Phương pháp xử lý số liệu, tổng hợp

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ một số HOẠT ĐỘNG có KHẢ NĂNG HƯỞNG đến CHẤT LƯỢNG nước SÔNG cầu CHẢ bàn THỊ xã bắc kạn, TỈNH bắc kạn (Trang 31)

Phân tích các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập được, so sánh với các quy chuẩn, tiêu chuẩn để rút ra nhận xét. Tổng hợp các kết quả điều tra từ

23

PHẦN 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế, xã hội

4.1.1. Điu kin t nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Bắc Kạn là một tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa vùng Đông Bắc,

được thành lập do tách tỉnh Bắc Thái vào năm 1997, nằm trên quốc lộ 3 đi từ

Hà Nội lên Cao Bằng - trục quốc lộ quan trọng của vùng Đông Bắc, đồng thời nằm giữa các tỉnh có tiềm năng phát triển kinh tế lớn. Thị xã Bắc Kạn là trung tâm thông tin, kinh tế - xã hội của tỉnh, là nơi tập trung các sở ban ngành tỉnh, các cơ quan hành chính, kinh tế - xã hội,... Năm 2012 thị xã được công nhận là đô thị loại III.

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Bắc Kạn nằm trong giới hạn tọa độ địa lý 2208’5” đến 2209’23” vĩ độ Bắc, từ 105049’30”đến 105051’15” kinh độ Đông, cách Hà Nội 166km về phía Đông Bắc, có tuyến Quốc lộ 3 chạy qua, nối liền với Cao Bằng và Thái Nguyên, nhánh quốc lộ 3B nối với Lạng Sơn, Quốc lộ 279 nối với tỉnh Tuyên Quang và Lạng Sơn. Thị xã Bắc Kạn có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng của tỉnh cũng như cả nước, có ranh giới hành chính tiếp giáp với các địa phương sau:

+ Phía Bắc giáp xã Cẩm Giàng, Hà Vị - huyện Bạch Thông. + Phía Nam giáp xã Thanh Vân, Hoà Mục - huyện Chợ Mới. + Phía Đông giáp xã Mỹ Thanh - huyện Bạch Thông.

24

Hình 4.1: Bản đồ hành chính thị xã Bắc Kạn

4.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Bắc Kạn có địa hình phân dị lớn do điều kiện tự nhiên tạo bởi cánh cung Ngân Sơn – Yên Lạc ở phía Đông Bắc và cánh cung sông Gâm ở phía Tây Nam, độ cao giảm dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Thị xã là thung lũng lòng chảo nằm ven theo hai bờ sông Cầu xung quanh được bao bọc bởi các dãy núi có độ cao trung bình từ 150 m đến 200 m. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh núi Khau Nang (xã Dương Quang) cao 746 m, Nặm Dật (xã Xuất Hóa) cao 728 m.[17]

25

- Địa hình núi đá vôi: tập trung ở phía Nam xã Xuất Hóa, bãi rác Khuổi Mật, xã Huyền Tụng. Vùng này bao gồm chủ yếu núi đá vôi xen kẽ với các vùng đất hẹp, khá bằng phẳng, chạy dọc theo các chân đồi núi là các mảnh ruộng bậc thang nhỏđứt đoạn.

- Địa hình đồi núi thấp: phân bố hầu hết ở các xã, phường với độ cao từ

150 m đến 160 m so với mực nước biển

- Địa hình thung lũng: hầu hết phân bố các phường nội thị, là khu vực có

địa hình tương đối bằng phẳng.

4.1.1.3. Khí hậu

Bắc Kạn có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng có sự phân hoá theo độ

cao của địa hình và hướng núi . Với chế độ nhiệt đới gió mùa, một năm ở Bắc Kạn có hai mùa rõ rệt: mùa mưa nóng ẩm, nhiệt độ cao, mưa nhiều, bắt đầu từ

tháng 5 đến tháng 10; mùa khô có nhiệt độ thấp, trời lạnh, có sương muối, lượng mưa ít, bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tháng mưa ít nhất là tháng 12. [17]

Do ảnh hưởng của vị trí địa lý, địa hình, địa mạo nên khí hậu Bắc Kạn có những nét đặc trưng như:

Nhiệt độ: tháng nóng nhất là tháng 6, 7; tháng lạnh nhất là từ giữa tháng 11 đến tháng 12. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 23,220C, nhiệt độ trung bình cao nhất là 270C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 140C, nhiệt độ thấp tuyệt đối -0,10C. Biên độ nhiệt độ dao động trong năm là 120C và trong ngày là 6-70C.

Nắng: Số giờ nắng trung bình của tỉnh là 1500 - 1700 giờ/năm, trong đó tháng nhiều nhất là 181 giờ và tháng ít nhất là 64 giờ.

