5. Phương pháp nghiên cứu
4.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀN KHIỂN CÁC THÔNG SỐ CÔNG NGHỆ
Như chương 1 đã trình bày, khả năng làm việc của chi tiết máy chịu ảnh hưởng bởi các thông số về chất lượng bề mặt chi tiết máy( Hình dáng hình học, độ
nhấp nhô, độ sóng, độ nhám...). Muốn đạt được khả năng làm việc của chi tiết máy hay bộ phận của chi tiết máy thì chi tiết đó phải đảm bảo được các yêu cầu về chất lượng bề mặt và phù hợp với điều kiện làm việc của chi tiết đó(Yêu cầu kỹ thuật). Muốn chi tiết đạt được nhưng yêu cầu như vậy thì ta phải biết mối quan hệ
giữa các thông số của chất lượng bề mặt chi tiết máy(Ra, Rz, ... ), với các điều kiện gia công như chếđộ cắt (v, t, s) và thông số hình học của dao..v.v. Trong đó chếđộ
cắt chịu ảnh hưởng đến chất lượng bề mặt nhiều nhất và là yếu tố quyết định cho chất lượng của bề mặt đó.
Các công trình nghiên cứu đều chứng tỏ rằng chất lượng bề mặt của chi tiết gia công không chịu nhiều ảnh hưởng của nguyên công cuối mà còn chịu ảnh hưởng của các nguyên công trước đó trong suốt quá trình tạo nên chi tiết. Tuy nhiên ảnh hưởng của các chế độ gia công ở nguyên công cuối là chủ yếu tác động đến chất lượng bề mặt chi tiết máy đó.
Từ mối quan hệ đó ta có thể điều khiển các thông số của chế độ gia công đã
được chọn phù hợp để gia công được những sản phẩm đạt được các yêu cầu về chất lượng bề mặt và đảm bảo năng suất trong quá trình gia công.
Vì vậy: Thay đổi các chế độ gia công để đảm bảo chất lượng bề mặt chi tiết máy trong suốt quá trình gia công chính là điều khiển lựa chọn các yếu tố của điều kiện gia công(v, t, s...) đểđạt được chất lượng bề mặt phù hợp theo yêu cầu.
Để tiến hành công việc điều khiển các chếđộ gia công thì ta phải xác lập được mối quan hệ giữa chất lượng bề mặt chi tiết máy với các thông số công nghệ theo một quy luật nhất định. Khi có yêu cầu về chất lượng bề mặt chi tiết máy ta có thể
chọn và thay đổi các thông số của chế độ gia công trong quá trình gia công một cách thuận lợi.
Với đề tài nghiên cứu: Nghiên cứu ảnh hưởng của chế độ gia công trên máy phay CNC qua đánh giá profile bề mặt. Do phạm vi luận văn của một đề tài luận văn thạc sỹ không đủ để thực hiện một công trình nghiên cứu mang tính toàn diện và sâu rộng với các loại vật liệu và thiết bị của ngành chế tạo máy cũng như mọi yếu tốảnh hưởng đến các thông số công nghệ, qua tìm hiểu nghiên cứu và xem xét tác giả nhận thấy kết quả nghiên cứu đối với thép cacbon C45 và S50C có thể áp dụng được với các loại thép các bon thông thường khác.
Vì vậy đề tài được giao sẽ tập trung vào hai loại vật liệu là: Thép cacbon C45 và S50C khi gia công trên máy CNC và xác lập mối quan hệ giữa độ nhám bề mặt Ra với các thông số (v, t, s) của chếđộ cắt.