Tình hình quản lý đất đai.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ CẨM NHƯỢNG, HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 30 - 35)

Theo Luật đất đai 2013 quy định 15 nội dung quản lý Nhà nước về đất đai như sau:

1. Việc thực hiện các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện.

Theo cấp quản lý thì ở cấp xã không có thẩm quyền ban hành các văn bản pháp luật về quản lý sử dụng đất đai mà chỉ tổ chức thực hiện những văn bản đó cấp trên ban hành.

Bộ phận địa chính xã kết hợp với các ban ngành có trách nhiệm của xã lập các biên bản về vi phạm luật đất đai, về quản lý quy hoạch và xây dựng đối với nhà ở tư nhân.

2. Quản lý đất đai theo địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.

Thực hiện Chỉ thị 364/CT – TTg của Thủ tướng Chính phủ về lập hồ sơ địa giới hành chính và giải quyết tranh chấp đất đai có liên quan đến địa giới hành chính. UBND xã thực hiện chỉ đạo của tỉnh và của huyện nay đã có bộ hồ sơ địa giới hành chính xã. Địa giới hành chính xã đã được xác định trên thực địa và bản đồ.

3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

Nhìn chung trong những năm qua, việc khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất đã được UBND xã thực hiện khá tốt như: Điều tra đất đang sử dụng của các tổ chức thuộc diện nhà nước giao đất, cho thuê đất theo Chỉ thị 245/CT – TTg của Thủ tướng Chính phủ; kiểm tra việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi; đánh giá đất đai theo hướng địa chất công trình, góp phần quan trọng trong việc thực thi các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của xã.

Về công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất xã đã hoàn thành việc xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015 vào đợt tổng kiểm kê đất đai.

Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đã được thành lập cùng với phương án quy hoạch sử dụng đất của xã đến năm 2020.

4. Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Hằng năm phòng tài nguyên và môi trường giao cho cán bộ địa chính xã theo dõi diễn biến đất đai ở xã và báo cáo phòng tài nguyên và môi trường phối hợp kiểm tra, chỉnh lý bản đồ địa chính và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở xã. Tuy nhiên, công tác kiểm tra kết quả, theo dõi diễn biến tình hình sử dụng đất khó khăn, việc cập nhật những thông tin về sử dụng đất đôi khi chưa kịp thời, tuy vậy việc theo dõi diễn biến đất được làm cụ thể rõ ràng làm căn cứ để xây dựng quy hoạch và kế hoạch sử đất hàng năm.

Quy hoạch sử dụng đất của xã được xây dựng, đã tiến hành lập song do thời điểm điều tra, lập quy hoạch công tác dự tính, dự báo chưa đáp ứng được với việc phát triển kinh tế của một số ngành. Do đó định hướng về sử dụng đất đai có nhiều bất cập, chưa thực sự phát huy được tiềm năng của đất đai và mục tiêu phát triển kinh tế xã hộ của xã. Trước tình hình đó UBND xã xây dựng phương án lập quy

hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011 – 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011- 2015 nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của xã phù hợp với sự phát triển của huyện và của tỉnh trong giai đoạn mới.

5. Quản lý việc giao, cho thuê đất, thu hồi và chuyển mục đích sử dụng đất.

Việc giao đất ổn định, lâu dài cho các đối tượng sử dụng là một bước tiến mới trong nhận thức về quản lý đất đai, một giải pháp quan trọng nhằm khắc phục tình trạng vô chủ, sử dụng kém hiệu quả, đồng thời tạo điều kiện cho các đối tượng yên tâm đầu tư phát triển sản xuất và kinh doanh, bước đầu thu hút vốn đầu tư của nhân dân và các thành phần kinh tế, tạo bước phát triển mới cho các ngành.

Công tác thu hồi đất của các cá nhân, tổ chức sử dụng đất không đúng mục đích và không đúng thẩm quyền đã được tiến hành thường xuyên.

6. Đăng ký quyền sử dụng đất; lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy CNQSDĐ)

Được sự chỉ đạo của UBND huyện, xã đã tiến hành lập hồ sơ kê khai và đăng ký để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình và cá nhân sử dụng. Tính đến cuối năm 2015 số lượng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa bàn xã là 2.150 hộ gia đình, cá nhân, tổ chức.

7. Thống kê, kiểm kê đất đai.

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai định kỳ 5 năm và hàng năm đều được thực hiện theo đúng thời hạn quy định của Bộ Tài Nguyên Môi trường. Công tác kiểm kê đất đai định kỳ 5 năm (1995, 2000, 2005, 2010, 2015) được thực hiện thống nhất trong toàn tỉnh nên nhìn chung có chất lượng bảo đảm, phản ánh được thực trạng sử dụng đất vào thời điểm kiểm kê.

Công tác thống kê đất đai hàng năm tuy được thực hiện, nhưng do công tác theo dõi biến động còn chưa được sâu sát nên số liệu còn nhiều hạn chế, chưa cập nhật đầy đủ.

