Sản xuất nông nghiệp vẫn là một ngành quan trọng được quan tâm phát triển tại các tỉnh thuộc lưu vực sông Cầu. Tuy nhiên, điều đáng nói là để tăng năng suất cây trồng, người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hoá học ngày càng nhiều. Người dân phun thuốc trừ sâu từ 3 - 5 lần trong một vụ lúa hoặc chè. Lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng tại các tỉnh trong lưu vực rất lớn, trong đó thuốc trừ sâu chiếm tỷ lệ tới 68,3%. Theo báo cáo hiện trạng môi trường Thái Nguyên năm 2005, một vụ lúa, ngô hoặc chè trung bình người nông dân dùng thuốc bảo vệ thực vật từ 3-3,5 kg/ha đất nông nghiệp. Đặc biệt là cây chè, người dân phun thuốc diệt sâu từ 3 đến 5 lần và phun tổng hợp rất nhiều loại thuốc khác nhau để đề phòng sâu bệnh kháng thuốc. Lượng thuốc bảo vệ thực vật dùng trong 1 vụ lúa lên tới hàng trăm tấn và một phần trong số đó được thẩm thấu vào nước sông Cầu.
2.4 Những nghiên cứu nhận thức người dân về các vấn đề môi trường ở các địa phương Việt Nam
2.4.1 Nhận thức người dân về luật bảo vệ môi trường
Đa số các cán bộ cơ quan nhà nước đều hiểu biết về chính sách pháp luật đất đai nhiều hơn và sâu sắc hơn, còn luật bảo vệ môi trường thì các cán bộ
viên chức chỉ hiểu biết ở tầm khái quát chung. Song đi vào chi tiết nhiều người còn chưa nắm bắt được.
2.4.2 Nhận thức người dân về tác hại biến đổi khí hậu
Nhóm nghiên cứu đã thực hiện khảo sát, điều tra xã hội học 400 doanh nghiệp (DN) trong và ngoài KCN; 501 người dân (201 mẫu với CBCNVC, 300 mẫu ở người dân trong đó có 175 phụ nữ); 300 học sinh (tiểu học, THCS, THPT). Theo đó, một số kết quả đáng chú ý là có đến 28,9% (trong 201 mẫu khảo sát) CBCNVC cho biết đã có nghe về BĐKH nhưng chưa hiểu gì về việc này và 3,5% không quan tâm đến BĐKH vì còn nhiều việc trước mắt trong đời sống phải lo, BĐKH là việc của cơ quan Nhà nước, BĐKH còn lâu lắm mới xảy ra…
Trả lời câu hỏi về những hành động sẽ làm nhằm giảm thiểu tác động của BĐKH có 86,2% CBCNVC biết việc tiết kiệm điện, nước là có lợi (giảm chi phí, có lợi cho môi trường, duy trì sự phát triển bền vững…); 93,3% ý kiến tán đồng việc khuyến khích sử dụng các nguồn năng lượng sạch (điện mặt trời, biogas, biomass…); 70% ý kiến cho biết thường chọn mặc quần áo thoáng mát, tận dụng tối đa gió ngoài trời, chỉ sử dụng máy lạnh khi thật sự cần thiết (có thói quen chỉnh máy lạnh trên 26 độ C), có chậu cây xanh trang trí trong phòng làm việc…
TS Lê Văn Khoa cho biết nhìn chung, các đối tượng người dân đều có sự quan tâm, hiểu biết căn bản về BĐKH. Tuy nhiên, việc hiểu đúng và có hành động phù hợp để ứng phó với BĐKH vẫn còn hạn chế.
2.4.3 Nhận thức của người dân về việc phân loại thu gom, xử lí rác thải
Nhóm tác giả khoa Xã Hội Học Trường đại học Bình Dương đã được thực hiện đề tài " Tìm hiểu về nhận thức, thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường trong việc phân loại, thu gom và xử lí rác thải sinh hoạt tại phường Phú Thọ, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương". Theo đó kết quả đạt được là: Mọi người dân đều có hiểu biết về tầm quan trọng của môi trường trong cuộc sống của mình và đống ý với việc bảo vệ môi trường bằng cách
không vứt rác bừa bãi và có những thái độ, hành vi nhất định để ngăn chặn hay hạn chế hành vi gây mất vệ sinh môi trường của người khác.
