Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu Đường lối công nghiệp hoá đất nước của đảng giai đoạn 1960 1995 (Trang 78 - 86)

Từ những quan điểm tiến hành CNH và thực hiện phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong giai đoạn 1960-1995, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm có nguyên tắc sau:

Một là, trong quá trình CNH xây dựng cơ sở vật chất, lực lượng sản xuất xã hội chủ nghĩa, chúng ta cần quán triệt nắm vững học thuyết về hình thái kinh tế - xã hội của Mác, tôn trọng tính chất khách quan và biện chứng của các quy luật kinh tế vì dù cho ý chí chủ quan có mạnh đến mấy cũng không bao giờ vượt qua được tính khách quan của quy luật.

Hai là, bám sát quá trình phát triển của nền kinh tế thị trường ở trong nước và thế giới, từ đó xây dựng các bước đi phù hợp cho từng thời kỳ của CNH ở nước ta.

Ba là, phải lựa chọn mô hình CNH phù hợp. Trong bối cảnh quốc tế mới, và những đặc điểm của kinh tế - xã hội nước ta thì vấn đề lựa chọn một mô hình CNH phù hợp là là hết sức quan trọng. Chúng ta phải có mô hình CNH cân đối

hơn, kết hợp hài hòa hơn xu hướng thay thế nhập khẩu và xu hướng xuất khẩu. Đây là mô hình mà Việt Nam cần áp dụng.

Bốn là, cần giải quyết hài hòa vốn đầu tư trong nước và nước ngoài. Đối với vốn trong nước, chúng ta cần có biện pháp tích cực hơn để huy động và sử dụng tốt nguồn vốn này. Do vậy, cần đẩy mạnh hơn nữa cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước; hình thành và phát triển thị trường vốn, tiến tới thành lập thị trường chứng khoán; thực hiện triệt để chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng.

Đối với nguồn vốn nước ngoài, trong điều kiện cạnh tranh thu hút vốn rất gay gắt ở khu vực và trên thế giới, chúng ta cần đổi mới công tác xúc tiến đầu tư; cần có sự nghiên cứu để không ngừng hoàn thiện môi trường đầu tư; tập trung xử lý dứt điểm và kịp thời các dự án đang được triển khai để củng cố niềm tin của các nhà đầu tư vào Việt Nam.

Năm là, đối với lĩnh vực công nghệ, cần có chính sách khoa học và công nghệ thích hợp để khai thác của các nước đi sau, chú trọng tiếp thu công nghệ của thế giới với phương châm kết hợp nhiều trình độ công nghệ khác nhau, mọi giải pháp phải lấy hiệu quả kinh tế - xã hội gắn với việc bảo vệ môi trường làm tiêu chuẩn cao nhất, tạo tiền đề để đi vào giai đoạn CNH cao hơn.

Sáu là, quan tâm bồi dưỡng đào tạo nguồn lực con người phục vụ cho CNH: đi đôi với giải pháp nhằm đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ công nghệ quốc gia, cần phải đẩy mạnh công tác giáo dục đào tạo nhằm tạo ra đội ngũ lao động có tay nghề cao, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Tăng cường xu thế mở của hệ thống giáo dục và đào tạo thông qua việc cử người ra nước ngoài

học, tham khảo kinh nghiệm quản lý. Đó là sự lựa chọn phù hợp với điều kiện thực tế nước ta, đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp CNH, hướng đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng văn minh mà Đảng và Nhà nước đã đề ra.

Bảy là, điều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là phải nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, xây dựng và từng bước hoàn thiện nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân.

KẾT LUẬN

Xuất phát từ những điều kiện thực tiễn của nước ta trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa, Đảng đã nhận thức được vị trí, vai trò to lớn của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Do vậy, ngay từ Đại hội III (9/1960), Đảng đã xác định “CNH, HĐH là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội”.

Tuy nhiên, suốt một thời gian dài (từ năm 1960 đến năm 1986) quan niệm và cách tiến hành CNH ở nước ta hầu như không thay đổi, chủ yếu tập trung phát triển công nghiệp nặng, mặc dù có chút ít được điều chỉnh qua các kỳ Đại hội IV, V của Đảng. Khách quan đánh giá, quan niệm và cách tiến hành khi đó là phù hợp với điều kiện nước ta trong bối cảnh đất nước có chiến tranh và thế giới tồn tại sự đối lập giữa hệ thống xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa. Trên thực tế, chúng ta đã xây dựng được một cơ sở công nghiệp quan trọng, then chốt cho nền kinh tế quốc dân. Nhưng về cơ bản nước ta vẫn là nước nông nghiệp lạc hậu, tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế quốc dân còn thấp, đặc biệt là quan hệ sản xuất mâu thuẫn gay gắt với trình độ và tính chất của lực lượng sản xuất… Do vậy, trước năm 1986, thực trạng nền kinh tế - xã hội nước ta đặt ra yêu cầu cấp bách cần phải đổi mới toàn diện quan điểm về chiến lược CNH đất nước.

Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (12/1986) đã đánh dấu bước chuyển hướng chiến lược về CNH từ ưu tiên phát triển công nghiệp nặng sang lấy nông nghiệp, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu làm trọng tâm và chúng ta đã đạt được một số thành tựu quan trọng, Đại hội thứ VII (1991) với

sự bổ sung thêm đường lối CNH gắn liền với HĐH đã mang lại nhiều thành tựu to lớn, mở đường cho thời kỳ sau phát triển, được đánh dấu bằng Đại hội VIII (6/1996) đã xác định những quan điểm có tính chất bước ngoặt trong tư duy phát triển là tiến hành CNH theo hướng hiện đại, mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế và tiếp tục khẳng định nền kinh tế nước ta chuyển sang kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận chuyển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là sự thay đổi cách nhìn nhận về phương thức tiến hành CNH ở nước ta, từ CNH trên cơ sở của cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang thực hiện CNH theo nguyên tắc kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; từ chỗ nền kinh tế cơ bản chỉ có kinh tế toàn dân và kinh tế tập thể để hình thành nền kinh tế nhiều thành phần và từng bước hội nhập nền kinh tế quốc tế; thị trường trong nước gắn với thị trường khu vực và thế giới. Phương thức này nhấn mạnh đến vai trò của nền kinh tế mở, của nguyên tắc đa phương hóa, đa dạng hóa kinh tế đối ngoại, hướng về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả. Đây là sự đổi mới trong tư duy lý luận, chuyển từ tư duy giáo điều, duy ý chí sang tư duy lý luận lấy thực tiễn làm điểm xuất phát.

Đảng ta còn xác định rõ mục tiêu là xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất - kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đời sống vật chất và tinh thần, quốc phòng, an ninh vững chắc, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp.

Như vậy, với những thành tựu quan trọng và những bài học kinh nghiệm quý báu, cả thành công và không thành công từ khi đường lối CNH lần đầu tiên được đề ra tại Đại hội III (1960), cho đến năm 1995 khi kết thúc Đại hội VII, chúng ta có thể thấy rằng, cả thế và lực của đất nước ta đã phát triển vượt bậc. Điều đó đã chứng minh được đường lối đúng đắn, sáng tạo của Đảng ta khi đưa ra đường lối phù hợp với tình hình thực tiễn đất nước và thề giới. Đường lối CNH, HĐH luôn được bổ sung, hoàn thiện và quán triệt một cách sâu sắc trong các Đại hội tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1960), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III, NXB Sự thật, Hà Nội.

[2]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1982), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứV tập 1-3, NXB Sự thật, Hà Nội.

[3]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, H.2002.

[4]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứVI, NXB Sự thật, Hà Nội.

[5]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứVII, NXB Sự thật, Hà Nội.

[6]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị Đại biểu toàn quốc giữa các nhiệm kỳ (khóa VII), Hà Nội.

[7]. Đảng Cộng sản Việt Nam (1994), Văn kiện Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hànhTW Đảng (khóa VII), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[8]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, H.2003, T26.

[9]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới (Đại hội VI, VII, VIII, IX), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[10]. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đảng toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, H.2004, T34.

[11]. Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006.

[12]. Giáo trình Kinh tế chính trị Mác – Lênin, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

[13]. Lê Duẩn (1970), Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng vì độc lập, tự do, vì CNXH,

tiến lên giành thắng lợi, NXB Sự thật, Hà Nội.

[14]. Lê Duẩn (1978), Một số vấn đề cơ bản về CNH XHCN, NXB Sự thật, Hà Nội.

[15]. Lê Huy Thực, Hồ Chí Minh bàn về CNH, HĐH, Tạp chí Cộng sản số 10 – 5/2006.

[16]. Lê Mậu Hãn chủ biên (1998), Đại cương Lịch sử Việt Nam tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội.

[17]. Nguyễn Trọng Phúc (2003), Tìm hiểu Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam quacác Đại hội và Hội nghị TW (1930-2002), NXB Lao động, Hà Nội.

[18]. Nguyễn Văn Cường (2000), Đảng lãnh đạo sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Việt Nam (1986-1998), KLTN, khoa Lịch sử, Đại học KHXH và NV, Hà Nội.

[19]. Nguyễn Thanh Sản, Đường lối CNH của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1986-2000, KLTN, khoa GDCT, Đại học Sư phạm 2.

[20]. Một số chuyên đề về đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, NXB Lý luận Chính trị - 2008.

[21]. Niên giám thống kê (1992).

[22]. Tổng cục thống kê (1994), Kinh tế và tài chính Việt Nam (1986-1992), Hà Nội.

Một phần của tài liệu Đường lối công nghiệp hoá đất nước của đảng giai đoạn 1960 1995 (Trang 78 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)