9. Cấu trúc của đề tài
3.3.2. Công tác chuẩn bị
- Xác định mục tiêu, yêu cầu cần đạt trong bài học
+ Kiến thức: Sau bài học, học sinh biết nói tên một số loài vật sống dưới nước và biết được một số loài vật sống ở nước ngọt, một số loài vật sống ở nước mặn. Nêu được lợi ích của chúng.
45
+ Kỹ năng: Hình thành cho học sinh kỹ năng quan sát, nhận xét, mô tả, và phân biệt.
+ Thái độ: Hình thành và phát triển ý thức bảo vệ các loài vật, bảo vệ nguồn nước.
- Chuẩn bị đồ dùng dạy học cần thiết
- Soạn giáo án quy trình lên lớp và cách thực hiện hoạt động. 3.4 .Tiến hành thực nghiệm
3.4.1. Kiểm tra đánh giá trước khi thực nghiệm
Để nắm bắt mức độ nhận thức của học sinh, chúng tôi tiến hành kiểm tra cả 2 nhóm là nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng bằng một đề kiểm tra với cùng một nội dung và hình thức đánh giá ( phụ lục 2).
3.4.2. Tiến hành thực nghiệm
Nhóm đối chứng: học sinh học tập bài nêu trên không sử dụng phương pháp đàm thoại theo hướng tích cực ( theo giáo án thiết kế ở phụ lục 4).
Nhóm thực nghiệm: học sinh học tập bài trên sử dụng phương pháp đàm thoại một cách tích cực.
Chúng tôi thực nghiệm trong điều kiện bình thường, cùng một bài, do cùng một giáo viên giảng dạy.
3.4.3. Kiểm tra, đánh giá sau thực nghiệm
Bài kiểm tra của học sinh 2 nhóm được đánh giá theo cùng một hình thức đánh giá, cho cùng một nội dung ( phụ lục 3)
3.5. Kết quả thực nghiệm
Sau khi tiến hành trên cả 2 nhóm học sinh để xác minh mục đích, hiệu quả của việc sử dụng phương pháp, hình thức dạy học một cách khách quan, chúng tôi đã tiến hành phân tích, so sánh, đối chiếu kết quả trước và sau thực nghiệm, kết quả giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng có kết quả như sau:
46
3.5.1. Kết quả trước thực nghiệm
Mức độ nhận thức Đối chứng Thực nghiệm Số học sinh % Số học sinh % Giỏi 2 20 3 30 Khá 4 40 4 40 Trung bình 4 40 3 30 Yếu 0 0 0 0
Với kết quả thực nghiệm vừa thu được, chúng tôi thấy đa số các em học sinh cả 2 nhóm đều có hiểu biết nhất định về một số loài vật sống dưới nước và biết được một số con vật sống ở nước ngọt, một số con vật sống ở nước mặn. Trình độ nhận thức là như nhau và có kiến thức cơ bản để học bài mới.
3.5.2. Kết quả sau thực nghiệm
Mức độ nhận thức Đối chứng Thực nghiệm Số học sinh % Số học sinh % Giỏi 4 40 5 50 Khá 4 40 4 40 Trung bình 2 20 1 10 Yếu 0 0 0 0
Qua thực tế kiểm tra kết hợp với tìm hiểu và quan sát trong quá trình dạy tôi có nhận xét về 2 nhóm như sau:
- Nhóm đối chứng: Các em chưa nắm chắc được kiến thức cần đạt trong bài, tên gọi của một số loài vật sống dưới nước chưa nêu được, khả năng phân biệt các loài vật sống ở nước ngọt và nước mặn chưa cao và hay nhầm lẫn môi trường sống của chúng. Kĩ năng nhận xét và phán đoán trong bài kiểm tra cho thấy các em chưa áp dụng kiến thức vào bài học. Vì thế chỉ
47
có 40% học sinh đạt loại giỏi, 40% học sinh đạt loại khá và còn tới 20% học sinh đạt mức trung bình. Điều này cho thấy nhóm đối chứng có kết quả chưa cao.
- Nhóm thức nghiệm: Học sinh của nhóm thực nghiệm có mức độ hiểu bài sâu hơn và nắm chắc kiến thức hơn với kết quả của bài kiểm tra là 50% học sinh đạt loại giỏi, 40% học sinh đạt loại khá và chỉ có 10% học sinh đạt mức trung bình. Ngoài kiến thức đạt được các em còn có khả năng phân biệt rất tốt các loài vật sống ở nước ngọt cũng như các loài vật sống ở nước mặn. Đặc biệt học sinh còn có kỹ năng vận dụng kiến thức lý thuyết vào thực tế góp phần bảo vệ nguồn nước, bảo vệ loài vật sống dưới nước có lợi ích cho con người.
