Hạn chế và Nguyên nhân

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIETNAM MOTORS CẦN THƠ (Trang 27)

2.3.2.1 Hạn chế

Công tác thị trường

Thị trường là vấn đề thiết yếu quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đối với công ty Cổ phần VietNam Motors Cần Thơ việc tiếp cận thị trường, nắm bắt nhu cầu khách hàng cũng như thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh nhằm duy trì và phát triển thị trường còn chưa được xác định đúng đắn tầm quan trọng trong hoạt đông kinh doanh của công ty. Công ty chưa xác định được điểm yếu của mình trên thị trường. Các thông tin về đối thủ cạnh tranh, về khách hàng cũng như sự biến động của thị trường còn hạn chế. Thực tế cho thấy mạng lưới hoạt động kinh doanh của công

ty còn nhỏ, chỉ giới hạn tại các thành phố lớn, chưa phát triển mạng lưới kinh doanh lên các tỉnh Tây Nguyên , doanh thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ còn nhỏ và tổng chi phí của doanh nghiệp lớn, tác động trực tiếp lợi nhuận ròng của công ty.

Hoạt động tài trợ

Do đặc điểm hoạt động kinh doanh của công ty là dịch vụ lắp ráp đóng mới nên TSCĐ chiếm tỷ trọng lớn trong tổn trong tổng tải sản của công ty. Vì thế, nguồn vốn dùng để đầu tư đổi mới, sửa chửa TSCĐ là lớn đòi hỏi công ty phải huy động một nguồn vốn lớn, lâu dài và chi phí thấp. Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, nguồn vốn công ty sử dụng chủ yếu là từ vốn góp cổ đông và từ tín dụng thương mại, mà chưa chú ý đến nguồn khác như phát hành trái phiếu công ty, tiếp cận nguồn vốn từ ngân hàng, thuê tài chính...

TSCĐ phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh (khối sản xuất) còn

thấp và giảm mạnh

Điều này được thể hiện rõ qua bảng số liệu 2.1, ảnh hưởng trực tiếp năng lực cạnh tranh và doanh thu của công ty.

Công tác quản lý và sử dụng TSCĐ cũ chờ thành lý

Công tác quản lý và sử dụng TSCĐ cũ chờ thanh lý của công ty chưa thực sự được tốt, nhiều tài sản cũ nên thanh lý thì công ty vẫn còn trần chừ, từ đó làm tăng chi phí từ việc nắm giữ TSCĐ cũ.

Phân công điều hành quản lý, sử dụng TSCĐ chưa sâu sát

Công ty có ba lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính, đó là khối sản xuất lắp ráp đóng mới, kinh doanh, hoạt động dịch vụ kho bãi.

Đối với TSCĐ phục vụ cho kinh doanh và hoạt động dịch vụ kho bãi là tài sản có khấu hao nhanh, vì vậy vấn đề quản lý TSCĐ không gặp khó khăn như đối với TSCĐ phục vụ cho khối sản xuất.

Đối với TSCĐ phục vụ cho khối sản xuất, do TSCĐ này nằm tại địa bàn ở xa trung tâm TP.HCM. Cho nên vấn đề quản lý gặp khó khăn, công ty không thực sự nắm rõ mà chỉ thông qua báo cáo của các Quản đốc phân xưởng và các tổ trưởng. Do đó

thường xảy ra tình trạng mất mát, hư hỏng, ý thức bảo vệ TSCĐ còn thấp, từ đó làm cho hiệu quả quản lý và sử dụng TSCĐ không cao.

Hiệu suất sử dụng TSCĐ còn thấp

Do hiệu suất sử dụng TSCĐ chưa được tốt, đã làm cho doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ còn thấp và giảm mạnh, trong khi đó chi phí bán hàng, chi phí khác tăng khá nhanh, đã tác động trực tiếp đến thu nhập ròng của công ty.

Hàm lượng TSCĐ còn cao

Để tạo ra được một đồng doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ thì công ty đã phải sử dụng trên 0,6 đồng TSCĐ, có thể nói hàm lượng TSCĐ mà công ty sử dụng là cao cho thấy hiệu quả sử dụng TSCĐ công ty chưa tốt, đã tác động trực tiếp đến thu nhập ròng công ty.

