Những biến động của nền kinh tế như chu kỳ kinh tế, lạm phát, lãi suất, tốc độ tăng trưởng... của nền kinh tế tác động mạnh mẽ tới hoạt động tín dụng. Ngân hàng nói chung và tín dụng đối với các DNV&N nói riêng. Thật vậy, khi nền kinh tế ở trạng thái tăng trưởng cao và ổn định, môi trường kinh doanh ít biến động hoạt động SXKD có lãi thì nhu cầu vốn của các DN tăng lên tạo cơ hội cho ngân hàng mở rộng tín dụng, cũng như chất lượng tín dụng cũng được nâng lên. Còn ngược lại sẽ làm cho tín dụng ngân hàng bị thu hẹp hoặc có thể không phát triển được. Hoặc nếu lạm phát cao sẽ làm tăng chi phí đầu vào dẫn đến tăng gía bán sản phẩm, ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của DNV&N. Do đó ảnh hưởng đến khả năng trả nợ ngân hàng của DN.
Biến động lãi suất trên thị trường cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng đối với DNV&N. Chẳng hạn khi lãi suất thị trường tăng buộc ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay để có thể trang trải chi phí huy động vốn. Khi đó DN có xu hướng không muốn trả nợ ngân hàng mà muốn chiếm dụng vốn đó để sử dụng cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Ngược lại, khi lãi suất trên thị trường có xu hướng giảm, ngân hàng lại có xu hướng giảm lãi suất cho vay để
tăng khả năng cạnh tranh và thu hút khách hàng để vay vốn. Lúc này DN lại mong được trả nợ trước thời hạn từ đó làm giảm thu nhập của ngân hàng. Cả hai trường hợp trên đều làm giảm sút chất lượng tín dụng đối với các DNV&N.