* Tiểu kết
Với kết quả của 2 nhóm: nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm, tôi thấy qua quan sát thực tế và kiểm tra thì việc vận dụng phương pháp đàm thoại vào dạy học theo hướng tích cực giúp học sinh nắm kiến thức tốt hơn, phù hợp với nội dung bài học và tâm lý các em. Các bài học trở nên đơn giản, dễ hiểu, gần gũi với học sinh. Các em hứng thú tham gia vào quá trình học tập, thể hiện rõ tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình khám phá tri thức. Với nhóm đối chứng không sử dụng phương pháp đàm thoại theo hướng tích cực thì thu được kết quả ngược lại: sự tích cực, độc lâp, sáng tạo của học sinh chưa được phát huy tối đa, khả năng áp dụng kiến thức vào thực tế cũng chưa được vận dụng.
Sau khi thực nghiệm, kết quả giữa 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng có sự chênh lệch rõ rệt. Kết quả thực nghiệm nói lên hiệu quả của việc vận dụng phương pháp đàm thoại theo hướng tích cực vào dạy học Tự nhiên và Xã hội. Kết quả đạt được như trên chứng tỏ rằng quá trình thực nghiệm đã đạt được mục đích nghiên cứu mà đề tài đề ra.
48 KẾT LUẬN
1. KẾT LUẬN
Quá trình nghiên cứu đề tài: “ Vận dụng phương pháp đàm thoại vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2”, chúng tôi làm rõ cơ sở lý luận về phương pháp, khảo sát thực trạng đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học; đồng thời tiến hành thực nghiệm vận dụng phương pháp đàm thoại vào dạy học môn Tự nhiên và Xã hội tại lớp 2A - Trường Tiểu học Tiên Dương - huyện Đông Anh - thành phố Hà Nội. Qua đó chúng tôi nhận thấy:
Phương pháp đàm thoại được hầu hết các giáo viên hiểu biết khá đầy đủ và toàn diện. Các giờ học và tiết họ đều vận dụng phương pháp đàm thoại tương đối phổ biến. Điều đó cho thấy phương pháp dạy học này có ý nghĩa quan trọng trong dạy học ở Tiểu học nói chung và môn Tự nhiên và Xã hội nói riêng. Nếu phương pháp này được vận dụng thường xuyên và thống nhất thì sẽ đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy học. Để góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở Tiểu học cần đẩy mạnh và nâng cao vai trò của phương pháp đàm thoại.
2. KIẾN NGHỊ
Trong thực tế phương pháp đàm thoại được sử dụng trong nhiều trường, lớp, nhiều địa phương, đã chứng tỏ được ưu thế của phương pháp dạy học này song khi vận dụng vào thực tế vẫn còn thể hiện sự lúng túng và chưa đồng bộ. Vì vậy cần nâng cao nhận thức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên như:
- Mỗi giáo viên cần quan tâm và chú trọng đến bài giảng, môn học để đáp ứng được nhu cầu học tập của học sinh.
- Giáo viên cần chủ động bồi dưỡng kiến thức, nghiên cứu và tìm tài liệu phù hợp với nhận thức của học sinh.
49
- Chuẩn bị và thiết kế giáo án theo chuẩn kiến thức, kĩ năng mà học sinh cần đạt được. Qua đó, cần chú trọng và phát huy tính tích cực, sáng tạo của từng đối tượng học sinh.
- Cần khéo léo động viên, khích lệ học sinh trong quá trình học tập để các em có sự cố gắng.
Về phía nhà trường cần tạo điều kiện về cơ sở vật chất để các em tham gia tích cực vào việc học tập. Cần đẩy mạnh công cuộc đổi mới phương pháp dạy học kết hợp với các phương pháp dạy học truyền thống theo hướng tích cực. Nên sử dụng các phương tiện hiện đại vào dạy học để đưa các em theo các bước phát triển của xã hội.
Qua quá trình nghiên cứu đề tài cho thấy những kết quả nghiên cứu chỉ là bước đầu, cần mở rộng thực nghiệm để hoàn thiện những vấn đề cần được quan tâm giải quyết trong đề tài.
