- Tuyên truyền nâng cao nhận thức để các cơ sở sản xuất, khu công nghiệp… có trách nhiệm giảm và kiểm soát tiếng ồn của mình (kiểm soát tại nguồn).
Các biện pháp kiểm soát tiếng ồn tại nguồn có thể lựa chọn: + Lựa chọn máy móc, thiết bị có độ ồn đạt tiêu chuẩn; + Thay thế hoặc sửa chữa lại những bộ phận bị hƣ và rung; + Chỉnh lại những bộ phận không cân bằng;
+ Bôi trơn những bộ phận thƣờng di chuyển;
+ Thay thế vật liệu (nhƣ bánh răng thép bằng dãy băng nhựa tổng hợp; vật liệu sắt thành nhựa…);
+ Thay thế máy móc: nhƣ thiết bị nén thủy lực thay thiết bị nén cơ; băng chuyền thay cho con lăn, bánh lăn bằng hơi thay cho xích…;
- Xây dựng hàng rào kỹ thuật và thực hiện nghiêm túc về tiêu chuẩn tiếng ồn cho xe cơ giới tham gia giao thông.
- Kiểm tra và giám sát thƣờng xuyên các điểm có khả năng gây ồn cao nhƣ phòng kinh doanh Karaoke, sàn nhảy…
Mở rộng tuyên truyền trong nhân dân về tác hại của tiếng ồn, cũng nhƣ các biện pháp chống ồn, để mọi ngƣời cùng hiểu và nghiêm chỉnh thực hiện trong cƣơng vị công việc của mình. Bằng các phƣơng tiện thông tin đại chúng, tranh ảnh, báo chí, đài truyền hình để mọi ngƣời hiểu đƣợc tác hại của tiếng ồn và cách phòng chống tiếng ồn. Giáo dục cho mọi ngƣời ý thức tự giác, tôn trọng ngƣời khác, bảo đảm trật tự yên tĩnh mọi nơi mọi lúc nhất là những nơi có nhiều ngƣời chung sống, sinh hoạt và làm việc trong những điều kiện khác nhau, và những lúc ngƣời khác đang ngủ, đang nghỉ ngơi hoặc trong lúc làm việc.
Nhà nƣớc cần có tổ chức chặt chẽ công tác kiểm tra tiếng ồn, nhất là ở khu dân cƣ, nhà ở, nhà nghỉ, các bệnh viện, trƣờng học, công sở và những nơi sản xuất.
Công tác kiểm tra tiếng ồn có ý nghĩa quan trọng trong các biện pháp chống ồn. Các tài liệu kiểm tra tiếng ồn nếu hoàn chỉnh, có hệ thống, sẽ là cơ sở khoa học để đề ra các biện pháp chống ồn. Nhà nƣớc cần ban hành luật kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn, đề ra các quy định cụ thể, các tiêu chuẩn tiếng ồn cho phép, bắt buộc mọi ngƣời, mọi ngành, mọi cơ quan đơn vị phải chấp hành nghiêm chỉnh.
PHẦN KẾT LUẬN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN:
Câu chuyện về ô nhiễm tiếng ồn ở Việt Nam sẽ tiếp tục là một dấu chấm hỏi, nhƣng ngƣời dân Việt Nam sẽ tiếp tục chịu ảnh hƣởng của ô nhiễm tiếng ồn nếu nhƣ không có sự chung tay từ các cấp quyền cũng nhƣ mọi tầng lớp nhân dân. Những ngƣời đang hằng ngày phải chịu ảnh hƣởng của ô nhiễm tiếng ồn đang rất cần chính quyền và các cơ quan có chức năng có điều khoản phòng chống ô nhiễm một cách tích cực hơn. Đồng thời viêc nâng cao kiến thức và ý thức ngƣời dân về ô nhiễm tiếng ồn cũng là một việc hết sức cần thiết. Có nhƣ vậy mới giải quyết đƣợc phần nào ô nhiễm tiếng ồn đang ngày càng trở nên nhức nhối ở Việt Nam. Có lẽ không ngƣời dân nào muốn sống trong một đô thị tiên tiến, đầy đủ tiện nghi xung quanh là những tiếng ồn khó chịu. Đã đến lúc toàn xã hội phải hành động tích cực, giải quyết và quyết liệt hơn vì một môi trƣờng sống không ô nhiễm tiếng ồn, vì một Việt Nam phát triển bền vững.
KIẾN NGHỊ
Một vài kiến nghị cải thiện tình trạng ô nhiễm tiếng ồn hiện nay: - Có đƣờng dây nóng liên kết ngƣời dân với thanh tra môi trƣờng - Có hệ thống đo tiếng ồn tại các nút đo giao thông đông đúc.
- Tuyên truyền tác hại của tiếng ồn, đặt văn minh lịch sự khi tham gia giao thông lên hàng đầu.
- Tăng cƣờng quan trắc môi trƣờng tiếng ồn thƣờng xuyên.
- UBND Xã, cụm dân cƣ lên một số tổ chức chuyên thu giải quyết khiếu nại của ngƣời dân. Đặc biệt đòi quyền và lợi ích khi tác động ô nhiễm tiếng ồn gây nên.
KẾT QUẢ ĐẠT ĐƢỢC: Bài luận văn này đã giúp em cũng cố kiến thức về một số đặc tính vật lí và đặc tính sinh lí của âm thanh, biết đƣợc các tiêu chuẩn giới hạn cho phép của tiếng ồn, nguyên nhân gây ra tiếng ồn, các phƣơng pháp đo và đánh giá tiếng ồn, các biện pháp giảm tiếng ồn.