Lượng mưa: mùa mưa ở thị xã kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 nhưng tập trung nhiều nhất vào các tháng 7, 8, 9 lượng mưa chiếm 70 - 80% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Tổng lượng mưa hàng năm

26

toàn thị xã đạt 1436 mm. Ngoài ra trên địa bàn thị xã có hiện tượng mưa phùn (32 ngày/năm) và có ít bão, tuy nhiên vào mùa mưa dễ gây lụt lội, lũ quét.

Độ ẩm: thị xã Bắc Kạn là một trong những vùng có độ ẩm tương đối cao

ở hầu hết các mùa trong năm, độ ẩm trung bình là 83%, trong đó tháng cao nhất là 89% (tháng 7 và 8), tháng thấp nhất là 79% (tháng 3). Độ ẩm cao diễn ra vào các tháng cuối mùa hạ.

Gió: hướng gió chính Tây Nam ở thị xã phụ thuộc vào địa hình thung lũng, gió thay đổi theo mùa nhưng do vướng các dãy núi nên tốc độ gió thường nhỏ hơn vùng đồng bằng Bắc Bộ.

4.1.1.4. Thủy văn

Dòng chảy sông Cầu dao động không nhiều, năm nhiều nước chỉ gấp 1,8 - 2,3 lần năm ít nước. Hệ số biến đổi dòng chảy năm khoảng 0,28. Dòng chảy của sông chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa lũ và mùa cạn. Mùa lũ thường bắt

đầu vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 9 vùng thượng lưu. Mùa lũ kéo dài 4 - 5 tháng thì lượng dòng chảy cũng không vượt quá 75% lượng nước cả năm. Mùa cạn kéo dài trong 7- 8 tháng, từ tháng 10 (hoặc tháng 11) tới tháng 5 năm sau, với lượng dòng chảy chiếm 20- 30% lượng dòng chảy cả năm

+ Lưu lượng dòng chảy nhỏ nhất trung bình mùa kiệt là 2,5 m3/s. + Lưu lượng dòng chảy trung bình mùa kiệt là 5,22 m3/s

+ Lưu lượng dòng chảy trung bình năm 17,3 m3/s + Lưu lượng dòng chảy trung bình mùa lũ 550 m3/s

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Theo số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường thì trên địa bàn thị xã có 6 loại đất thuộc 3 nhóm đất chính, đó là:

- Nhóm đất phù sa (P): nhóm đất phù sa sông, nhóm đất phù sa ngòi suối.

27

- Nhóm đất đỏ vàng (F): Nhóm đất Feralit đỏ vàng phát triển trên đá granit, nhóm đất Feranit nâu vàng phát triển trên phù sa cổ, nhóm đất Feralit biến đổi do trồng lúa.

- Nhóm đất dốc tụ (D): Nhóm đất dốc tụ trồng lúa nước. b. Tài nguyên nước

Nguồn nước mặt: Thị xã Bắc Kạn chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn sông Cầu (Sông Cầu chảy qua địa phận thị xã Bắc Kạn dài khoảng 20 km, chiều rộng trung bình 40 m) và các suối chảy qua địa bàn thị xã như suối Nặm Cắt, suối Nông Thượng, suối Thị Xã (suối Bắc Kạn), suối Pá Danh, suối Xuất Hóa. Các sông suối hầu hết ngắn, lưu vực nhỏ, có độ dốc bị bồi lắng do đất đá

ở thượng nguồn trôi về làm cho dòng chảy của sông, suối bị thu hẹp lại, mùa mưa gây úng ngập ở hai bên bờ sông, suối.

Nguồn nước ngầm: Theo kết quả nghiên cứu của cơ quan Địa chất, tại thị

xã có khả năng khai thác nước ngầm tập trung với quy mô nhỏ. c. Tài nguyên rừng

Tài nguyên rừng của thị xã vào loại trung bình, năm 2013 diện tích đất lâm nghiệp có 9.943,81 ha, chiếm 72,65% diện tích tự nhiên, trong đó rừng phòng hộ chiếm 6,12% diện tích đất lâm nghiệp; rừng sản xuất chiếm 93,88% diện tích đất lâm nghiệp.

d. Tài nguyên khoáng sản

Tài nguyên khoáng sản của thị xã Bắc Kạn hầu như không có. Theo kết quả điều tra thăm dò trên địa bàn thị xã chỉ có một số ít các loại khoáng sản với trữ lượng không đáng kể như: núi đá vôi, cát.