Hệ số sinh lợi còn thấp

Vì chi phí đầu tư vào TSCĐ là lớn, nên đòi hỏi công ty phải quản lý và sử dụng TSCĐ như thế nào cho hợp lý, để cho thu nhập ròng được tạo ra từ việc sử dụng TSCĐ là cao nhất. Nhìn vào thực tế của công ty ta thấy thu nhập ròng được tạo ra từ việc sử dụng TSCĐ còn thấp (một đồng TSCĐ bình quân trong kỳ tạo ra được 0,45 đồng lợi nhuận sao thuế).

Tỷ suất đầu tư vào TSCĐ thấp và giảm mạnh

Do hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty là lắp ráp đóng mới , nên TSCĐ là dây truyền lắp ráp phải chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty. Vì thế công ty phải luôn chú trọng trong việc sửa chữa, nâng cấp, đổi mới TSCĐ có như vậy mới nâng cao năng lực cạnh tranh, mở rộng quy mô, tăng doanh thu cho công ty. Nhìn vào thực tế công ty thì việc đầu tư vào TSCĐ qua các năm là giảm và giảm mạnh, đây là điều không hợp lý đối với một công ty hoạt động kinh doanh sản xuất lắp ráp công nghiệp ô tô.

2.3.2.2 Nguyên nhân hạn chế

Lãi suất tiền vay

cao, làm cho chí phí cho vay là rất lớn, cùng với các điều kiện tín dụng hết sức là nghặt ngèo. Nên việc các doanh nghiệp như công ty cổ phần VietNam Motors Cần Thơ tiếp cận với nguồn vốn từ các ngân hàng là hết sức khó khăn, từ đó ảnh hưởng đến hoạt động tài trợ của công ty, khi mà nhu cầu về vốn của công ty là rất lớn để đầu tư vào TSCĐ, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh và mở rộng quy mô thị trường.

Sự tiến bộ Khoa học-Kỹ thuật

Sự tiến bộ khoa học kỹ thuật tác động mạnh mẽ tới việc sử dụng TSCĐ của công ty, vì nó gây ra những hao mòn vô hình.

TSCĐ phục vụ trực tiếp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, chủ yếu vẫn là các dây truyền lắp ráp ngoại nhập có giá trị lớn hàng tỷ đồng, nếu TSCĐ này mà lạc hậu đòi hỏi phải đầu tư đổi mới, điều này gây khó khăn lớn cho công ty. Vì để đầu tư và các TSCĐ này cần một nguồn vốn lớn, còn nếu không đầu tư đổi mới ảnh hưởng tới năng lực cạnh, quy mô, doanh thu, chi phí…

Nhân tố bất khả kháng (thiên tai, lũ lụt, biến động giá xăng dầu…)

Hoạt động kinh doanh chính của công ty kinh doanh xe ô tô tải , tức là chuyên cung cấp cho thị trường những sản phẩm chuyên chở có chất lượng cao. Vì vậy nếu thời tiết không thuận lợi có thể làm chậm tiến độ nhập hàng CKD, làm cho thời gian nhận hàng hoá không như đúng hợp đồng, việc bảo quản hàng hoá trên biển trong quá trình vận chuyển là khó khăn, hư hỏng các thiết bị do sự ăn mòn của muối… Tăng chi phí, ảnh hưởng uy tín và hình ảnh công ty.

Với tỷ giá ngày càng leo thang như hiện nay, làm cho chi phí đầu vào tăng, công ty phải tăng giá đầu ra,trong khi thị trường luôn có sự cạnh tranh gay gắt giứa các công ty trong ngành công nghiệp ô tô trong nước và các nhà nhập khẩu ô tô không chính ngạch, gây khó khăn cho các công ty có quy mô nhỏ.

Tổ chức quản lý, tổ chức kinh doanh

Công tác tổ chức quản lý của công ty còn lỏng lẻo, việc giao nhiệm vụ trong công tác quản lý và sử dụng TSCĐ đến các phòng ban chưa rõ ràng, nhiều khi còn có sự trồng chéo giữa các phòng ban.

Việc quản lý TSCĐ của phòng kỹ thuật- đại lý chưa tốt đối với khối Kinh doanh. Công tác dự báo thị trường chưa được tốt, chưa cập nhật, chưa thường xuyên biến động của thị trương. Công tác kiểm tra, giám sát, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng dây chuyền lắp ráp không thường xuyên, nhiều khi để xảy ra những hỏng hóc đáng tiếc gây lãng phí cho công ty.

Phòng Tài chính-Kế toán chưa thực sự quan tâm đến hiệu quả sử dụng TSCĐ nhất về mặt tài chính, việc tính toán các chỉ tiêu tài chính và hiệu quả sử dụng TSCĐ, phân tích tình hình sử dụng TSCĐ hầu như không có. Chính điều này dẫn đến việc đánh giá không chính xác những thiếu sót trong việc sử dụng và từ đó không thể đưa ra được những giải pháp đúng đắn.