50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Thu Dinh, Nguyễn Tuyết Nga, Đoàn Trà Mi, Bùi Phương Nga(chủ
biên)(2004), Sách giáo khoa tự nhiên và xã hội, Nxb Giáo dục.
2. Lê Thu Dinh, Nguyễn Tuyết Nga, Bùi Phương Nga(chủ biên)(2004), Sách
giáo viên tự nhiên và xã hội, Nxb Giáo dục.
3. Nguyễn Thương Giao (2004), Giáo trình phương pháp dạy học môn Tự
nhiên và Xã hội, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội
4. Đặng Vũ Hoạt ( chủ biên)(1997), Giáo dục học đại cương 1, Nxb Giáo dục 5. Đặng Vũ Hoạt, Phó Đức Hòa (1997), Giáo dục Tiểu học, Nxb Giáo dục,
Hà Nội
6. Hoàng Phê (2006), Từ điển tiếng việt, Nxb Đà Nẵng
7. Lê Văn Trưởng (chủ biên) (2006), Tự nhiên - Xã hội và phương pháp dạy
học tự nhiên - xã hội tập 2, Nxb Giáo dục
8. Sách giáo khoa Tự nhiên và Xã hội 2, Nxb Giáo dục 9. Sách giáo viên Tự nhiên và Xã hội, Nxb Giáo dục 10. Chương trình Tiểu học (2005), Nxb Giáo dục, Hà Nội
51 PHỤ LỤC 1 PHIẾU ĐIỀU TRA
Xin thầy (cô )cho biết ý kiến của mình về các vấn đề sau: Điền dấu (x) vào ô trống mà thầy (cô) chọn
Câu 1: Theo thầy (cô) thế nào là phương pháp đàm thoại?
Phương pháp đàm thoại là phương pháp giáo viên và học sinh cùng trao đổi với nhau về một vấn đề nào đó.
Phương pháp đàm thoại là phương pháp giáo viên truyền đạt kiến thức cho học sinh bằng lời nói nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức mà các em chưa biết. Qua đó tiến hành trò chuyện, thảo luận về vấn đề đó.
Phương pháp đàm thoại là phương pháp giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi để giáo viên và học sinh đàm thoại nhằm gợi mở, dẫn dắt học sinh lĩnh hội nội dung bài học.
Câu 2: Các thầy (cô) thường sử dụng các phương pháp dạy học dưới đây trong quá trình dạy học môn Tự nhiên và Xã hội ở mức độ nào?
STT Các PPDH Thường
xuyên
Thỉnh
thoảng Hiếm khi
Chưa bao giờ 1 Thuyết trình 2 Thảo luận nhóm 3 Kiến tạo 4 Dạy học nêu vấn đề 5 Trực quan 6 Đàm thoại
52
Câu 3: Trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 thầy (cô) thường sử dụng phương pháp đàm thoại như thế nào?
Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Chưa bao giờ
Câu 4: Dạy học bằng phương pháp đàm thoại được sử dụng trong các chủ đề? Con người và sức khỏe
Xã hội Tự nhiên
Tất cả các chủ đề
Câu 5: Trong một giờ học khi nào nên sử dụng phương pháp đàm thoại? Kiểm tra bài cũ
Hình thành kiến thức mới Rèn luyện kỹ năng
Luyện tập củng cố
Câu 6: Trong dạy học môn Tự nhiên và Xã hội lớp 2 phương pháp đàm thoại có tác dụng như thế nào?
Rất tốt Tốt
Bình thường
53 PHỤ LỤC 2
Câu 1: Em hãy kể tên các loài vật sống dưới nước? ……….
Câu 2: Hãy nối hai cột sao cho con vật nào sống dưới nước ngọt, con vật nào sống ở nước mặn?
Câu 3: Em điền dấu (x) vào ý kiến đúng? Lợi ích của loài vật sống dưới nước là: Làm phong phú thế giới động vật Làm thức ăn
Làm cảnh
Làm mồi cho động vật khác Đẻ con
Để bơi dưới nước Làm thuốc Sống ở nước ngọt Sống ở nước mặn Cá quả Tôm Cua Trai Cá ngừ Cá chép Sứa Baba
54 PHỤ LỤC 3
Câu 1: Nhóm động vật nào dưới đây thuộc các loài vật sống dưới nước? Tôm, cua, cá, sò, gà, hến, chim
Baba, ốc, trai, sứa, cá lóc, san hô Cá chim, rắn, cò, ếch, rùa, vịt, sóc
Câu 2: Kể tên các con vật sống dưới nước theo các ý sau: - Sống ở nước ngọt:……….. - Sống ở nước mặn:……….
