6. Bố cục của khóa luận
1.2.2. Sự xâm nhập thị trường Xiêm của Hà Lan
Sau cuộc cách mạng tư sản (thế kỷ XVI), đến thế kỷ XVII Hà Lan bắt đầu trở thành “một nước tư bản kiểu mẫu” vươn lên cạnh tranh giành quyền lực với các
nước phương Tây khác như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh… trên trường quốc tế. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế công thương nghiệp từ cuối thế kỷ XVI đã thúc đẩy nhu cầu tìm kiếm nguyên liệu và thị trường của Hà Lan. Trong quá trình mở rộng ảnh hưởng sang phương Đông, Hà Lan cũng như các nước tư bản Tây Âu khác đặc biệt chú ý đến khu vực Đông Nam Á trong đó có Xiêm. Năm 1602, Hà Lan thành lập Công ty Đông Ấn VOC, Công ty này giữ vai trò quan trọng trong việc điều hành buôn bán ở phương Đông. Thông qua hoạt động buôn bán của Công ty, Hà Lan đã từng bước xâm nhập vào thị trường Xiêm, bởi lẽ đây là thị trường hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích thương mại cho Hà Lan.
Nằm ở trung tâm bán đảo Trung Ấn và chiếm giữ một vị trí quan trọng về thương mại, chính trị - quân sự nên Xiêm đã sớm trở thành một địa chỉ hấp dẫn, thu hút sự có mặt của của nhiều nước phương Tây như: Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, Pháp, Đan Mạch… Vào thời điểm các nước phương Tây xuất hiện, Xiêm đang bước vào giai đoạn phát triển cao của nhà nước quân chủ phong kiến. Việc mở rộng quan hệ với nước ngoài sẽ thúc đẩy nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế thương mại của Xiêm phát triển mạnh mẽ. Sự có mặt của người phương Tây, cụ thể là đội ngũ các thương nhân, giáo sĩ sẽ mang đến những nhân tố mới về con người, hàng hóa và những tri thức mới cho vương quốc Xiêm. Mặt khác, sự có mặt gần như cùng một lúc của các nước phương Tây lại trở thành lợi thế cho Xiêm, bởi lẽ trong giai đoạn đầu xâm nhập, những cuộc cạnh tranh thương mại giữa các nước này sẽ chưa ảnh hưởng trực tiếp và sâu sắc đến quyền lợi của Xiêm. Nhận thức rõ điều đó, cộng thêm tố chất năng động, dễ thích nghi với hoàn cảnh mới nên các vua như: Ramathibodi II (1491 – 1529), Naresuan (1590 – 1605), Ekatotsarot (1605 – 1610) và Songtham (1610 – 1628) đã thực hiện chính sách mở cửa đối với các nước phương Tây. Theo đó, triều đình Xiêm đối sử cởi mở, thân thiện với các đại diện của các nước phương Tây, tạo điều kiện thuận lợi cho các thương nhân và giáo sĩ của nước họ buôn bán và truyền đạo tại Xiêm.