4.1.2. Điu kin kinh tế, xã hi ca th xã Bc Kn

4.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

28

- Về trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm đạt: 4.660/4.565 tấn (Thóc: 3.859 tấn, ngô: 801 tấn). Diện tích đất canh tác đạt giá trị 70 triệu đồng/ha. Thực hiện các mô hình: Mô hình trồng một số loài hoa với diện tích 0,65 ha, Mô hình trồng cà chua với diện tích 01 ha, Mô hình trồng khoai tây với diện tích là 10 ha.

- Về chăn nuôi: Đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, không có dịch bệnh lớn xảy ra. Tổng đàn gia súc gia cầm cuối kỳ như sau: trâu: 1.760 con, bò: 440 con, ngựa: 54 con, lợn: 22.000 con, gia cầm: 110.000 con.

- Về nuôi trồng thủy sản: Diện tích nuôi trồng là 55,17 ha, năng suất đạt 18 tạ/ha, sản lượng 99/83 tấn.

- Về lâm nghiệp và phát triển rừng: Tổng diện tích trồng rừng năm 2014 là 346,27/285 ha. Tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 65%.[15]

b. Công nghiệp

- Về Công nghiệp: Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để sản xuất, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh 120 tỷđồng.

c. Thương mại - Dịch vụ

Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ ngoài quốc doanh đạt 1.500,3 triệu đồng. Toàn thị xã hiện có 3.239 hộ kinh sản xuất doanh cá thể, 324 doanh nghiệp và 46 hợp tác xã hoạt động tương đối hiệu quả.[15]

4.1.2.2. Các điều kiện về xã hội

a. Bộ mặt đô thị Thị xã có nhiều đổi mới, nhiều công trình được xây dựng hiện đại: đã đưa vào hoạt động 03 chợ (chợ Đức Xuân, chợ Bắc Kạn và chợ tạm Nguyễn Thị Minh Khai); Trung tâm thi đấu thể thao tỉnh, hệ thống siêu thị (Hapromark và Lan Kim), Khách sạn Bắc Kạn, Núi Hoa. Thị xã hiện có 22 tuyến đường, 86 ngõ phố; nhiều đường phố lớn, đẹp, khang trang như:

29

được quy hoạch đồng bộ: Đức Xuân, khu đô thị phía Nam, khu dân cư Quang Sơn; đã có 8/23 trường học được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức

độ I; 6/8 xã phường đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã giai đoạn 2011 – 2015, hàng năm có 80-85% số hộđạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa...

b. Tình hình sử dụng đất

Tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã Bắc Kạn là 13.688 ha, trong đó diện tích nông nghiệp bao gồm diện tích trồng trọt và diện tích rừng là chủ

yếu chiếm 82,28% tổng diện tích của thị xã, 72,66% tổng diện tích là đất rừng. Các diện tích đất phi nông nghiệp rất ít và chỉ chiếm 8,73% tổng diện tích toàn thị xã, trong đó chỉ có 2,88% tổng diện tích dùng làm đất ở. Diện tích làm nhà ở chủ yếu ở 4 phường trung tâm thị xã, ở các xã diện tích rừng và đất trồng lúa.

Bảng 4.1. Tình hình sử dụng đất tại thị xã Bắc Kạn (năm 2013)

Hạng mục Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích đất tự nhiên 13688,00 100,00 Đất nông nghiệp Tổng 11261,60 82,28 Đất trồng lúa 676,06 4,94 Đất trồng cây lâu năm 253,51 1,85 Đất nuôi trồng thủy sản 53,70 0,39 Đất rừng 9943,81 72,66 Đất nông nghiệp khác 334,52 2,44 Đất phi nông nghiệp Tổng 1195,39 8,73 Đất thổ cư 394,26 2,88 Đất chuyên dùng 670,28 4,90

Đât sông suối, mặt nước 115,50 0,84

Khác 15,35 0,11

Đất chưa sử dụng 1231,01 8,99

(Nguồn: Số liệu điều tra tại Phòng tài nguyên & môi trường thị xã Bắc Kạn)

30

Thị xã Bắc Kạn đã được Bộ Xây dựng công nhận là đô thị loại III vào năm 2012; có mật độ dân số nội thị là 9.466 người/km2; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị trên 80,34%.

Theo niên giám thống kê của thị xã năm 2013, dân số thường trú toàn thị

xã là 38.943 nhân khẩu, dân số quy đổi của thị xã là 30.020 nhân khẩu và tổng dân số toàn thị xã là 68.963 người.

Triển khai đầy đủ các chương trình mục tiêu quốc gia về DS - KHHGĐ. Tổng số sinh 557 người. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,04%.

