Các công trình liên quan

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH CHỨNG THỰC BỀN VỮNG TRÊN VIDEO H.264/AVC DỰA TRÊN ĐẶC TRƯNG VÂN TAY (Trang 57 - 59)

Đã từ rất lâu, con người đã lưu tâm đến đặc tính duy nhất của vân tay, nhưng sự quan tâm này chưa mang tính khoa học và hệ thống. Chỉ cho đến cuối thế kỷ 16 thì các kỹ thuật của ngành nhận dạng vân tay hiện đại mới được hình thành. Vào năm 1864, Nehemiah Grew đã công bố một báo cáo khoa học đầu tiên về các cấu trúc đường vân, rãnh vân và tuyến mồ hôi trên vân tay. Kể từ đó, có một số lượng lớn các nhà khoa học đầu tư vào lĩnh vực này. Năm 1788, Mayer đã đưa ra một bản mô tả chi tiết về sự hình thành vân tay trên cơ sở giải phẩu học, và đã có một số

lượng lớn các đặc tính của đường vân được nhận biết và định tính. Năm 1809, Thomas Bewick đã bắt đầu sử dụng vân tay như là một nhãn hiệu đăng ký và sự

kiện này được xem là một trong những cột mốc quan trọng nhất của ngành khoa học nghiên cứu về vân tay. Năm 1823, Purkinje đã đưa ra một cơ chế phân lớp ảnh vân tay đầu tiên, cho phép phân loại ảnh vân tay vào một trong chín lớp tương ứng với chín dạng cấu trúc đường vân khác nhau. Năm 1880, Henry Fault lần đầu tiên gợi ý trên quan điểm khoa học về tính đặc trưng cho từng người của vân tay dựa trên sự

quan sát của ông. Các khám phá này đã đặt những nền móng đầu tiên cho ngành nhận dạng vân tay hiện đại. Vào cuối thế kỷ 19, ông Francis Galton đã giới thiệu về

các điểm chi tiết đặc trưng. Một bước tiến quan trọng hơn trong ngành nhận dạng vân tay đã được thực hiện vào năm 1899 bởi Edward Henry, ông đã xây dựng nên “Hệ thống Henry” nhằm thực hiện việc phân lớp các ảnh vân tay. Vào đầu thế kỷ

20, cơ chế hình thành của vân tay cũng đã được người ta nghiên cứu và hiểu rõ. Từ đó, nhận dạng vân tay đã được chính thức chấp nhận như là một phương pháp để

nhận dạng cá nhân có hiệu quả và là một chuẩn được sử dụng trong các thủ tục pháp lý.

Từ thế kỷ 18, vân tay được xem như là một phương thức hữu hiệu nhất để định danh con người. Cho đến nay, để quản lý công dân của mình, hầu hết các nước

đã định ra các hệ thống thẻ căn cước, mà thực chất đó là những hệ thống thông tin quản lý con người, lấy vân tay làm khóa. Các vấn đề xử lý và nhận dạng ảnh vân tay tựđộng gọi tắt là AFIS đã được quan tâm từ thập niên 1970, và đến 1980 có một số

kết quả đối sánh tự động ảnh vân tay nhưng vẫn còn ở mức đối sánh bình thường chưa quan tâm đến các cấu trúc đặc biệt của mẫu vân tay. Năm 1989, trên thế giới xuất hiện các phương pháp phân tích, trích chọn, và đối xánh mẫu vân tay dựa vào cấu trúc các điểm chi tiết. Và đến nay, thế giới đã xuất hiện các phần mềm xử lý và nhận dạng ảnh vân tay tự động như: SAGEM, MORPHO, NEC, HORUS,… Tuy nhiên, giá thành của các phần mềm này rất đắt, hàng triệu USD.

Ở nước ta, trong những năm qua đã có những thành công nổi bật trong trong lĩnh vực này. Năm 1992, có luận văn “biểu diễn và đồng nhất tự động đường nét” của phó tiến sĩ Nguyễn Ngọc Kỷ. Tác giả đã đề xuất một số phương pháp xử lý và

đối sánh mẫu vân tay chủ yếu dựa vào đối sánh cấu trúc các điểm đặc trưng, đã

được ứng dụng trong thực tế và có hiệu quảđáng kể. Trong hội nghị toàn quốc lần thứ ba về tựđộng hóa vào tháng 4 năm 1998, Ngô Tứ Thành đã trình bày thuật toán tự động xác định điểm đặc trưng dựa vào dòng chảy đường vân, và thuật toán đối sánh tuần tự các điểm đặc trưng của mẫu vân tay. Tháng 11 năm 1999, GSTS. Hoàng kiếm cùng các cộng sự (khoa CNTT_KHTN) đã công bố kết quảứng dụng mạng nơron để nhận biết các đường vân cơ bản. Tháng 12 năm 1999, thạc sĩ Trần Trung Dũng (Khoa điện tử viễn thông_ĐHBKHN) cũng công bố việc ứng dụng mạng nơron tự động để tìm nhân và delta trong vân tay. Với hai công trình nghiên cứu này có thể ứng dụng để phân loại mẫu vân tay tự động, rút ngắn thời gian đối sánh mẫu cũng như tăng hiệu suất nhận dạng mẫu vân tay. Tháng 12 năm 1999, TS. Nguyễn Cao Thắng đưa ra một phương pháp trích chọn đặc trưng mới và chứng minh được độ tin cậy của các đặc trưng này. Và gần đây nhất, tháng 1 năm 2000, thiếu tá Ngô Tứ Thành đã đề xuất phương pháp tra cứu công thức vân tay hiện trường theo phương pháp “Henry_Thanh”. Phương pháp này được phát triển dựa trên phương pháp cơ bản của Henry là đối sánh mười mẫu vân tay để xác định chính xác một người. Trong trường hợp ảnh hiện trường lấy về không đủ mười mẫu, tác

giả đề xuất công thức để bù lắp vào những mẫu khiếm khuyết để dựa vào đó tiến hành đối sánh nhưđối sánh mười mẫu vân tay cơ sở.

Vân tay được đặc trưng hóa bởi các đặc trưng toàn cục và cục bộ. Đặc trưng toàn cục bao gồm bản đồ hướng lằn, vị trí core và delta. Những điểm đặc trưng như điểm kết thúc lằn, điểm rẽđôi lằn,… là những đặc trưng cục bộ. Sựước tính hướng lằn cục bộ và tần số lằn cục bộ là một vai trò quan trọng trong những giai đoạn con của hệ thống vân tay. Bản đồ hướng được sử dụng trong quá trình nâng cao chất lượng ảnh, xác định những điểm đơn, xử lý đặc trưng vào giao đoạn cuối và phân loại vân tay. Bản đồ tần số lằn cục bộ có ý nghĩa trong việc nâng cao chất lượng ảnh vân tay.

Phần lớn các hệ thống nhận dạng vân tay online hay offline như AFIS,… thì không dùng đến lằn và lõm mà dùng đến đặc trưng là những điểm không bình thường trên lằn như điểm kết thúc lằn, điểm rẽ đôi lằn, delta, core,…. Trong số

những loại đặc trưng, có hai loại có ý nghĩa nhất và được sử dụng nhiều nhất đó là

đặc trưng kết thúc lằn, đó là điểm kết thúc lằn và đặc trưng rẽ đôi nhánh, là điểm trên lằn mà tại đó có hai nhánh được rẽ ra như hình 3.7.

Một phần của tài liệu MÔ HÌNH CHỨNG THỰC BỀN VỮNG TRÊN VIDEO H.264/AVC DỰA TRÊN ĐẶC TRƯNG VÂN TAY (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)