Sơ đồ chân và hình dạng thực tế:
Hình 2.2. Hình dạng thực tế của vi điều khiển PIC 16F887 Một vài thông tin về vi điều khiển PIC 16F887:
Đây là vi điều khiển thuộc họ PIC16xxxx với tập lệnh gồm 35 lệnh có độ dài 14 bit. Mỗi lệnh đều được thực thi trong một chu kỳ xung clock. Tốc độ hoạt động tối đa cho phép là 20Mhz với một chu kỳ lệnh là 200ns. Bộ nhớ flash chương trình là 8192 words và bộ nhớ dữ liệu là 368 bytes SRAM + 256 bytes EEPROM. Số PORT I/O là 5 với 33 pin I/O.
Các đặc tính ngoại vi bao gồm các khối chức năng sau:
-Timer0: bộ nhớ 8 bit với bộ chia tần số 8 bit.
-Timer1: bộ đếm 16 bit với bộ chia tần số có thể thực hiện chức năng đếm dựa vào xung clock ngoại vi ngay khi vi điều khiển hoạt động ở chế độ sleep.
-Timer2: bộ đếm 8 bit với bộ chia tần số, bộ postcaler. -Hai bộ Capture/ so sánh/ điều chế độ rộng xung.
-Các chuẩn giao tiếp nối tiếp SSP (Synchronuos Serial Port), ISP và I2C. -Chuẩn giao tiếp nối tiếp USART với 9 bit địa chỉ.
-Cổng giao tiếp song song PSP (Parallel Slave Port) với các chân điều khiển RD, WR, CS ở bên ngoài.
Các đặc tính Analog
-14 kênh chuyển đổi ADC 10 bit -2 bộ so sánh
Bên cạnh đó là một vài đặc tính khác của vi điều khiển như: -Bộ nhớ flash có khả năng ghi xóa được 100 000 lần.
-Bộ nhớ EEPROM có khả năng ghi xóa được 1 000 000 000 lần. -Dữ liệu bộ nhớ EEPROM có thể lưu trữ trên 40 năm.
-Khả năng tự nạp chương trình với sự điều khiển của phần mềm.
-Nạp được chương trình ngay trên mạch điện ICSP (In circuit Serial Programming) thông qua chân 2.
-Watchdog Timer với bộ dao động trong. -Chức năng bảo mật mã chương trình. -Chế độ sleep.
-Có thể hoạt động với nhiều dạng Oscillator khác nhau.
Hình 2.3. Sơ đồ khối của vi điều khiển PIC16F887 Tổ chức bộ nhớ
Cấu trúc bộ nhớ của vi điều khiển PIC 16F887 bao gồm bộ nhớ chương trình (Pogram memory) và bộ nhớ dữ liệu (data memory).
Hình 2.5. Các bank thanh ghi trong bộ nhớ dữ liệu của vi điều khiển PIC 16F887
Các cổng ra vào của PIC:
Port A: có 6 bit (tương ứng với 6 chân RA0 – RA5) các chân của cổng A có
tích hợp một số chức năng ngoại vi, nếu một thiết bị ngoại vi được enable thì cổng này sẽ không hoạt động như một cổng vào ra.
Bình thường Port A sẽ là một cổng vào ra 2 chiều. Thanh ghi xác định chiều tương ứng của các chân Port A là thanh ghi TrisA. Các bit ở thanh ghi TrisA bằng 1 sẽ xác định các chân ở Port A là đầu vào và ngược lại sẽ là đầu ra.
Port B: rộng 8 bit (tương ứng với chân RB0 - RB7) là một cổng vào ra 2 chiều.
Thanh ghi quy định chiều của Port B là thanh ghi TrisB. Thiết lập các thanh ghi TrisB bằng 1 sẽ làm cho cổng B là cổng vào và ngược lại sẽ là cổng ra.
Port C: rộng 8 bit (tương ứng với các chân RC0 – RC7), bình thường nó là một
cổng vào ra 2 chiều. Thanh ghi quy định chiều của cổng này là thanh ghi TrisC. Các chân RC3, RC4 dùng để kết nối, truyền nhận thông tin với các thiết bị ngoại vi.
Port E: rộng 3 bit (RE0 – RE2), được cấu hình là đầu ra hoặc đầu vào. Port E
có thể là đầu vào điều khiển I/O khi bit PSPSTATUS (TrisE.4) được xác lập.
Port D: rộng 8 bit ( RD0 – RD7), nó có thể là cổng vào hoặc ra. 2.2.3 Bộ vi điều khiển AVR