1. Kết luận
Từ kết quả nghiên cứu của luận án, chúng tôi có thể rút ra một số kết luận sau:
1. ĐĐNN là những chuẩn mực đạo đức đặc biệt, có liên quan đến việc tiến hành một hoạt động nghề nghiệp nào đó. Là tổng hợp của các quy tắc, các nguyên tắc chuẩn mực của một lĩnh vực nghề nghiệp trong đời sống, nhờ đó mà mọi thành viên của lĩnh vực nghề nghiệp đó tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích và sự tiến bộ của nó trong mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể, với xã hội.
2. Trường CĐN có vai trò quan trọng đối với việc đào tạo nhân lực chất lượng cao, góp phần phát triển KT -XH của địa phương, vùng. Việc giáo dục ĐĐNN cho SV các trường CĐN có ý nghĩa quyết định đối với việc đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, góp phần phát triển KT -XH trong điều kiện CNH-HĐH và hội nhập quốc tế.
3. Việc giáo dục ĐĐNN cho SV các trường CĐN là một quá trình phức tạp đòi hỏi cần có sự phối hợp với các lực lượng liên quan như: gia đình, tổ chức đoàn thể xã hội..., và trong quá trình đào tạo thì việc rèn luyện các phẩm chất ĐĐNN phải được thực hiện thường xuyên thông qua nhiều hình thức giáo dục ĐĐNN
4. Để tổ chức tốt các hoạt động giáo dục ĐĐNN cho SV các trường CĐN có hiệu quả cần nghiên cứu những đặc điểm đặc điểm văn hóa, tính cách con người vùng ĐBSCL, đặc biệt là các đặc điểm ĐĐNN của SV vùng ĐBSCL qua các phẩm chất đạo đức trong công việc như: Yêu nghề, Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, Học tập nâng cao trình độ, Sáng tạo phát triển nghề, Đoàn kết hợp tác trong tập thể, Chấp hành kỷ luật, Bảo vệ môi trường.