Trình độ lao động và ý thức trách nhiệm

Đối với đội ngũ công nhân :

Công nhân lao động của nhà máy sản xuất lắp ráp về trình độ còn yếu, một bộ phận công nhân chưa tốt nghiệp hết trung học cơ sở, phong cách làm việc còn chậm chạp, nhận thức trong công việc còn chậm, chưa đáp ứng kịp với sự đổi mới về công nghệ (máy móc phục vụ sản xuất). Dẫn đến việc vận hành máy móc để sản xuất là chưa cao, chưa phát huy hết công suất của nhà máy sản xuất , ảnh hưởng tới doanh số của nhà máy, tinh thần trách nhiệm trong công việc chưa cao, chưa có ý thức bảo vệ TSCĐ của nhà máy sản xuất, công tác bảo dưỡng, sửa chữa nhiều khi bị gián đoạn.

Khối kinh doanh với nguồn nhân lực chủ yếu có trình độ Cao đẳng Đại học nhìn chung là tốt nhanh nhạy, xong còn tồn tại một số mặt yếu kém : việc trang bị kiến thức về sản phẩm là còn yếu, chưa ý thức được ngành nghề, vẫn thụ động trong việc tìm kiếm thêm khách hàng tiềm năng. Trông chờ nguồn khách chủ yếu từ Showroom mà không tìm tòi khám phá ra kênh tìm kiếm khách hàng mới.

Đối với cán bộ quản lý :

Đối với cán bộ quản lý còn tồn tại một số hạn chế, như thiếu kinh nghiệm, nhiều khi còn nóng vội, ý thức trách nhiệm trong việc giữ gìn, bảo quản TSCĐ chưa cao.

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIETNAM MOTORS CẦN

THƠ

3.1 Định hướng phát triển của công ty CP VIETNAM MOTORS CẦN THƠ trong thời gian tới

3.1.1. Khối sản xuất, lắp ráp đóng mới

Tập trung huy động nguồn vốn sửa chữa, kiểm tra định kỳ dây truyền lắp ráp ngoại nhập để đảm bảo tính hiêụ quả trong công việc . Đồng thời tiếp tục tính toán hiệu quả sản xuất kinh doanh, nếu không đạt hiệu quả thì có thể thay thế bằng cách nghiên cứu nội địa hóa dây truyền sản xuất để tiếp tục sản xuất kinh doanh.

Tìm nguồn vốn đầu tư phù hợp để triển khai các hợp đồng nhập khẩu linh kiện CKD, CBU, tránh tính trạng cung không kịp cầu

3.1.2. Hoạt động của khối kinh doanh

Triển khai mở thêm các cửa hàng kinh doanh mới tại các tỉnh Miền Tây và Miền Đông Nam Bộ, đẩy nhanh quá trình hoàn thiện bộ máy nhân viên kinh doanh, tìm hiểu thị trường trước khi đưa ra đơn đặt hàng cho nhà máy sản xuất. Tránh tình trạng sản phẩm không cân bằng. Cam kết doanh số với công ty để tiến hành đầu tư thêm các hạng mục, marketing rộng rãi có bài bản.

3.1.3. Hoạt động dịch vụ kho bãi

Duy trì ổn định nguồn thu qua hoạt động coi giữ xe ô tô, cho thuê mặt bằng và kho bãi với công ty vận tải Phương Anh, công ty TNHH Sơn Hiệp Phát.

Tìm đối tác khai thác có hiệu quả hơn mặt bằng kho bãi hiện có của công ty. Có kế hoạch mua lại nhà xưởng của công ty cổ phần Hoàng Gia khi hợp đồng cho thuê mặt bằng chấm dứt vào tháng 05 năm 2010.

3.1.4. Hoạt động xây dựng cơ bản

Trong năm 2011 triển khai xây dựng toà nhà 15 tầng với số vốn bỏ ra 50 tỷ đồng vơí mục đích cho thuê văn phòng.

Mục tiêu của công ty năm 2011 doanh thu đạt tối thiểu 30 tỷ đồng, lợi nhuận trứơc thuế của năm 2011 đạt 900.000.000 đồng.