Câu 3: Nêu tên, đặc điểm, nơi sống và lợi ích của các loài vật sống dưới nước theo bảng sau:
TT Tên động vật Đặc điểm Nơi sống Ích lợi
55 PHỤ LỤC 4
Dạy học nhóm đối chứng GIÁO ÁN
Bài 29: Một số loài vật sống dưới nước I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- HS biết nói tên một số loài vật sống dưới nước. - Nói tên một số loài sống ở nước ngọt, nước mặn. - Nêu được ích lợi của chúng.
2. Kĩ năng
- Hình thành và phát triển cho HS kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả. - HS biết đặt câu hỏi và biết cách diễn đạt hiểu biết của mình.
3. Thái độ
- HS ham hiểu biết, hứng thú với môn học. II. Phương tiện và phương pháp dạy học 1. Phương tiện
- Hình vẽ trong SGK trang 60, 61
- Sưu tầm tranh, ảnh các con vật sống ở ao, hồ và biển. 2. Phương pháp
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thảo luận nhóm. III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu Hoạt động 1: Làm việc với SGK
Mục tiêu:
-HS biết nói tên một số loài vật sống dưới nước. -Biết tên một số loài vật sống ở nước ngọt, nước mặn.
56 Bước 1: Làm việc theo cặp
- HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi trong SGK: “ Chỉ, nói tên và nêu lợi ích của một số con vật trong hình vẽ.”
- GV đi giúp đỡ HS. Dưới đây là tên một số con vật sống dưới nước có trong hình vẽ: + Hình 1: Cua + Hình 2: Cá vàng + Hình 3: Cá quả + Hình 4: Trai + Hình 5: Tôm
+ Hinh 6: Cá mập, cá ngựa, cá ngừ, sò, ốc, tôm,… Bước 2: Làm việc cả lớp
- Một số HS trình bày trước lớp. - HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV giới thiệu cho HS biết các hình ở trang 60 bao gồm các con vật sống ở nước ngọt. Các hình ở trang 61 gồm các con vật sống ở nước mặn.
Kết luận:
Có rất nhiều loài vật sống dưới nước, trong đó có những loài vật sông ở nước ngọt ( ao, hồ, sông,..), có những loài vật sống ở nước mặn (biển). Muốn cho các loài vật sông dưới nước tồn tại và phát triển chúng ta cần giữ sạch nguồn nước.
Hoạt động 2: Làm việc với tranh ảnh các con vật sống dưới nước sưu tầm được
Mục tiêu: Hình thành kĩ năng quan sát, nhận xét, mô tả.
Cách tiến hành:
Bước 1: Làm việc theo nhóm nhỏ
- GV yêu cầu các nhóm nhỏ đem những tranh ảnh đã sưu tầm được ra để cùng quan sát và phân loại, sắp xếp tranh ảnh các con vật vào giấy khổ to.
57
- GV yêu cầu các nhóm sẽ tự lựa chọn cách sắp xếp như: + Các loài vật sống ở nước ngọt:
+ Các loài vật sống ở nước mặn:
- Khi các nhóm đã sắp xếp xong thỉ GV yêu cầu sắp xếp theo: + Các loại cá:
+ Các loại tôm:
+ Các loại trai, sò, ốc, hến,.. Bước 2: Hoạt động cả lớp
- Các nhóm trưng bày sản phẩm của nhóm mình, sau đó đi xem sản phẩm của nhóm khác.
- GV tổ chức cho các nhóm nhận xét lẫn nhau.
- GV nhận xét và trưng bày sản phẩm của nhóm sắp xếp đúng. Hoạt động 3: Trò chơi: Thi kể tên các con vật sống dưới nước
- GV cho một HS xung phong làm trọng tài.
- Chia lớp thành 2 đội. Hai đội trưởng bắt thăm xem đội nào sẽ bắt đầu trước.
- Lần lượt HS đội một nói tên một con vật, đội kia nói tiếp ngay tên con vật khác.
- Trong quá trình chơi hai đội phải lắng nghe nhau, nếu đội nào nhắc lại tên con vật mà đội kia đã nói và bị thua và chơi lại từ đầu.
- Kết thúc trò chơi GV tuyên bố đội thắng cuộc. Củng cố - dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Khen ngợi một số HS hăng hái phát biểu, nhắc nhở một số HS chưa chú ý.
58
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới thầy giáo Th.S phạm Quang Tiệp - người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện khoá luận này.
Qua đây, em xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo trong