Bài trắc nghiệm phải có độ tin cậy

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN:ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC potx (Trang 32 - 34)

VII. ĐÁNH GIÁ THỰC HÀNH BÀI TRẮC NGHIỆM 7.1 Bài trắc nghiệm tốt trong các môn lý thuyết

7.1.2. Bài trắc nghiệm phải có độ tin cậy

Độ tin cậy là sự nhất quán của kết qủa mà trắc nghiệm đo được. Các chuyên gia lý thuyết trắc nghiệm cho rằng một bài trắc nghiệm đáng tin cậy luôn luôn là tin cậy được, có nghĩa là nó nhất quán, kiên định đo cái dự định đo. Một vài nhà lý luận coi độ tin cậy nh là một phần của tính giá trị. ở bất cứ trờng hợp nào điều quan trọng cần ghi nhớ là một bài trắc nghiệm có thể đáng tin cậy (ví dụ có thể đạt một sự đo đạc nhất quán) kể cả nếu nh nó không có tính giá trị (ví dụ nó không đo cái dựđịnh đo).

Điều này có thể được minh hoạt bằng một ví dụ cực đoan nh sau. Cho rằng Bạn quyết định đo kiến thức của người học về một số thông tin. Đối với một số lý do không giải thích được - nh Bạn có một ngày xui xẻo chẳng hạn - Bạn viết bài trắc nghiệm bằng tiếng Đức, cho dù chẳng có người học nào của Bạn hiểu lấy một từ tiếng Đức. Bây giờ, bài trắc nghiệm này sẽ không có giá trị gì đối với bất cứ người học nào không thể nói được tiếng Đức. Nh vậy là nó không có giá trị đối với người học của Bạn. Nó không đo cái dự định đo, thay vào đó nó đo kiến thức của người học về tiếng Đức.

Tuy nhiên, nh thế thì bài trắc nghiệm vẫn có độ tin cậy chứ. Chẳng hạn Bạn tổ chức trắc nghiệm đối với người học của Bạn, đó là một cơ hội tốt để tất cả người học đều được điểm “không”. Hơn nữa, họ đều có cùng điểm “không” nhất quán. Hôm sau, Bạn lại trắc nghiệm đúng nh vậy và người học lại chỉ nhận điểm “không” (trừ phi tất cả người học đã dành cả tối hôm trớc để học thầy dạy tiếng Đức). Vì vậy, mặc dù bài trắc nghiệm tiếng Đức này không có giá trị gì đối với những người học nói tiếng Anh nhng nó lại có kết quả tin cậy được, đó là các điểm số nhất quán.

Một yếu tố có tác động lớn đến độ tin cậy của bài trắc nghiệm đó là tính chủ quan của việc cho điểm. Nếu một bài trắc nghiệm có độ tin cậy cao, Bạn có thể tổ chức và tổ chức lại đối với một nhóm người học và thu được các điểm số giống nhau. Hoặc hai điểm số khác nhau cần có ở một loạt bài trắc

nghiệm người học, nhng khi phân hạng chúng một cách độc lập và đều đạt tới các điểm nh sau:

Tuy nhiên, việc cho điểm một cách chủ quan có thể làm giảm độ tin cậy của trắc nghiệm vì nó có thể cho phép đo không nhất quán. Hai giáo viên khác nhau có thểđộc lập cho điểm người học làm bài trắc nghiệm tự luận và đa ra các điểm số khác nhau cho cùng một câu trả lời. Đối với vấn đề này, một người chấm điểm có thể cho điểm bài trắc nghiệm lần này lại khác lần sau.

Các nghiên cứu tâm lý học khẳng định rằng vậc cho điểm không nhất quán có thể là một vấn đề nghiêm trọng với các câu hỏi trắc nghiệm chủ quan. Người chấm phải có những quyết định nhất quán trên cơ sở sự lợng giá của cá nhân họ về những câu trả lời của người học.

Vì vậy cần phải khách quan hoá việc chấm các bài trắc nghiệm chủ quan. Ví dụ, trớc khi tổ chức bài trắc nghiệm tự luận, Bạn cần phải xác định xem liệu có bớt đi một số điểm bởi người học trả lời viết câu không hoàn chỉnh hay có lỗi chính tả (chúng có phải là những yêu cầu hay những kỹ năng Bạn cần đo hay không ? Bạn định trừ đi tối đa bao nhiêu cho mỗi lỗi ?). Bạn

phải chuẩn bị một barem cho điểm, thông qua đó có thể giảm đến mức tối thiểu các vấn đề vềđộ tin cậy của các trắc nghiệm chủ quan.

Độ tin cậy là quan trọng, tuy nhiên cũng cần phải cân đối với các vấn đề khác. Nói chung, các câu hỏi trắc nghiệm khách quan là tốt đểđo kiến thức ở trình độ thấp hpn (ví dụ tái hiện các sự kiện). Kiến thức ở trình độ cao hơn được đo một cách có hiệu quả bằng các câu hỏi trắc nghiệm chủ quan. Vì vậy không nhất thiết chỉ dùng trắc nghiệm khách quan do đảm bảo được độ tin cậy (và dễ cho điểm nữa). Tốt hơn, Bạn cần chú ý làm sao cho quy trình chấm các bài trắc nghiệm chủ quan càng khách quan được càng tốt.

7.1.3. Trc nghim cn phi s dng được

Cho dù bài trắc nghiệm có giá trị và tin cậy đến đâu đi nữa thì nó cũng không có ích lắm đối với Bạn nếu nó khó và tốn kém thời gian quá để chuẩn bị, tổ chức thực hiện hay chấm điểm. Một bài thi kết thúc với 1000 câu hỏi trắc nghiệm khách quan có thể rất có giá trị và đáng tin cậy, song nó đơn giản là không thực tế chút nào về mặt sử dụng.

Cũng vậy, trắc nghiệm tự luận hoặc vấn đáp có thể được dùng trong lý thuyết để trắc nghiệm người học tái hiện sự kiện, số liệu hoặc thông tin trình độ thấp nhất của kiến thức. Tuy nhiên, chúng có thể tốn kém thời gian, người học cần nhiều thời gian hơn để làm bài, giáo viên cũng cần nhiều thời gian để chấm bài. Để trắc nghiệm kiến thức ở trình độ thấp nh vậy ta nên dùng trắc nghiệm khách quan bởi có tính thực tế va sử dụng được.

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN:ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC potx (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)