3.2. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ

3.2.1. Mở rộng thị trường

Do đặc thù kinh doanh của công ty là kinh doanh về xe tải vì thế việc mở rộng thị truờng tác động trực tiếp đến nguồn thu của công ty, với việc gia nhập WTO đưa Việt nam lên một tầm cao mới cơ hội và thách thức là rất lớn, trong đó có ngành công nghiệp ô tô nước nhà đang có lợi thế phát triển, vì thế công ty cần tìm mọi biện pháp mở rộng thị trường không những ở trong nước mà ở ngoài nước. Theo nhóm em để tiếp cận và mở rộng thị trường có hiệu quả và phù hợp với tình hình hoạt động thực tế của công ty thì cần tiến hành như sau.

Thứ nhất, Xây dựng được một trang web riêng cho công ty đưa ra được những

hoạt động dịch vụ mà công ty có thể cung cấp, tiện ích của nó khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ đó của công ty

Thứ hai, Có đội ngũ nhân viên marketting chuyên ngiệp, có trình độ, có kinh

nghiệm, am hiểu ngoại ngữ chuyên tìm kiếm thông tin về khách hàng trên mạng, thông qua bạn hàng, từ các đối thủ cạnh tranh.

Thứ ba, Mở rộng đại lý kinh doanh hoặc liện doanh, liên kết các công ty lớn để từ đó có kinh ngiệm, xây dựng được thương hiệu của mình.

3.2.2. Hoàn thiện quy trình ra quyết định mua sắm

Công tác đầu tư mua sắm mới TSCĐ là hoạt động trực tiếp ảnh hưởng đến năng lực sản xuất kinh doanh của công ty. Hơn nữa sự bỏ vốn đầu tư dài hạn ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của công ty, do vậy quy trình ra quyết định mua sắm TSCĐ là một vấn đề quan trọng cần phải được phân tích ký lưỡng. Hiện nay quy trình ra quyết định đầu tư của công ty còn giản đơn nên hiệu quả sử dụng TSCĐ chưa cao.

Trước khi ra quyết định, việc kế hoạch hoá đầu tư mới TSCĐ là cần thiết để xác định chính xác nhu cầu cho từng loại TSCĐ phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, sẽ tạo điều kiện cho công ty chủ động huy động nguồn tài trợ phục

vụ cho hoạt động.

Khi lên kế hoạch đầu tư TSCĐ, đối với những TSCĐ có giá trị lớn công ty cần tiến hành các bước thẩm định như đối với một dự án đầu tư. Còn đối với những TSCĐ có giá trị nhỏ chẳng hạn như là các bộ phận thay thế cho dây truyền công nghệ thì công ty tiến hành quy trình mua như bình thường nhưng cần phải xem xét mức giá cả cho phù hợp.

Công ty cần nâng cao hiệu quả trong công tác tiến hành thẩm định các dự án đầu tư, xây dựng tiến hành so sánh chi phí bỏ ra và lợi ích thu được, tính toán một số chỉ tiêu ra quyết định, để từ đó ra được những quyết định tối ưu nhất nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ đầu tư mới.

Tuy nhiên, muốn cho giải pháp này có thể thực hiện được, thì công ty cần phải xây dựng được một chiến lược kinh doanh dài hạn, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch đổi mới công ngệ. Đồng thời không ngừng nâng cao trình độ của cán bộ trong công tác thẩm định, có như vậy những quyết định đưa ra mới chính xác được. Bên cạnh đó, do thiết thông tin nên nhiều khi công ty không tìm được nguồn mua với giá giẻ. Trong thời kỳ hiện đại hoá thông tin như hiện nay thì công ty có thể tìm kiếm các mục giao bán máy móc thiết bị trên mạng, báo chí... với nhiều mức mức giá cả và chất lượng khác nhau, giúp công ty có nhiều sự lựa chọn.

Giải pháp này giúp công ty :

Thông qua các mục tiêu đề ra trong kế hoạch, công ty có thể chủ động sử dụng các TSCĐ hiện có vì chúng đã được xác định rõ là sẽ phục vụ cho mục đích gì và trong bao lâu.

Có cơ hội chuẩn bị và lựa chọn các đối tác để đảm bảo cho các TSCĐ được mua sắm, xây dựng với mức độ hiện đại, chất lượng tốt và giá thành hợp lý. Đưa ra được những lựa chọn đúng đắn cho việc đầu tư mới TSCĐ, tránh lãng phí vốn đầu tư.

3.2.3. Lựa chọn được nguồn vốn tài trợ dài hạn hợp lý

Do mới đi vào hoạt động được 05 năm nên quy mô của công ty còn nhỏ, chưa

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIETNAM MOTORS CẦN THƠ (Trang 27)