5. Nội dung và các kết quả đạt đƣợc:
4.2 Phân tích hoạt động tín dụng của VietinBank – Sóc Trăng giai đoạn
TRĂNG
Hoạt động tín dụng luôn là hoạt động chủ yếu, mang lại lợi nhuận cao nhất cho các ngân hàng thương mại. Chính vì vậy mà chi nhánh không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, đa dạng hóa các hình thức cho vay phù hợp với tình hình kinh tế, điều kiện địa phương và nguồn vốn của ngân hàng. Hiệu quả hoạt động tín dụng có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Để đánh giá một cách tổng quát về hiệu quả tín dụng của một Ngân hàng thông thường ta thường dựa trên sự phân tích các chỉ tiêu về doanh số cho vay, doanh số thu nợ, doanh số dư nợ, tình hình nợ xấu của ngân hàng. Sau đây, ta sẽ đi phân tích lần lượt từng chỉ tiêu để đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của VietinBank – Sóc Trăng (2009-2011).
4.2.1. Phân tích doanh số cho vay
4.2.1.1 Doanh số cho vay theo thời hạn tín dụng
Để biết được tình hình cho vay của ngân hàng phân theo thời hạn tín dụng thì ngân hàng ưu tiên tập trung cho vay với thời hạn nào và nguyên nhân tại sao, ta đi vào phân tích bảng 4.3
Bảng 4.3: TÌNH HÌNH DOANH SỐ CHO VAY PHÂN THEO THỜI HẠN TỪ NĂM 2009 – 2011
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngân hàng Công Thương chi nhánh Sóc Trăng)
Khoản mục
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 1.493.169 92,32 3.180.410 96,73 5.017.578 96,86 1.687.241 113,00 1.183.168 57,77 Trung & dài hạn 124.148 7,68 107.448 3,27 162.851 3,14 (16700) (13,45) 55.403 51,56
Qua bảng 4.3 cho thấy, doanh số cho vay năm 2010 tăng mạnh, tăng 103,29% so với năm 2009. Tổng doanh số cho vay năm 2010 tăng chủ yếu là nhờ sự gia tăng của khoản cho vay ngắn hạn, cho vay ngắn hạn năm 2010 tăng 113% so với năm 2009. Tuy trong năm 2010 doanh số cho vay trung dài hạn có giảm so với năm 2009, nhưng chỉ giảm một lượng thấp nên không ảnh hưởng nhiều đến sự gia tăng tổng doanh số cho vay của ngân hàng trong năm 2010. Đến năm 2011 tổng doanh số cho vay tăng 57,56% so với năm 2010, là do trong năm 2011 cả cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn đều tăng. Để hiểu rõ hơn nguyên nhân của sự biến động doanh số cho vay ta đi vào phân tích từng khoản mục cụ thể
Doanh số cho vay ngắn hạn
Qua bảng 4.3 cho thấy doanh số cho vay ngắn hạn năm 2010 tăng 113% so với năm 2009. Nguyên nhân là do năm 2010 ngân hàng ưu tiên cho vay hỗ trợ các ngành chế biến thủy sản, sản xuất nông nghiệp, chế biến lương thực, thu mua nông sản nên đã thu hút nhiều doanh nghiệp, nông dân, thương lái tìm đến ngân hàng. Nhu cầu vốn này của khách hàng đa số là để đáp đám ứng vốn mua nguyên liệu, mua cây giống, con giống, vốn đi buôn,...nên nhu cầu vốn chủ yếu là ngắn hạn, điều này đã làm tăng doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Ngoài do nhu cầu vốn sản xuất nông nghiệp tăng thì còn do nhu cầu hoạt động kinh doanh cũng tăng mạnh, cùng với sự phát triển của tỉnh thì các ngành nghề, dịch vụ cũng ngày càng phát triển đa dạng. Trên địa bàn tỉnh ngày càng có nhiều doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh nhiều mặt hàng, loại hình dịch vụ khác nhau nên nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh dịch vụ thương mại cũng chiếm không ít. Nhu cầu vốn của đối tượng này chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu vốn lưu động, vốn thiếu hụt tạm thời, vốn để mua nguyên vật liệu sản xuất, mà những nguồn vốn này có khả năng quay vòng nhanh nên khách hàng cũng vay với thời hạn ngắn, điều này cũng đã góp phần làm tăng doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng.
