NỘI DUNG CỦA BÀ

Một phần của tài liệu Bài giảng:Chế tạo phôi Hàn (Trang 32 - 36)

2.1Cấu tạo, nguyên lý làm việc máy mài cầm tay 2.1.1. Máy mài cầm tay

a. Hình dáng chung của máy

Hình 6.1. Các loại máy mài cầm tay

17 Nguyên lý làm việc

- Động cơ một chiều (1) làm việc tạo chuyển động quay, bộ truyền bánh răng côn

(2) có một bánh lắp ừên trục động cơ truyền chuyển động quay vuông góc tong

không gian làm lưỡi cắt (3) quay theo nhờ bánh răng thứ hai lắp trên trục đá. Để mài, cắt được kim loại ta đưa máy vào vị trí mài sao cho mặt phẳng đá nghiêng một góc từ 15°- 30° so vối bề mặt kim loại cần mài, cắt Động cơ của máy mài cầm tay có kết cấu gọn, nhẹ, cơ động, momen khởi động lớn, dễ sử dụng, tuy nhiên tiếng ồn lớn và nhanh mòn chổi than. Khi vận hành, người thợ cần tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật và an toàn

2.1.2 Dụng cụ mài

Dụng cụ dùng trong mài là đá mài, gồm các lọai đá khác nhau tùy theo kích thước máy và việc sử dụng máy vào công việc gì.

Hình 6.6. Đá mài

2.2.1. Kiểm tra an toàn

Cũng như máy cắt lưỡi đá, máy mài có tốc độ quay của đá rất cao nên trước khi sử dụng việc kiểm tra an toàn là hết sức quan trọng.

-Đeo kính bảo hộ và găng tay

-Kiểm tra không có chất dễ cháy nổ ở gàn khu vực làm việc -Kiểm tra không có người đứng ở hướng tia lửa bắn ra

-Kiểm tra đá trước khi lắp vào máy xem có bị xước hay sứt mẻ

-Kiểm tra tình trạng lắp chặt của đá đảm bảo đai ốc giữ đá được xiết chặt

Hình 6.7. Kiểm tra máy mài

-Kiểm tra tình trạng chung của máy: Độ chặt của tay nắm, độ rơ của gối đỡ và bộ truyền bánh răng côn, chổi than, dây, công tắc điện.

-Cho máy chạy không tải: nghe tiếng máy chạy chẩn đoán hư hỏng và xử lý nếu có.

2.2.2. Tháo, lắp máy

-Tháo lắp chắn phoi: Đưa chắn phoi (1) vào vị trí, vặn vít (3) rồi xoay theo hai chiều mà không bị xê dịch là được, cuối cùng vặn chặt đai ốc hãm.

-Lắp tay cầm : Tùy theo người sử dụng thuận tay nào mà lắp tay cầm đúng vị trí phù hợp. -Lắp đá, kẹp chặt đá mài: Đưa định tâm (6) vào trục (7), lắp đá (5) qua trục (7)vào định tâm (6) và vặn đai ốc (4) vào. Xiết chặt đai ốc (4) bằng cách tay trái hãm

Hình 6.10. Tháo, lắp đá mài

chốt (9) tay phải vặn cole chuyên dùng (8) vừa đủ lực tránh làm vỡ đá, sau khi máy chạy đá sẽ được tự hãm

-Thay chổi than : Sau một thời gian làm việc chổi than bị mòn, cần thiết phải thay thế ngay trước khi phần còn lại của chổi than cuốn vào trong làm hỏng cổ góp. Dùng tuavit hai cạnh vặn vít cạnh sườn máy, tháo chổi than cũ và lắp chổi than mói vào.

Hình 6.11. Chổi than Hình 6.12. Tháo chổi than

2.2.3. Bật tắt công tắc máy

Hình 6.14. Cố định công tăc máy

Công tắc máy có thể được bố trí phía trên, dưói thân hay bên sườn.

-Giữ máy bằng tay trái, tác dụng lực vào nút trượt (10) thông qua ngón tay cái của bàn tay phải theo hướng máy hoạt động. Nếu muốn tắt máy ta đưa (10) về vị trí (0).

-Với máy có công tắc điều khiển ở phía sau. Để mở máy giữ chắc máy, ngón tay trỏ bàn tay phải bốp cò điều khiển (14) máy sẽ hoạt động, nếu muốn tắt máy thả cò (14).

-Muốn máy chạy liên tục không bị mỏi ngón tay trỏ thì sau khỉ bốp cồ điều khiển (14) ta ấn chốt (15) vào.

Lưu ý : trước khỉ tắt công tắc phải nâng máy lên khỏi vật mài, tắt công tắc, chờ máy dừng hẳn mới đặt máy lên giá đỡ.

2.3Kỹ thuật mài bằng máy mài cầm tay

-Cầm chếch máy một góc khoảng 15° -ỉ- 20° và cho cạnh đá tiếp xúc với vật mài. -Dỉ chuyển đá trên mặt vật về phía trước, phía sau, sang phải, sang trái với lực ấn đều

Hình 6.15. Góc nghiêng máy mài Hình 6.16. Di chuyển máy mài

Một phần của tài liệu Bài giảng:Chế tạo phôi Hàn (Trang 32 - 36)