Giúp cho ngƣời đọc có tầm nhìn tổng quát về môi trƣờng và ô nhiễm tiếng ồn. Từ đó xây dựng cho mọi ngƣời và học sinh có thái độ tích cực, ý thức đúng đắn về tình trạng ô nhiễm tiếng ồn ở nƣớc ta hiện nay.
HẠN CHẾ: Mặc dù đã cố gắng tham khảo tài liệu, đồng thời truy cập các trang tin để
tìm kiếm thông tin. Tuy nhiên do kiến thức và điều kiện khảo sát thực tế còn hạn chế nên
không thể khai thác sâu vấn đề ô nhiễm tiếng ồn ở nƣớc ta hiện nay. Các biện pháp giảm tiếng ồn đƣa ra chƣa đạt hiệu quả cao.
NHỮNG DỰ ĐỊNH TRONG TƢƠNG LAI:
Qua việc thực hiện đề tài luận văn này đã giúp em phần nào nâng cao ý thức về bảo vệ môi trƣờng. Từ đó tích lũy thêm kiến thức và kinh nghiệm cho việc lồng ghép tƣ tƣởng về giáo dục môi trƣờng trong quá trình dạy học sau này.
Sau khi hoàn thành đề tài tôi có thể khẳng định đây là đề tài rất bổ ích và cần thiết cho bản thân tôi và tất cả mọi ngƣời trong quá trình bảo vệ môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời.
Tôi sẽ cố gắng khắc phục những phần còn hạn chế và mở rộng thêm phạm vi nghiên cứu của đề tài khi có thêm những điều kiện thuận lợi và công nghệ hiện đại để giảm ô nhiễm tiếng ồn đến mức tối thiểu và giúp cho đời sống xã hội ngày càng khỏe mạnh và phát triển.
PHỤ LỤC
IEC(International Electrotechnical Commission): Uỷ ban Kỹ thuật Điện Quốc tế.
ANSI( American National Standards Institute): Viện Tiêu chuẩn Quốc gia Hoa Kỳ.
EPA (Environmental Protection Agency): Cơ quan Bảo vệ môi trƣờng.
QCVN26:2010/BTNMT: quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.
TCVN 5964:1995. Về âm học – mô tả và đo tiếng ồn môi trƣờng – các đại lƣợng và
phƣơng pháp đo chính.
TCVN 5965:1995. Về âm học – mô tả và đo tiếng ồn môi trƣờng – áp dụng các giới hạn
tiếng ồn.
TCVN 3985 - 1999 âm học – mức ồn cho phép tại các vị trí làm việc.
TCVN 6775:2000. Âm học. Máy đo mức âm.
TCXDVN 175:2005 - Mức ồn tối đa cho phép trong công trình công cộng - Tiêu chuẩn thiết kế.
Hình 3.5: Các giai đoạn truyền âm qua màn chắn.
Transmission Low: tổn thất truyền tải.
Resonance controlled: cộng hƣởng kiểm soát.
Stiffness controlled: độ cứng điều khiển.
High Damping: giảm xóc cao.
Medium Damping: giảm xóc trung bình.
Low Damping: giảm xóc thấp.
Mas controlled: kiểm soát khối lƣợng.
Mas low: định luật khối lƣợng.
Coincidence controlled: trùng hợp ngẫu nhiên có kiểm soát.
Extension of mass low: mở rộng của định luật khối lƣợng.
Coincidence or critiecal frequency: trùng hợp hoặc tần số quan trọng.
Hình 3.6: Mức tổn thất âm thanh theo mật độ khối lƣợng.
Transmission Low: tổn thất truyền tải.
Surface mass: bề mặt khối lƣợng.
Hình 3.7: Mô phỏng sự sụt giảm cách âm ở tần số quan trọng.
STC (Sound Transmission Class): lớp truyền tải âm thanh.
Sound Transmission Low: tổn thất truyền tải âm thanh.
Coincidence Dip: mức giảm trùng hợp.
1/3 octave band center frequency: 1/3 octave dãy tần số quan trọng.
Bảng 4.1: Hệ số hấp thụ của một số vật liệu với các tần số khác nhau
Brick wall: tƣờng gạch.
Carpet on wall: thảm trên tƣờng.
Heavy curtains: màn cửa nặng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Võ Minh Châu (2003), Bài giảng Ô nhiễm tiếng ồn và kỹ thuật xử lý, Đại học Cần Thơ.
[2] Nguyễn Chí Hiếu (2009), Công nghệ xử lý ồn rung, Đại học Kỹ thuật công nghệ thành phố Hồ Chí Minh.
[3] Phạm Ngọc Đăng (1992), Ô nhiễm môi trường không khí đô thị và khu công
nghiệp, NXB Khoa học và kỹ thuật.
[4] SGK VẬT LÍ 12 Nâng cao, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
[5] Phạm Đức Nguyên (2000), Âm học và kiến trúc, NXB Khoa học và kỹ thuật.
[6] Nguyễn Võ Châu Ngân (2004), Ô nhiễm tiếng ồn và kỹ thuật xử lý, Đại học Cần Thơ.
[7] Tăng Văn Đoàn (2007), Cơ sở khoa học môi trường, Nhà xuất bản giáo dục. [8] http://personal.inet.fi/koti/juhladude/soundproofing.html [9] https://moitruongqt.files.wordpress.com/2012/09/bgontiengon_nxc_2012.pdf [10] http://tailieu.vn/doc/giao-trinh-o-nhiem-tieng-on-va-ky-thuat-xu-ly-nguyen-vo-chau- ngan-1714252.html [11] TaiLieu.vn [12] www.who.int/occupational.../occupnoise/en/index.htm