Hình 4.25: The Sonic Torch. Được nghiên cứu từ năm 1959 [4]
Hình 4.26: The Biaural Sonic Glasses. Được nghiên cứu từ 1965, là thiết bị cải tiến của “Sonic Torch” [4]
Hình 4.27: The Trisensor được sản xuất từ năm 1993 [4]
5.3 KẾT LUẬN
Chương này đưa ra nguồn ý tưởng hình thành đề tài, khả năng ứng dụng của đề tài. Trên thực tế, đề tài này không mới, vì nó đã và đang được nghiên cứu, ứng dụng khá nhiều ở một số nước.
PHẦN KẾT LUẬN
So với mục tiêu ban đầu đã đề ra trong luận văn này đã hoàn thành được các nội dung sau:
Tìm hiểu lý thuyết siêu âm, cảm biến siêu âm.
Nguyên lý hoạt động của cảm biến đo khoảng cách SRF05, áp dụng các linh kiện vi xử lý 8051, IC ổn áp 7805, tranzitor NPN,… vào thực tế.
Tìm hiểu một số đề tài đã được thực hiện ở nước ngoài.
Đưa ra lưu đồ thuật toán cho thiết bị.
Đánh giá kết quả nhận được.
Cụ thể từ việc tham khảo đề tài đã được thực hiện ở nước ngoài lựa chọn ra cách thức tiến hành thực hiện mô hình thiết bị, cách thức chuyển thành tín hiệu giao tiếp với người sử dụng. Bên cạnh đó có một hạn chế của sóng siêu âm là để đánh giá chính xác khoảng cách vật cản, thì xung phát cần đi phương vuông góc với bề mặt vật cản và quay trở về theo phương đó, gần trục chính tầm quét của cảm biến cho kết quả chính xác. Vì vậy, vấn đề đặt ra là bố trí cảm biến. Cần đặt cảm biến ở vị trí quét được hầu hết vật cản. Vì vậy, mô hình thiết bị dự kiến nên bố trí cảm biến trên một cây gậy cầm tay vì:
Đây là vị trí có thể quét được vùng có nhiều vật cản.
Dựa trên thói quen cũ của người khiếm thị là thường cầm gậy trong di chuyển. Đối với người mù, việc di chuyển trên đường thường gặp nhiều trở ngại. Rác, cành cây gẫy bên lề đường hay bậc cửa đều có thể trở thành những mối nguy hiểm tiềm tàng, ngay cả khi họ đã sử dụng một cây gậy bình thường. Thiết bị siêu âm dò đường dành cho người khiếm thị có thể giúp người mù tự tin và độc lập hơn trong cuộc sống hàng ngày. Thay vì chỉ đơn giản tránh các vật thể, nó có thể giúp họ điều hướng một cách tự tin hơn khi đi lại trong nhà hoặc di chuyển trên đường phố.
Vì kiến thức chuyên ngành còn nhiều hạn chế nên đề tài chỉ mới dừng lại ở mức độ tìm hiểu chưa được đi sâu. Tuy nhiên đây là một đề tài hay, rất gần gũi và cần thiết trong đời sống xã hội. Sau khi thực hiện đề tài này tôi biết thêm được nhiều kiến thức về ứng dụng vật lý trong cuộc sống và đó cũng là cơ sở phục vụ công việc giảng dạy của tôi trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] PGS.TS Phan Sỹ An. Lý sinh y học. NXB Y học Hà Nội, 2005.
[2] David T.Batarseh. An ultrasonic ranging system for the blind . Department of Agricultural and Biological Engineering, Mississippi State University, 1997. [3] MuRata. Piezoeelictric Ceramic Sensor (PIEZOTITE) – Ultrasonic Sensors. [4] HANS P. MORAVEC, “Sensor Fusion in Certain Grid for Mobiles Robots”.
[5] Nguyễn Thị Thanh Phương, Nguyễn Phước Bảo Quân. Nguyên Lí Và Cơ Sở Kỹ Thuật Của Siêu Âm Chẩn Đoán. Nhà Xuất Bản Y Học, 1999.
[6] Ts. Nguyễn Đức Thuận, Ts. Nguyễn Vũ Sơn, ThS. Trần Anh Vũ. Cơ sở kỹ thuật siêu âm. NXB Khoa học và Kỹ thuật, 2003.
[7] Website http://picvietnam.com/Crosstalk. [8] Website http://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%82m_thanh. [9] Website http://websrv1.ctu.edu.vn/coursewares/khoahoc/conhietdc/chuong7.htm . [10] Websitehttp://codientu.org/threads/7340/. [11] Website http://forum.pcbviet.com/thread/ic-on-ap-ho-78xx-va-79xx.42/. [12] Website http://codientu.org/thread/9754/. [13] Website http://vi.wikipedia.org/wiki/Nhi%E1%BB%85u_x%E1%BA%A1. [14] Website http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%A3n_x%E1%BA%A1. [15] Website http://www.robot-electronic.co.uk/htm/srf05tech.htm. [16] Website http://vi.wikipedia.org/wiki/Si%C3%AAu_%C3%A2m. [17] Website http://360.thuvienvatly.com/bai-viet/dien-quang/335-su-giao-thoa-anh-sang. [18] Website http://www.vidieukhien.com/hoc-vi-dieu-khien/107-so-luoc-ve-vi-dieu- khien. [19] Website http://www.ksonar.com/how-ksonar-works.ph. [20] Website http://lib.ussh.vnu.edu.vn/jspui/handle/123456789/2640