Đến năm 2011 doanh số cho vay ngắn hạn tăng 57,77% so với năm 2010. Nguyên nhân là do năm 2011 tình hình kinh tế khó khăn làm ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn, chi phí đầu vào cho hoạt động sản xuất tăng cao, giá cả hàng hóa bán ra cao, nhiều mặt hàng bị ứ đọng, dẫn đến các doanh nghiệp gặp tình trạng kém thanh khoản. Vì thế, những doanh nghiệp lớn mạnh thì có nhu cầu về vốn mạnh để mở rộng, tăng cường sản xuất, tận dụng cơ hội loại bỏ
những đối thủ yếu kém trên thị trường. Những doanh nghiệp nhỏ thì có nhu cầu về vốn để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo khả năng thanh khoản của doanh nghiệp. Nhiều cá nhân, hộ gia đình gặp khó khăn, chi phí sản xuất nông nghiệp như chi phí phân bón, thuốc trừ sâu, cây giống vật nuôi tăng cao đã làm giảm lợi nhuận của nông dân, chi tiêu sinh hoạt hằng ngày tăng do giá cả hàng hóa tiêu dùng tăng cao nên nhu cầu về vốn tiêu dùng của những đối tượng này cũng tăng mạnh. Vì vậy nhu cầu về vốn ngắn hạn trong năm 2011 tăng lên.
Doanh số cho vay trung dài hạn
Qua bảng 4.3 cho thấy doanh số cho vay trung dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng doanh số cho vay, cụ thể năm 2009 chiếm 7,68%, năm 2010 chiếm 3,27%, năm 2011 chiếm 3,14%. Sở dĩ ngân hàng có hướng đầu tư như vậy là nhằm hạn chế rủi ro trong thời hạn tín dụng, việc cho vay trung dài hạn mang nhiều rủi ro nên ngân hàng phải tìm kiếm, lựa chọn những dự án (hay phương án) có tính khả thi, có tính thuyết phục về hiệu quả kinh tế mới quyết định cho vay. Đây là lý do ngân hàng tập trung vào cho vay ngắn hạn là chủ yếu, cho vay trung dài hạn chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay.
Doanh số cho vay trung dài hạn năm 2010 giảm 13,45% so với năm 2009. Nguyên nhân là do năm 2010 tình hình huy động vốn khó khăn, lãi suất huy động thay đổi thường xuyên, vốn huy động chủ yếu là ngắn hạn và không thời hạn nên để hạn chế rủi ro và đảm bảo tính thanh khoản, ngân hàng hạn chế cho vay trung dài hạn. Nếu ngân hàng sử dụng vốn huy động ngắn hạn đem cho vay trung dài hạn thì ngân hàng có thể gặp nhiều khó khăn trong việc xoay chuyển vốn. Bên cạnh đó, cho vay trung dài hạn khó điều chỉnh lãi suất cho vay và các dự án lớn dài hạn dễ bị ảnh hưởng của sự biến động kinh tế, có tính rủi ro cao, nên ngân hàng hạn chế cho vay các dự án lớn có thời hạn dài, vì thế đã làm giảm doanh số cho vay trung dài hạn trong năm 2010. Sang năm 2011 doanh số cho vay trung dài hạn tăng 51,56% so với năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2011 ngân hàng thực hiện chính sách hỗ trợ cho vay mua máy móc đầu tư sản xuất nông nghiệp, mà nhu cầu mua máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp của nông dân ngày càng tăng mạnh, với chương trình hỗ trợ này ngân hàng đã thu hút được rất nhiều khách hàng đã góp phần làm tăng doanh số cho vay trung dài hạn năm 2011. Bên cạnh đó, trong năm 2011 nhiều doanh nghiệp có nhu cầu mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, nhiều hộ gia đình có
nhu cầu mở rộng diện tích đất nuôi trồng, nên cũng góp phần làm tăng doanh số cho vay trung dài hạn của ngân hàng.
4.2.1.2 Doanh số cho vay theo ngành nghề kinh tế
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng đã không ngừng mở rộng và đa dạng hóa đối tượng cho vay đối với nhiều ngành nghề trong khu vực tỉnh Sóc Trăng. Bảng 4.4 sẽ giúp ta nắm cụ thể tình hình cho vay theo ngành nghề của ngân hàng trong thời gian qua.
Nông nghiệp
Qua bảng 4.4 cho thấy doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá cao và tăng liên tục qua 3 năm. Cụ thể năm 2010 tăng 87,94% so với năm 2009, năm 2011 tăng 77,25% so với năm 2010. Hình thức này chủ yếu là cho vay chăn nuôi và sản xuất lúa, nuôi tôm sú, vốn đầu tư tùy thuộc vào giá trị tài sản thế chấp. Trong lĩnh vực này, ngân hàng đầu tư cho vay dùng để trang trải các loại chi phí: giống vật nuôi, cây trồng, thức ăn vật nuôi, phân bón, cải tạo ruộng vườn, vật tư nông nghiệp. Hơn nữa đời sống ngày càng tiến bộ, một số công việc nặng nhọc trên ruộng đồng như cắt lúa, suốt lúa, xạ lúa,… được các loại máy móc làm thay sức người, vì thế nhu cầu về vốn đầu tư máy móc cũng tăng. Những khoản vay đầu tư này có khả thi, rủi ro thấp nên ngân hàng cũng ngày càng đẩy mạnh cho vay đối với lĩnh vực này. Ngoài ra, người dân ngày càng biết tận dụng tối đa đất nông nghiệp của mình gia tăng sản xuất, người dân đã chủ động chuyển đổi qua sản xuất luân canh hai vụ lúa, một vụ màu hoặc một vụ nuôi tôm sú một vụ trồng lúa. Việc chuyển đổi cơ cấu sản xuất đã góp phần vào sự gia tăng thu nhập của người dân, và người dân đã mạnh dạn mở rộng quy mô trồng lúa, nuôi trồng thủy sản, việc mở rộng quy mô này đòi hỏi nguồn vốn ngày càng nhiều để cải tạo ao, hồ, đầu tư trang thiết bị máy móc hiện đại để đem lại hiệu quả cao. Do từ trước đến nay, đa số người dân trong tỉnh sống chủ yếu bằng nghề nuôi trồng nên đã có kinh nghiệm và kỹ thuật trong việc nuôi tôm sú, cũng như trong trồng lúa, hoa màu, do vậy sản lượng đạt được ngày càng tăng, thấy được những kết quả như vậy, ngân hàng đã tăng cường cho vay trong lĩnh vực này nhiều hơn. Đó chính là lý do khoản cho vay đối với ngành nông nghiệp của ngân hàng tăng mạnh trong 3 năm qua.
Bảng 4.4 DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA VIETINBANK – SÓC TRĂNG GIAI ĐOẠN (2009 -2011)
ĐVT: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngân hàng Công Thương chi nhánh Sóc Trăng)
Khoản mục
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Chênh lệch 2010/2001 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Nông nghiệp 473.227 29,26 889.366 27,05 1.576.405 30,43 416.139 87,94 687.039 77,25 Thương mại – Dịch vụ 775.180 47,93 1.867.174 56,79 2.960.097 57,14 1.091.995 140,87 1.092.923 58,53 Xây dựng 248.096 15,34 368.569 11,21 357.968 6,91 120.472 48,56 (10.601) (2,88) Ngành khác 120.814 7,47 162.749 4,95 285.960 5,52 41.935 34,71 123.211 75,71 Tổng 1.617.317 100,00 3.287.858 100,00 5.180.429 100,00 1.670.541 103,29 1.892.571 57,56
0 500.000 1.000.000 1.500.000 2.000.000 2.500.000 3.000.000
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Nông nghiệp TM - DV Xây dựng Ngành khác Triệu
Hình 4.3: CƠ CẤU DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ (2009-2010)
(Nguồn: Phòng Kinh doanh Ngân hàng Công Thương chi nhánh Sóc Trăng)
Thương mại – Dịch vụ
Doanh số cho vay đối với các ngành Thương mại – Dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao nhất mỗi năm, và có tốc độ tăng mạnh qua từng năm. Cụ thể, năm 2010 tăng 140,87% so với năm 2009, năm 2011 tăng 58,53% so với năm 2010. Trên địa bàn tỉnh có nhiều công ty chế biến thủy sản là khách hàng của ngân hàng, gặp khó khăn trong việc mua nguyên liệu đầu vào tăng, do chi phí con giống, thức ăn,…tăng nên giá bán tôm sú trên thị trường cũng tăng nên nhu cầu về vốn của những công ty này tăng mạnh. Ngoài ra, ngân hàng còn đẩy mạnh cho vay đối với các đối tượng như thương lái mua lúa, nhà máy xay lúa trên địa bàn tỉnh. Cho vay đối với các đối tượng này rủi ro thấp, khả năng luân chuyển vốn nhanh, thu hồi nợ dễ dàng.
Ngoài ra, không thể không kể đến sự gia tăng mạnh trong doanh số cho vay đối với các ngành dịch vụ du lịch. Tỉnh Sóc Trăng là tỉnh có nhiều di tích văn hóa như chùa Dơi, chùa Chén Kiểu, vườn cò Tân Long, chợ nỗi Ngã Năm…để thu hút khách du lịch nên tỉnh có chính sách chỉnh trang, nâng cấp chợ nổi, tôn tạo các di tích, bảo tồn khu sinh thái…nên nhu cầu về vốn của nhóm ngành du lịch cũng tăng mạnh. Năm 2010 nhóm ngành thương mại – dịch vụ đặc biệt tăng mạnh là do trong năm Ủy ban Nhân dân tỉnh Sóc Trăng phê duyệt đề án xây dựng 3 khu du lịch nghỉ dưỡng với qui mô lớn và thu hút vốn đầu tư giai đoạn 2011- 2015 là: khu du lịch Cồn nổi Song Phụng, rừng ngập mặn Cù Lao Dung, khu du lịch sinh thái Tân Long. Một số chủ đầu
tư bắt đầu vay vốn đầu tư tại Vietinbank Sóc Trăng đã làm cho doanh số cho vay nhóm ngành này tiếp tục tăng.
Xây dựng
Doanh số cho vay đối với nhóm ngành xây dựng tăng mạnh vào năm 2010, cụ thể tăng 48,56% so với năm 2009. Nguyên nhân là do trong năm này tỉnh đã chỉ đạo cho ngành và địa phương đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế và phục vụ dân sinh, vì vậy Ngân hàng Công Thương Việt Nam chi nhánh Sóc Trăng là Ngân hàng hàng cũng rất được các chủ đầu tư quan tâm tới để yêu cầu vay vốn, vì Ngân hàng Công Thương có những ưu đãi đặc biệt cho những khoản vay đúng mục tiêu mà ngân hàng đang hướng đến là cung cấp tín dụng để xây dựng cơ sở hạ tầng cho tỉnh Sóc Trăng nhằm góp phần nhỏ vào sự phát triển của tỉnh. Vì vậy, trong năm 2010 khoản mục cho vay xây dựng của Ngân hàng đã tăng lên. Tuy nhiên, đến năm 2011 khi tình hình lạm phát tăng cao, giá cả nguyên vật liệu cũng tăng mạnh làm cho nhiều công trình chậm tiến độ hoặc bị đình trệ, từ đó dẫn đến việc cho vay trong lĩnh vực này cũng gặp nhiều khó khăn, và để hạn chế rủi ro ngân hàng chủ trương thắt chặt cho vay dài hạn trong lĩnh vực này, do đó doanh số cho vay đối với ngành xây dựng của ngân hàng trong năm 2011 giảm 2,88% so với năm 2010.
Ngành nghề khác
Ngoài việc tập trung cho vay lĩnh vực nông nghiệp, thương mại – dịch vụ và xây dựng thì ngân hàng còn mở rộng cho vay đối với nhiều ngành nghề khác như: đan lát (nguyên liệu bằng tre, trúc, lục bình), cơ khí và sửa chữa máy nổ, nghề mộc đóng tàu, ghe, suồng... Doanh số cho vay đối với nhóm ngành này có xu hướng tăng qua từng năm. Năm 2010 tăng 34,71% so với năm 2009, năm 2011 tăng 75,71% so với năm 2010. Nhìn chung khoản cho vay ở các ngành khác tương đối ổn định, cho thấy được sự đa dạng trong công tác cho vay của ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu vay chính đáng của các cá nhân và tổ chức, từ đó giúp hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt kết quả tốt hơn.
4.2.1.3 Doanh số cho vay theo thành phần kinh tế
Tình hình doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của ngân hàng được thể hiện rõ qua bảng 4.5
Bảng 4.5: DOANH SỐ CHO VAY THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ (2009-2010)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Hộ cá thể 562.059 34,75 1.041.320 31,67 1.588.965 30,67 479.261 85,27 547.645 52,59 Doanh nghiệp 1.055.258 65,25 2.246.538 68,33 3.591.464 69,33 1.191.280 112,89 1.344.926 59,87 Tổng 1.617.317 100,00 3.287.858 100,00 5.180.429 100,00 1.670.541 103,29 1.892.571 57,56
Hộ cá thể
Doanh số cho vay đối với hộ cá thể luôn tăng qua 3 năm, cụ thể năm 2010 tăng 85,27% so với năm 2009, năm 2011 tăng 52,59% so với năm 2010. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do từ năm 2010 ngân hàng đẩy mạnh cho vay tiêu dùng, cho vay du học, cho vay xuất khẩu lao động, cho vay mua nhà,… đời sống người dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu về những vật chất tiện nghi phục vụ cho đời sống càng nhiều. Ngoài ra, trong những năm gần đây nhu cầu đi du học của nhiều học sinh sinh viên cũng trở nên phổ biến hơn, tình hình lực lượng lao động trong tỉnh muốn đi xuất khẩu cũng tăng mạnh nên với xu hướng giảm lãi suất cho những gói sản