8. Quản lý tài chính về đất đai.

Nhìn chung công tác quản lý tài chính về đất đai của xã được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Để thực hiện việc thu, chi liên quan đến đất đai, UBND xã đã

tổ chức việc thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, thuế nhà đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất và tiền thuê đất trên cơ sở hệ thống các văn bản đã ban hành.

Phối hợp với ngân hàng giải quyết tốt cho các đối tượng vay vốn đầu tư sản xuất, các đối tượng vay vốn xóa đói giảm nghèo để có điều kiện phát triển kinh tế.

9. Quản lý và phát triển thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản

Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất là hoạt động được xã tổ chức thường xuyên thông qua các biện pháp tuyên truyền để mọi người dân hiểu được các quyền nghĩa vụ do pháp luật quy định để đảm bảo việc sử dụng đất đúng pháp luật và có hiệu quả kinh tế cao. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình cũng là một biện pháp tích cực để người sử dụng đất có đủ điều kiện thực hiện các quyền của mình. Tuy nhiên do còn những hạn chế nhất định trong việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cũng như công tác lập quy hoạch sử dụng đất nên phần nào đã ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác này.

10. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Công tác quản lý về đất đai nhìn chung có được sự lãnh đạo, điều hành tập trung, kịp thời của các cấp chính quyền, cơ quan chuyên môn nên kết quả thu được tốt, đã hạn chế được tình trạng tranh chấp đất đai. Tuy nhiên để thực hiện tốt hơn nữa công tác về quản lý đất đai cần phải thực hiện tốt các chủ trương, chính sách, văn bản pháp lý về đất đai, đồng thời phải tạo điều kiện, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ tham mưu về đất đai trước sự phát triển nhanh chóng của thị trường đất đai trong bối cảnh mới.

11. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.

Nhằm thúc đẩy quá trình thực hiện nghiêm chỉnh luật đất đai, phát huy mặt tích cực, hạn chế tiêu cực, tìm ra những mặt không còn phù hợp của những quy định để đề xuất, bổ sung sửa đổi. Trong những năm qua, UBND huyện đã tổ chức nhiều đoàn thanh tra - kiểm tra việc sử dụng đất của các đơn vị sử dụng đất, kiểm tra việc

sử dụng đất của các cá nhân và hộ gia đình tại xã Cẩm Nhượng, các sai phạm chủ yếu là việc tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp như: làm nhà ở, xây dựng cơ sở sản xuất... Qua kiểm tra đã tuyên truyền giáo dục về pháp luật đất đai cho các đối tượng sử dụng đất có vi phạm để tự sửa chữa. Một số trường hợp vi phạm đã xử lý theo quy định tại Nghị định 04/CP.

12. Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo các vi phạm trong quản lý và sử dụng đất đai.

Tranh chấp đất đai luôn là một trong những vấn đề phức tạp và khó khăn trong công tác quản lý đất đai. Do vậy, ban địa chính xã thường phải phối hợp với các ngành chức năng giải quyết các vụ tranh chấp hàng ranh, đất đai của nhân dân trên địa bàn. Tuy nhiên việc xác minh nguồn gốc đất hết sức khó khăn, phức tạp, đòi hỏi nhiều thời gian nên kết quả xác minh thường thiếu cơ sở pháp lý vững chắc, đặc biệt là khâu làm hồ sơ ban đầu, chế tài xử lý còn thấp, chưa đủ sức để răn đe, thuyết phục – nhận thức về pháp luật của một số công dân còn hạn chế, cho nên hiện tượng tranh chấp đất đai và lấn chiếm đất đai vẫn xảy ra.

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng được xử lý tích cực, đã thực hiện tiếp nhận và giải quyết các đơn khiếu tố, khiếu nại về đất đai, triển khai thực hiện các quyết định xử lý cuối cùng của UBND tỉnh.

13. Quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai.

Bộ phận địa chính đã trực tiếp tiếp dân tại bộ phận nhận và trả kết quả, phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành đo vẽ, tách thửa khi nhân dân có yêu cầu.

14. Phổ biến giáo dục về đất đai.

Thực hiện công văn số 5838/BTNMT – TCQLĐĐ ngày 31 – 12 – 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc phổ biến, giáo dục chính sách, phát luật đất đai vừa qua, xã Cẩm Nhượng đã triển khai phổ biến, giáo dục và nâng cao nhận thức về pháp luật đất đai thường xuyên bằng nhiều hình thức phong phú, sinh động, hiệu quả với nội dung phù hợp với từng đối tượng, từng địa bản cụ thể tại địa phương.

Trên địa bàn xã có nhiều các công ty, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư xây dựng cơ sở sản xuất trên địa bàn, có sử dụng một lượng lớn diện tích đất nông nghiệp của xã. Vì vậy trong công tác này vẫn còn nhiều tồn tại.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TẠI XÃ CẨM NHƯỢNG, HUYỆN CẨM XUYÊN, TỈNH HÀ TĨNH (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(73 trang)
w