Trong số các thế lực thương mại ở phương Tây, Hà Lan không phải là quốc gia đầu tiên thiết lập quan hệ buôn bán với vương quốc Xiêm. Mối liên hệ đầu tiên
giữa người phương Tây với Xiêm diễn ra vào năm 1511, khi một sứ đoàn Bồ Đào Nha được cử đến kinh đô Ayutthaya của vương quốc Xiêm. Nhận thấy tầm ảnh hưởng cả về chính trị và thương mại của Xiêm ở khu vực bán đảo Mã Lai, ngay sau khi chiếm giữ Malacca, phái đoàn Bồ Đào Nha do Duarte Fernandes dẫn đầu đã theo một thuyền buôn Trung Quốc đến Ayutthaya, ở đó họ được tiếp đón nồng nhiệt và được tặng nhiều quà. Cuối năm đó, sứ bộ thứ hai của Bồ Đào Nha tiếp tục sang Xiêm để tăng cường quan hệ, đồng thời thu thập những tin tức về triển vọng buôn bán ở vương quốc người Thái. Năm 1518, một hiệp ước đầu tiên được ký kết giữa Xiêm và Bồ Đào Nha, theo đó, các giáo sĩ Bồ Đào Nha được tự do truyền đạo; các thương nhân Bồ Đào Nha được phép buôn bán ở kinh đô Ayutthaya, Nakhon Srithammarat và Patani trên bờ biển phía Tây của bán đảo Malay, Tonasserim và Mergui ở vịnh Bengal.. Người Bồ Đào Nha mang vào Xiêm súng đại bác, thuốc súng và các loại hàng xa xỉ để đổi lấy gia vị, gỗ xẻ và ngà voi. Mối quan hệ ban đầu giữa Bồ Đào Nha và Xiêm diễn ra hết sức thân thiện, cởi mở, thậm chí trong cuộc chiến tranh giữa Xiêm và Myanmar ở nửa sau thế kỷ XVI, “hơn 100 người Bồ Đào Nha tình nguyện tham gia, phục vụ trong quân đội của Thái Lan” [24; 23]. Theo D.G.E.Hall: “Bồ Đào Nha là nước tư bản đầu tiên có mặt ở Ayutthaya. Mục đích của họ là mở rộng hoạt động thương mại ở Ayutthaya vì các hải cảng ở đây đều là những địa điểm rất thuận lợi để tàu buôn của Bồ Đào Nha đến Trung Quốc có thể trú ẩn trong thời gian gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh, khiến cho những hoạt động đi lại trên biển Đông gặp khó khăn” [4; 387]. Trên cơ sở sự đón tiếp cởi mở và thân thiện của quốc vương cũng như cư dân Thái, người Bồ Đào Nha đã thiết lập được quan hệ hữu hảo với Xiêm và gây dựng được ở đây những cơ sở đầu tiên cho hoạt động thương mại của họ.
Tiếp theo người Bồ Đào Nha là người Tây Ban Nha, đến Xiêm khoảng giữa thế kỷ XVI. Năm 1589, hiệp ước hữu nghị và thương mại giữa Xiêm và Tây Ban Nha được ký kết và các giáo sỹ, thương nhân Tây Ban Nha cũng được tự do buôn bán, truyền đạo [10; 43]. Cũng như người Bồ Đào Nha, người Tây Ban Nha ở Xiêm
được đối xử thân thiện, hợp tác của chính quyền và người dân Xiêm. Họ đã thiết lập được mối quan hệ thương mại rất thuận lợi ở Xiêm.
Vào cuối thế kỷ XVI, quan hệ giữa Xiêm và Bồ Đào Nha trở nên căng thẳng do sự lấn lướt của người Bồ Đào Nha ở các tuyến buôn bán trong vịnh Bengal, nhất là âm mưu chiếm đóng Tanasserim (cửa ngõ thương mại quan trọng thông qua Ấn Độ Dương mà người Xiêm đã chiếm được từ năm 1593).
Trong khi quan hệ giữa Bồ Đào Nha với Xiêm đang bắt đầu căng thẳng thì người Hà Lan xuất hiện ở Xiêm. “Năm 1579, một buổi sáng mùa hè, chen chân giữa các đoàn thuyền buôn từ Trung Hoa, Việt Nam, Ấn Độ đậu san sát trên dòng sông Chao Phraya, xuất hiện vài ba chiếc tàu lạ, họ là những thủy thủ Hà Lan vượt qua con đường Châu Phi, men bờ Ấn Độ Dương đã dừng chân ở Inđônêxia và đang tìm đường đến vương quốc của người Thái” [13; 62]. Sau chuyến viếng thăm của đoàn thủy thủ Hà Lan cuối thế kỷ XVI và thông qua mối quan hệ thương mại với Trung Quốc, năm 1601, thương nhân Hà Lan đến Pattani. Từ mối quan hệ làm ăn buôn bán với Trung Quốc “họ nhận thấy Thái Lan có thể đem lại nhiều lợi ích thương mại cho họ” [24; 24]. Những lý do chính khiến Hà Lan muốn xâm nhập và chiếm thị trường Xiêm đó là:
Thứ nhất, do Xiêm nằm ở trung tân bán đảo Trung Ấn, giữ vị trí quan trọng
trên con đường thương mại Đông – Tây, giữa một bên là Trung Quốc, Nhật Bản ở phía Đông và bên kia là Ấn Độ và Địa Trung Hải ở phía Tây.
