tai nạn trong khi bốc dỡ và dịch chuyển hàng hoá. Trong tai nạn này người bảo hiểm chỉ bồi thường tổn thất và tổn hại gây ra cho tàu bởi các tai nạn đó. Không nới rộng để bảo hiểm trách nhiệm với chủ hàng mà người bảo hiểm phải gánh chịu.

Nổ nồi hơi, gãy trục cơ hoặc ẩn tỳ trong máy móc và thân tàu.

Bất kể nguyên nhân nào gây nổ nồi hơi và nó gây tổn thất cho buồng máy thân tàu thì đều được bảo hiểm bồi thường. Tuy nhiên là khi nguyên nhân nổ là do một hiểm hoạ đã được bảo hiểm và khiếu nại về thay nồi hơi không được bồi thường.

Trục cơ cũng được bảo hiểm mà chủ yếu là trục ống láp, bộ xiết trục kín nước... dẫn tới các tổn thất khác nhau. Tổn thất về gãy láp không được bảo hiểm.

ẩn tỳ là có khuyết tật trong vỏ hay máy có từ trong lúc đóng tàu hay ở khi sửa chữa tàu mà người được bảo hiểm không biết và chỉ biết khi kiểm tra và chỉ bồi thường tổn thất do ẩn tỳ gây ra và không bồi thường việc sửa chữa, thay thế bộ phận có ẩn tỳ.

Khi xảy ra tổn thất mà lỗi là do bất cẩn của thuyền trưởng, sĩ quan, thuỷ thủ, hoa tiêu thì các tổn hại đó được bảo hiểm bồi thường. Bất cẩn trong một lúc nào đó, trong một quá trình làm việc mẫn cán hợp lý.

Tàu được bảo hiểm đưa vào sửa chữa nếu có tổn thất hay tổn hại thì vẫn được bảo hiểm. Tuy nhiên người bảo hiểm có quyền thế nhiệm, để đòi lại người sửa chữa. Nếu người được bảo hiểm tự đứng ra sửa chữa tàu mình thì không được coi là tương hợp với điều này. Điều khoản này chỉ đảm bảo tổn thất do bất cẩn của người thuê tàu trong khi đơn bảo hiểm còn có hiệu lực và có sự chấp thuận của người bảo hiểm, và khi người thuê đứng tên mua bảo hiểm thì không còn nằm trong phạm vi điều khoản này.

40 Manh động của thuyền trưởng, sỹ quan hay thuỷ thủ bao gồm các hành vi sai trái, cố ý của thuyền viên tàu làm thiệt hại cho chủ tàu, người thuê tàu, do vậy mà không được coi là bất cẩn. Và cho dù rằng, chủ tàu đã rất mẫn cán hợp lý trong việc điều hành thì các tổn thất vẫn xảy ra và các tổn thất này vẫn được bồi thường. Tuy nhiên, các tổn hại mà gây ra bởi các hành vi manh động đã đươc liệt kê loại trừ ở điều 24, 25 thì sẽ không được bảo hiểm dù những người này là thành viên của tàu.

3.5.3. Các hiểm hoạ được loại trừ.

Người bảo hiểm không phải chịu trách nhiệm về mọi tổn thất không trực tiếp gây ra bởi một hiểm hoạ ghi trong đơn bảo hiểm.

Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất cho người được bảo hiểm khi mà mọi tổn thất đó được quy cho là do sai trái cố ý của người được bảo hiểm, ở đây cần phân biệt "sai trái cố ý" và "sai sót bất cẩn".

Người bảo hiểm không bảo hiểm những tổn thất do chậm trễ hay về mọi chi phí phải chi ra vì chậm trễ. Loại trừ này cũng được áp dụng với ngay cả khi sự chậm trễ là do một hiểm họa được ghi trong đơn bảo hiểm.

Người bảo hiểm không chịu bồi thường các tổn thất về cũ kỹ thông thường, như vậy có nghĩa là họ không chịu trách nhiệm về sự hư hỏng máy móc, vỏ tàu vì cũ kỹ.

Loại tàu thân gỗ bị tổn hại do chuột hay sâu mọt gây ra thì không được bảo hiểm. Hư hỏng máy móc không thuộc trách nhiệm của người bảo hiểm trừ khi là do một hiểm hoạ được bảo hiểm gây ra.

Từ cuối thế kỷ 19 các nhà bảo hiểm hàng hải đã có tập quán loại trừ rủi ro chiến tranh và những rủi ro tương tự và lập thành Điều 23 tại ITC 1983. Điều khoản này loại trừ những tổn thất của tàu được bảo hiểm do chiến tranh, đấu tranh quần chúng có tính chất chiến tranh. Do vậy, những tổn thất này không được bảo hiểm do những hành động thù địch. Việc đâm va giữa tàu được bảo hiểm với một tàu khác được coi là tai nạn hàng hải, cho dù là 2 tàu đều tham gia công tác chiến tranh, nguyên tắc này cũng áp dụng cho với tàu chở đạn, thuốc nổ, sự nổ bất ngờ. Điều khoản loại trừ các hành động bắt giữ, cầm cố hay giam hãm trong đó chỉ trừ các trường hợp manh động và cướp biển thì những tổn hại liên quan không được bồi thường. Điều này cũng loại trừ luôn cả việc giữ và gian hãm do một vụ kiện tụng vì việc này có thể phát sinh từ nghĩa vụ tài chính của người được bảo hiểm. Điều khoản loại trừ các vũ khí vô chủ, các loại vũ khí này có thể gây ra tổn thất cho tàu được bảo hiểm. Nhưng ở đây không có tính chất thù địch, do vậy mà nó chưa được loại trừ ở phần trước việc giải thích là các loại vũ khí này được đưa ra nhằm vào các tàu đối phương, nhưng khi mối thù địch qua đi, vũ khí vẫn được tồn tại, và chúng sẽ trở thành tai họa cho những tàu khác, và như vậy điều này loại trừ khỏi hiểm hoạ bảo hiểm hàng hải từ khi thù địch chấm dứt.

Người bảo hiểm không bảo hiểm những tổn thất, trách nhiệm, chi phí gây ra bởi những người đình công, công nhân bế xưởng, hay phong trào quần chúng.

Điều khoản này không loại trừ tất cả các hành vi manh tâm mà chỉ loại trừ những hành vi ác ý có sử dụng chất nổ hay vũ khí vì mục đích chính trị.

Loại trừ rủi do nguyên tử là phần nói về vũ khí chiến tranh, sử dụng năng lượng nguyên tử, hạt nhân...thì các tổn thất đều không được bảo hiểm

41

Một phần của tài liệu Bảo hiểm hàng hải (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)