Bảng 4.2: Đơn vị hành chính và dân số thị xã Bắc Kạn (năm 2013) TT Đơn vị hành chính Số tổ, thôn Diện tích (km2 ) Dân số (Người) 1 Phường Sông Cầu 21 3,5785 8.567 2 Phường Đức Xuân 20 5,4919 7.789 3 Phường Chí Kiên 13 3,4403 4.650

4 Phường Minh Khai 17 1,1749 4.672

5 Xã Dương Quang 10 25,9370 2.748

6 Xã Huyền Tụng 20 27,3566 4.284

7 Xã Xuất Hóa 10 48,0490 3.088

8 Xã Nông Thượng 15 21,8518 3.145

Tổng 126 136,880 38.943

31

Bảng 4.3: Tình hình dân số và biến động dân số qua các năm Năm Dân số

(người)

Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên (%)

2011 39800 0,93

2012 39113 1,0

2013 38.943 1,04

(Nguồn: Số liệu điều tra tại phòng thống kê thị xã Bắc Kạn)

4.1.3. Đánh giá chung v điu kin t nhiên, kinh tế-xã hi ca th xã Bc Kn nh hưởng đến cht lượng nước sông Cu. Kn nh hưởng đến cht lượng nước sông Cu.

4.1.3.1. Thuận lợi

- Về vị trí địa lý, thị xã bắc Kạn gần thủđô Hà Nội hơn so với các đô thị

vùng núi, thuận lợi cho giao lưu phát triển kinh tế.

- Nguồn nhân lực trẻ, dồi dào; lao động có trình độ văn hóa, là cơ sở để

tiếp thu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới.

- Cơ sở vật chất phục vụ kinh tế - xã hội được tăng cường. Hệ thống đô thị, khu dân cư mới được quy hoạch và xây dựng theo hướng hiện đại. Các khu, cụm công nghiệp được hình thành..., tạo tiền đề cho các bước phát triển tiếp theo.

4.1.3.2. Khó khăn

- Dân số nông thôn, lao động nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao.

- Quy mô kinh tế còn nhỏ, tỷ lệ tích lũy từ nội bộ cho đầu tư còn quá khiêm tốn.

- Công tác xây dựng đô thị còn gặp nhiều khó khăn về vốn, đầu tư hạ

32

giáo dục, y tế chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, nhiều cơ quan, đơn vị

còn thiếu trụ sở làm việc.

- Khu vực doanh nghiệp trong nước còn gặp nhiều khó khăn quy mô các doanh nghiệp còn nhỏ, điều kiện đổi mới công nghệ hạn chế.

- Là một thị xã miền núi nên quỹ đất dành cho việc xây dựng các cơ sở

hạ tầng, phát triển kinh tế - xã hội luôn là vấn đề khó khăn đối với thị xã.

4.2. Một số hoạt động có khả năng ảnh hưởng đến chất lượng nước sông Cầu đoạn chảy qua thị xã Bắc Kạn. Cầu đoạn chảy qua thị xã Bắc Kạn.

Sông Cầu chảy qua thị xã Bắc Kạn chịu tác động của nhiều hoạt động nhưng chủ yếu các áp lực đó từ các hoạt động sinh hoạt, y tế, sản xuất nông nghiệp và công nghiệp.

4.2.1. Các hot động sn xut công nghip

Ngành công nghiệp ở tỉnh Bắc Kạn nói chung và ở thị xã nói riêng không phát triển nhanh như các tỉnh khác vì các điều kiện khó khăn về giao thông, cơ sở hạ tầng còn kém, ít thu hút được sự đầu tư của trong nước cũng như ngoài nước. Hoạt động công nghiệp chủ yếu trong các ngành khai thác mỏ, khoáng sản, sản xuất giấy, vật liệu xây dựng và chế biến nông, lâm sản. Riêng ở thị xã Bắc Kạn thì chưa có KCN và CCN chỉ có các cơ sở công nghiệp phát triển với quy mô vừa và nhỏ. Tính đến năm 2013 tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt 56.558 triệu đồng, sản xuất chủ yếu là các ngành nghề chế biến nông lâm sản, vật liệu xây dựng, chổi chít,...

Trên địa bàn thị xã Bắc Kạn hiện có trên 230 cơ sở sản xuất, kinh doanh với quy mô và ngành nghề khác nhau. Hiện chưa có số liệu thống kê

đầy đủ về tình hình hoạt động sản xuất công nghiệp cũng như các dữ liệu về

nguồn thải từ các cơ sở sản xuất, kinh doanh phân tán trên lưu vực. Tuy nhiên có thể nhận xét đây là hoạt động ảnh hưởng chính đến môi trường nước trong lưu vực.

33

Trên địa bàn thị xã Bắc Kạn có 9 cơ sở khai thác và sản xuất công

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ một số HOẠT ĐỘNG có KHẢ NĂNG HƯỞNG đến CHẤT LƯỢNG nước SÔNG cầu CHẢ bàn THỊ xã bắc kạn, TỈNH bắc kạn (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)