Thứ hai, Hà Lan muốn chiếm con đường thông thương Xiêm – Nhật Bản đã
hình thành trước đó. Đây là tuyến đường thương mại mang lại lợi nhuận cao cho nền ngoại thương Xiêm, với các mặt hàng quý hiếm của Xiêm xuất sang Nhật Bản như da thú, thiếc, ngà voi, diêm tiêu, gỗ quý và hàng hóa từ Nhật Bản đến Xiêm là bạc, đồng, tơ… Hà Lan sẽ thu được rất nhiều lợi nhuận nếu chiếm được tuyến đường thương mại này.
Thứ ba, Xiêm vốn là trung tâm sản xuất lương thực lớn của khu vực. Hà Lan
muốn khai thác mặt hàng lương thực, thực phẩm của Xiêm nhằm cung cấp cho các pháo đài quân sự và các đại lý thương mại của Hà Lan ở khu vực Đông Nam Á. Đặc
biệt, Hà Lan đang dòm ngó nguồn hồ tiêu của Xiêm để nhằm tước bỏ khả năng thu mua mặt hàng này của các thương nhân Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, mục đích giành độc quyền buôn bán hồ tiêu trên thị trường Châu Âu [10; 71].
Từ những lý do trên đây, Hà Lan đã xúc tiến thiết lập quan hệ thương mại với Xiêm. Ngay khi đến Patani, người Hà Lan được đón tiếp với thái độ nhiệt tình cởi mở của người dân và chính quyền sở tại. Họ được lập thương điếm và bắt đầu xây dựng những cơ sở cho việc phát triển thương mại của mình ở đây.
Năm 1604, trên cơ sở những thuận lợi bước đầu ở Patani, Hà Lan đã phái sứ bộ tới kinh đô Ayutthaya. Dẫn đầu đoàn ngoại giao Hà Lan là đại sứ Varvak (sau này là đại sứ đầu tiên của Hà Lan ở Thái Lan). Ngay sau khi đến Ayutthaya, họ đã kí được một bản thương ước đầu tiên với Xiêm. Trong bản thương ước này Hà Lan đã đạt được những lợi nhuận bước đầu, “họ đã được chính quyền Thái Lan cho phép tự do buôn bán, xây dựng thương điếm ở kinh đô và đổi hàng vải bông lấy da thú, hồ tiêu của Thái Lan” [15; 60].
Như vậy, với nỗ lực của Công ty Đông Ấn Hà Lan và sự cởi mở, thân thiện của Xiêm trong việc mở rộng buôn bán với phương Tây đã làm cho quá trình xâm nhập Xiêm của Hà Lan trở nên nhanh chóng và dễ dàng. Sự kiện năm 1604 đã đánh dấu cho sự xác lập quyền buôn bán của Hà Lan trên đất Xiêm. Sự kiện này mở đầu cho quá trình hoạt động thương mại của Công ty Đông Ấn Hà Lan ở thị trường Xiêm, từ đay Hà Lan đã nhanh chóng chiếm thế thượng phong trong việc buôn bán với Xiêm, loại bỏ các đối thủ phương Tây khác như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Anh… tạo ra một “giai đoạn hoàng kim” [10; 74] của Công ty Đông Ấn Hà Lan tại Xiêm kéo dài suốt nửa đầu thế kỷ XVII.