Xu hướng chung là đều cảm thấy khó chịu, có nhắc nhở hoặc tự lại nhặt và cho vào thùng rác
Người dân càng có trình độ học vấn cao thì mức độ quan tâm, hiểu biết về vấn đề môi trường càng nhiều
Bảng 2.1: Số hộ dân phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày trước khí xử lí (N = 49)
Số hộ phân loại rác
thải sinh hoạt N Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%)
Có 22 44.9 45.0 Không 24 49.0 50.0 Khó trả lời 2 4.1 4.2 Tổng 48 98.8 100.0 Số người không trả lời 1 2.0 Tổng 49 100.0
Một thực trạng chung là có rất nhiều hộ gia đình biết cách phân loại rác nhưng trong thực tế lại rất ít hộ gia đình thực hiện phân loại. Chỉ một số dân trong phường thường phân loại rác thải sinh hoạt hàng ngày còn đa số hộ dân thì chưa phân loại.Đa số việc phân loại rác sinh hoạt hàng ngày của gia đình là do người vợ đảm nhận nhưng bên cạnh đó sự tham gia của người chồng con hoặc người khác trong gia đình tham gia phân loại cung chiếm tỷ lệ không nhỏ
Việc phân loại rác sinh hoạt của người dân tại địa bàn xã Tân Hương chưa đồng bộ, vẫn còn mang tính tự phát và không triệt để.
Ý thức tự giác trong việc bảo vệ môi trường thông qua việc phân loại rác của nhiều người dân chưa cao.Nhiều hộ gia đình chưa thực sự quan tâm đến vấn đề phân loại rác sinh hoạt trong gia đình mình. Điều này sẽ gây nhiều khó khăn cho bộ phận thu gom khi phải thu gom với một lượng rác thải lớn như khó tách ra và khó sử dụng rác có thể tái chế
Quá trình xử lí rác thải sinh hoạt của người dân và chính quyền địa phương bao gồm các giai đoạn: Phân loại, thu gom và xử lí.
Bảng 2.2 Đánh giá tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh hoạt chia theo giới tính (N= 49)
Đánh giá việc phân loại rác Giới tính Tổng Nam Nữ N (%) N (%) N (%) Rất quan trọng 12 52.2 11 42.3 23 46.9 Quan trọng 9 39.1 13 50.0 22 44.9 Không quan trọng 0 0 2 7.7 2 4.1 Khó trả lời 2 8.7 0 0 2 4.1 Tổng 23 100 26 100 49 100
Bảng 2.3: Ý nghĩa của người dân về tầm quan trọng của việc xử lí rác thải sinh hoạt (N =49)
STT Mức độ N Tỷ lệ (%)
1 Rất quan trọng 26 53.1
2 Quan trọng 18 36.7
4 Khó trả lời 2 4.1
5 Tổng 48 98.0
6 Số người không trả lời 1 2.0
7 Tổng 49 100.0
2.4.4 Nhận thức người dân về vệ sinh môi trường
Theo kết quả Hoàng Thái Sơn , trường Đại học Y dược Thái Nguyên với luận văn thạc sĩ học " Thực trạng, kiến thức, thái độ, thực hành về vệ sinh môi trường của người dân huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên"
Trong 400 người dược phỏng vấn thì có 76,6% người dân kể tên được một số nguồn nước sạnh. 33,2% số người kể được từ hai bệnh trở lên có
nguyên nhân do sử dụng nước không sạch gây ra.Người dân có thái độ tích cực đối với việc sử dụng nước sạch, có 98% người dân được hỏi rằng cần có nguồn nước hợp vệ sinh. Số hộ có nguồn nước sạch thấp (17,6%), số hộ không thực hiện các việc làm thiết thực để bảo vệ nguồn nước rất cao (54,3%).
Bảng 2.4: Kiến thức, thái độ thực hành của người dân về nguồn nước sạnh
Qua bảng trên ta thấy kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về nguồn nước còn rất thấp, tỷ lệ số người có kiên thức tốt mới đạt 11,3%, thái độ tốt chiếm tỷ lệ khá hơn 38.3% và thực hành tốt mới chỉ chiếm 21,7%.
KAP về nguồn nước Tốt Trung bình Kém N (%) n (%) N (%) Kiến thức 47 11,3 101 24,3 267 64,3 Thái độ 159 38,3 245 59,0 11 2,7 Thực hành 90 21,7 205 49,4 120 28,9
Bảng 2.5 Kiến thức, thái độ, thực hành của người dân về vệ sinh môi trường KAP về nguồn nước Tốt Trung bình Kém N (%) n (%) N (%) Kiến thức 14 3,4 212 51,1 189 45,5 Thái độ 143 34,5 259 62.4 13 3,1 Thực hành 52 12,5 268 64,4 95 22,9
Kiến thức tổng hợp chung về vệ sinh môi trường của người dân còn rất thấp, mới đạt 3,4 %. Kết quả về thái độ tố và thực hành tốt và thực hành tố về vệ sinh môi trường cũng còn rất thấp.
Một số yếu tố liên quan đến thực hành về vệ sinh môi trường của người dân là: Kinh tế hộ gia đình, trình độ học vấn, kiến thức, thái độ của người dân và sự quan tâm của xã hội đối với vấn đề vệ sinh môi trường.
Phần 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu