Một số giải pháp cụ thể

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch .doc (Trang 40 - 45)

VI. GIẢI PHÁP CHO VIỆC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN THANH PHỐ ĐÀ LẠT.

2. một số giải pháp cụ thể

xây dựng chương trình phát triển nguồn nhân lực du lịch trong doanh nghiệp

Chướng trình định hướng công việc và phát triển nhân viên mới: tạo điều kiện cho nhân viên tìm hiểu về doanh nghiệp, ý thức được vị trí, vai trò của mình.

Chương trình đào tạo bồi dưỡng phát triển đội ngủ nhân viên: nên theo dõi quá trình phát triển chuyên môn, nghiệp vụ và kỹ năng làm việc của nhân viên ở mỗi bộ phận để làm cơ sở cho việc hoạch định, tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng.

Cân nhắc giữa chi phí đào tạo và hiệu quả sử dụng nhân viên sau đào tạo để lập kế hoạch đào tạo thích hợp với mỗi công việc.

Chương trình đề bạt, thăng tiến: đưa ra các tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể đối với từng vị trí công tác, ban lãnh đạo phải tạo môi trường bình dẳng đê khuyến khích nhân viên, những người được đề bạt vào vị trí cao hơn phải là những người có trình độ giỏi.

Hoàn thiện công tác tuyển dụng

 Các doanh nghiệp cần dựa trên cơ sở các quy chế, chính sách về tuyển dụng lao động, quy định về tiêu chuẩn nhân viên của Nhà nước, của ngành để xây dựng các quy định, chính sách và các tiêu chuẩn tuyển dụng phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp.

 Mọi thông tin tuyển dụng, chế độ ưu tiên,…cần được thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.Quá trình thi tuyển phải được giám sát chặt chẽ bảo đảm tính công bằng.

 Mỗi bộ phận trong doanh nghiệp cần hoạch định cho mình chiến lược tuyển dụng kèm theo tiêu chuẩn cụ thể về trình độ, kinh nghiệm, ngoại ngữ, độ tuổi,…

Cải thiện điều kiện lao động và nâng cao chất lượng môi trường làm việc trong ngành du

lịch

- Hoàn thiện công tác tổ chức phục vụ nơi làm việc theo yêu cầu của công việc, tạo ra môi trường thuận lợi về tâm sinh lý cho người lao động.

- Tạo bầu không khí dân chủ tuơng trợ lẫn nhau giữa những nguời lao động với nhau và với những người quản lý, lãnh đạo,…

- Thường xuyên tổ chức kiểm tra sức khỏe, có kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho người lao động.

Nâng cao công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.

• Nâng cao tính chủ động trong công tác đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ. Phải coi công tác đào tạo, bồi dưỡng người lao động là nhiệm vụ thường xuyên của đơn vị sử dụng lao động trong ngành du lịch.

• Tăng cường đào tạo chuẩn bị cho người lao động về kiến thức văn hóa chung, về kiến thức kinh tế, kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức chính trị tư tưởng, kiến thức ngoại ngữ.

• Mở rộng quan hệ và gắn bó với các tổ chức, hiệp hội, tập đoàn khách sạn sẽ tạo được cơ hội đào tạo, học hỏi cho đội ngũ lao động của các đơn vị sử dụng lao động du lịch đồng thời thu hút và tuyển chọn được các nhân viên giỏi.

• Tăng cường phát triển các mô hình liên kết giữa các sở ban ngành có liên quan về lĩnh vực du lịch, giữa các đơn vị đào tạo và đọn vị sử dụng lao động trong ngành du lịch.

Hoàn thiện chế độ đãi ngộ. đánh giá và khen thưởng người lao động. Hoàn thiện công tác tiền lương của các đơn vị sử dụng lao động trong ngành du lịch

 Người lãnh đạo doanh nghiệp phải biết được giá trị của lao động trong từng loại công việc, nắm bắt được thông tin và khung lương cho loại lao động đó, công việc đó trên thị trường lao động để quyết định mức lương, mức trả công lao động hợp lý

 Mỗi doanh nghiệp du lịch cần lựa chọn được hình thức trả lương hợp lý vừa khuyến khích được người lao động vừa đảm bảo mục tiêu kinh doanh.

 Phát triển các hình thức thưởng và đãi ngộ khác với người lao động:  Mức thưởng được xác định bằng tỷ lệ phần trăm trên doanh thu của khách.  Ngoài ra,các doanh nghiệp cần duy trì các hình thức thưởng khác như thưởng

cuối năm, thưởng hoàn thành vượt kê hoạch, thưởng sáng kiến.

 Phát triển các hình thức đãi ngộ khác có tác động đến động cơ và năng suất lao động như khen thưởng,…

Hoàn thiện hệ thống nội quy và tăng cường kỷ luật lao động

Các doanh nghiệp cần củng cố và hoàn thiện nội quy lao động theo nghị định 41CP ngày 6/7/1999 của Chính phủ và theo nội dung:các điều khoản tuyển dụng, thời gian làm việc và nghỉ ngơi, các quy định về quyền lợi của người lao động, an toàn lao động và vệ sinh lao động, các quy định bí mật kinh doanh,…

Tổng thu nhập mà người lao động thu nhập mỗi tháng làm việc nên được chia làm 2 phần tiền lương và tiền thưởng.

Các đơn vị sử dụng lao động cần quy định rõ các điều khoản khen thưởng và các điều khoản vi phạm nội quy kèm theo hình thức xử lý, và cần được phổ biến rộng rãi trong đơn vị.

Bố trí và phân công lao động thích hợp tại các bộ phận của đơn vị kinh doanh du lịch.

Phải xem xét, đánh giá được trình độ chuyên môn của người lao động trong đơn vị để bố trí đúng người đúng việc.Nên mạnh dạn giao công việc cũng như quyền hạn và trách nhiệm để họ có thể độc lập, tự chủ trong công việc.

Bố trí người lao động cho các bộ phận của đơn vị phải căn cứ vào tình hình thực tế của công việc, trách nhiệm của bộ phận đó để đảm bảo phù hợp với khả năng thực tế

CHƯƠNG III. KIẾN NGHỊ

I. Đối với các cơ quan ban ngành chức năng có liên quan đến lĩnh vực du lịch

-Đối với các cơ quan Nhà nước có chức năng liên quan đến ngành du lịch

-Kiến nghị với Bộ Giáo dục và đào tạo đưa ra một số môn học bằng ngoại ngữ vào chương trình giảng dạy của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học ngành du lịch nhằm giúp cho sinh viên nâng cao khả năng ngoại ngữ nói chung và tiếng anh nói riêng.

-Tổng cục du lịch nên quy hoạch mạng lưới và hoàn thành sớm hệ thống trường đào tạo nghiệp vụ du lịch.

-Về phía sở văn hóa-thể thao và du lịch

Cần tổ chức các hội nghị chuyên đề hằng năm về đào tạo nguồn nhân lực du lịch.Nhằm trao đổi kinh nghiệm, xác định khó khăn và tìm cách khắc phục.

Chương trình đào tạo

Tìm cách xóa bỏ khoảng cách giữa lý thuyết và thực tiễn.Cần lồng ghép chương trình học lý thuyết đan xen với thực tập, thực tế.

Cần giảm tải số lượng chương trình học đại cương tăng thời lượng dành cho chương trình chuyên môn.

Không nên vận hành theo cách trường cứ đào tạo và đơn vị sử dụng lao động cứ tuyển dụng, cần thống nhất giữa nội dung đào tạo của nhà trường phù hợp với nhu cầu chung của

các đơn vị sử dụng lao động.Chú trọng đào tạo chuyên sâu về trình độ ngoại ngữ và kỹ năng mềm.

-Đổi mới phương pháp giảng dạy,cần phải có những giáo viên có kinh nghiệm thực tế, giaó trình tương ứng với điều kiện hoàn cảnh của du lịch từng vùng miền.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực du lịch. Nâng cao chất lượng đào tạo chuyên ngành du lịch với cơ cấu nhân lực phù hợp. Thực hiện phương châm Nhà nước, doanh nghiệp cùng tham gia đào tạo phát triển nguồn nhân lực du lịch. Thí điểm mô hình dạy nghề có sự phối hợp giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp với nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước và từ doanh nghiệp. Coi trọng và tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực du lịch.

Có chính sách đãi ngộ hợp lý để thu hút nhân tài, chuyên gia, nghệ nhân tham gia vào việc phát triển du lịch của đất nước.

Đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ phát triển du lịch; chú trọng đúng mức việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin du lịch. Xây lập hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành du lịch đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế. Khuyến khích, tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân tham gia nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh du lịch. Tăng cường hợp tác với các tổ chức, cơ quan khoa học trong và ngoài nước để tranh thủ sự hỗ trợ kỹ thuật, kinh nghiệm, tiếp cận với những thành tựu mới, tiên tiến về khoa học công nghệ du lịch quốc tế để áp dụng cho du lịch Việt Nam.

.

Mặt khác hệ thống trường đại học, cao đẳng đào tạo về du lịch cũng nên đổi mới phương thức giảng dạy. Đổi mới cơ bản công tác quản lý và tổ chức đào tạo nguồn nhân lực du lịch như: Đổi mơi chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo theo chuẩn hóa quốc gia cho ngành du lịch cũng là vấn đề cần tính đến. Ngoài ra, chúng ta cũng cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ du lịch tiên tiến phục vụ phát triển du lịch bền vững…

II.Đối với các đơn vị sử dụng lao động tronmg ngành du lịch

Các doanh nghiệp du lịch cần dành kinh phí để đào tạo nguồn nhân lực du lịch của mình. Các doanh nghiệp không nên cho rằng, vấn đề này quá tốn kém mà hãy nghĩ là khi doanh nghiệp mình bỏ ra một đồng đào tạo thì sẽ thu về mười đồng. Bởi vì khi đội ngũ du lịch được phát triển đầy đủ về tri thức, kỹ năng thì sẽ làm hài lòng du khách đến với Việt Nam. Một khi đã hài lòng thì có thể khách du lịch nước ngoài sẽ quay trở lại Việt Nam ở những lần sau nữa.

Vì vậy, chúng ta cần phải đào tạo đội ngũ này làm việc có tính chuyên nghiệp hơn. Các doanh nghiệp du lịch có thể đào tạo nguồn nhân lực của mình bằng cách giao việc cho họ và để họ tự khắc phục và nâng cao nghiệp vụ khi gặp phải sai sót. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cũng nên phát huy hệ thống đào tạo tại chỗ về du lịch cho thật tốt như: Những người nào có kinh nghiệm nhiều thì truyền đạt lại cho người có ít kinh nghiệm hoặc người mới bước vào nghề

Mặt khác, chúng ta cũng nên thuê các chuyên gia nước ngoài xúc tiến quảng bá du lịch Việt Nam ra nước ngoài

Một phần của tài liệu Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch .doc (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w