Tiểu kết
Tóm lại, trong bối cảnh sự phát triển cao của kinh tế Tây Âu sau phát kiến địa lý cùng với nhu cầu buôn bán với phương Đông ngày càng tăng, các quốc gia phương Tây đã chạy đua nhau trong việc tìm kiếm thị trường. Cùng với sự ra đời của các công ty thương mại lớn của các quốc gia Tây Âu, Công ty Đông Ấn Hà Lan VOC đã ra đời (1602). Với những quyền hạn và chức năng như một chính quyền
thu nhỏ, đại diện cho chính phủ và giới công thương Hà Lan, Công ty này đã nỗ lực trong việc xâm nhập thị trường Châu Á, trong đó có Xiêm vì Xiêm là thị trường hứa hẹn mang lại nhiều lợi ích cho nền thương mại của Hà Lan.
Xiêm từ đầu thế kỷ XVI với việc giành độc lập từ Myanmar đã bước vào giai đoạn hòa bình lâu dài, tạo điều kiện để vương quốc Xiêm nhanh chóng phát triển thành nhà nước phong kiến hùng mạnh ở Đông Nam Á.
Sớm có truyền thống hướng biển cùng với vị trí thuận lợi, vương quốc Xiêm sớm thiết lập được mối quan hệ thương mại với nhiều quốc gia trong khu vực. Bên cạnh việc buôn bán với các nước Châu Á, vương quốc Xiêm cũng là thị trường hứa hẹn đem lại lợi nhuận cao cho hoạt động thương mại của các nước phương Tây. Mặc dù không phải là nước phương Tây đầu tiên hoạt động ở Xiêm nhưng Hà Lan đã không mấy khó khăn trong việc thiết lập mối quan hệ buôn bán với Xiêm. Sự kiện phái đoàn Varvak tiếp kiến vua Xiêm (1604) đã mở đầu mối quan hệ thương mại Hà Lan – Xiêm. Sau sự kiện này đánh dấu một thời kỳ thăng trầm trong quan hệ thương mại, quan hệ bang giao giữa hai nước.
Chương 2
HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI
CỦA CÔNG TY ĐÔNG ẤN HÀ LAN Ở XIÊM TỪ 1604 ĐẾN 1664 2.1. GIAI ĐOẠN MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG THƯƠNG MẠI CỦA CÔNG TY ĐÔNG ẤN HÀ LAN Ở XIÊM (1604 – 1639)
2.1.1. Quá trình mở rộng hoạt động thương mại của Công ty Đông Ấn Hà Lan ở Xiêm
Đoàn tàu Hà Lan đầu tiên xuất hiện tại Xiêm vào năm 1596, năm 1601, những thương nhân đầu tiên của Hà Lan đến Patani. Tại đó, họ được phép lập thương điếm và xây dựng cơ sở cho sự phát triển của hoạt động buôn bán. Từ những thuận lợi bước đầu, vào năm 1604, đại diện của Công ty Đông Ấn Hà Lan VOC là thủy sư đô đốc Varvak đã dẫn đầu đoàn sứ bộ đến kinh đô Ayutthaya. Kết quả là Hà Lan đạt được những thỏa thuận đầu tiên với Ayutthaya về việc cho phép thương nhân Hà Lan được tự do buôn bán, xây dựng thương điếm ở kinh đô Ayutthaya.
Sau khi đã ký thương ước (1604) và cho người Hà Lan những quyền lợi nhất định ở Xiêm, triều đình Ayutthaya đã chủ động cử các đoàn ngoại giao đến Goa (Ấn Độ, thuộc Hà Lan) và Hà Lan vào các năm 1606, 1608 để chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, thương mại với Hà Lan [15; 60].
Năm 1607, đại sứ Xiêm đã đến La Hay. Ngày 11/03/1608, đại sứ Xiêm được Thái tử Hà Lan là Orange tiếp. Giải thích mục đích chuyến đi của mình đến Hà Lan, các đại sứ Xiêm kiêu hãnh tuyên bố rằng vua của họ không cần gì cả và chỉ quan tâm đến đời sống và những phong tục tập quán của các dân tộc khác. Điều duy nhất mà vua Xiêm muốn Hà Lan giúp đó là việc những người thợ mộc và thợ đóng tàu đến dạy người Xiêm. Thái tử tiếp các đại sứ Xiêm rất trọng thể và khi từ biệt đã tặng họ một số đại bác [1; 185].
Hà Lan quan tâm nhiều đến Xiêm bởi vì ngay từ những năm đầu xuất hiện ở các biển miền Nam, người Hà Lan bên cạnh việc mua hương liệu đưa về Châu Âu cũng bắt đầu làm trung gian buôn bán giữa các nước phương Đông, mà Ayutthaya lại là nơi đặc biệt thuận lợi cho việc buôn bán này. Ở đây, người Hà Lan bị thu hút
bởi sự trao đổi hàng hóa được thiết lập từ lâu giữa Xiêm và Nhật Bản, trong đó Xiêm xuất sang Nhật da trâu, da hươu, thiếc, diêm, tiêu, ngà voi và các cây quý; ngược lại, Nhật đưa sang Xiêm bạc Nhật, đồng, tơ và các hàng hóa khác. Người Hà Lan cố gắng chiếm con đường thương mại hứa hẹn những lợi nhuận lớn nhất này trước tiên. Ở thị trường Xiêm thời kỳ này, việc trao đổi vải Ấn Độ lấy những hàng hóa của địa phương và của Viễn Đông có ý nghĩa quan trọng. Người Hà Lan cũng bắt đầu tham gia vào việc buôn bán này từ đầu thế kỷ XVII. Sau đó ít lâu, người Hà Lan đã chiếm cả phần lớn các đường thương mại giữa Xiêm và Inđônêxia – cơ sở chính của họ.
Xiêm còn thu hút người Hà Lan như một nơi cung cấp thực phẩm vô tận cho các pháo đài và thương điếm miền Nam của họ. Quan hệ của người Hà Lan với các nhà cầm quyền Inđônêxia thường mang tính chất cuộc chiến tranh công khai và người Hà Lan bị cắt khỏi những nguồn thực phẩm bản xứ, vì vậy sẽ rơi vào tình trạng rất khó khăn nếu không thể mua gạo, mỡ và các thực phẩm khác ở Xiêm – một nước tương đối giàu. Cuối cùng, người Hà Lan quan tâm tới việc buôn bán hồ tiêu của miền Nam Xiêm. Trong suốt thế kỷ XVII, người Hà Lan kiên trì, cố gắng tập trung vào tay mình toàn bộ việc buôn bán này nhưng không phải vì họ thiếu hồ tiêu (ở các thuộc địa Inđônêxia của Công ty Đông Ấn Hà Lan hồ tiêu đã có thừa) mà là vì họ muốn gạt bỏ khả năng mua hồ tiêu của các đối thủ Anh, Pháp và Bồ Đào Nha ở đây để họ được tự định giá ở Châu Âu [1; 186].
Để thực hiện những nhiệm vụ thương mại trên của mình, người Hà Lan bắt đầu dần dần bao vây Xiêm bằng một mạng lưới thương điếm. Năm 1610, đại lý thương mại của VOC tại kinh đô Ayutthaya được thành lập dưới sự điều hành của giám đốc Cornelius Specx – sự kiện này đã đánh dấu sự tăng cường quan hệ giữa Hà Lan và Xiêm. Năm 1612, ở Ligor và Patalung cũng đã hình thành thương điếm của người Hà Lan. Năm 1613, một nhà máy của Hà Lan được xây dựng ở kinh đô Ayutthaya. Trên cơ sở đó, VOC tiếp tục mở hàng loạt các thương điếm nằm rải rác khắp miền Nam Xiêm như: Singora, Kedah, đảo Djanko [1; 185-187]. Đây là những vùng giàu có về hồ tiêu và thiếc, nhưng hơn hết đây là những khu vực thuộc quốc
gia chư hầu Mã Lai, nằm xa sự quản lý của chính quyền trung ương. Điều này rất có