Cường độ dòng điện hàn( Ih)

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều sâu ngấu tới biến dạng trong liên kết hàn dạng chữ t (Trang 47 - 49)

Trong trường hợp hàn cũng như hàn đắp, cường độ có ảnh hưởng lớn nhất lên hình dạng mối hàn. Dòng điện hàn tăng dẫn đến tăng mật độ dòng, kích thước vũng hàn, hệ số chảy và tốc độ chảy, hình 3.4

Hình 3.4 Ảnh hưởng của cường độ dòng điện tới hình dạng mối hàn.

Khi tăng cường độ dòng điện hàn, chiều sâu chảy tăng mạnh, chiều cao đắp mối hàn tăng không nhiều, chiều rộng mối hàn tăng ít (chiều rộng mối hàn chủ yếu chịu ảnh hưởng của điện áp và tốc độ hàn). Khi cường độ dòng điện hàn tăng quá mức sẽ xảy ra bắn tóe và có nguy cơ cháy thủng tấm. Khi chọn cường độ dòng điện hàn, người ta thường chọn bằng cách tăng dần cường độ dòng điện hàn với chiều dày nhất định của tấm, với điều kiện có xét tới vận tốc cấp dây ( với thiết bị có vận tốc cấp dây cố định hoặc điều chỉnh cho vận tốc cấp dây không đổi). Khi hàn đắp không nên chọn cường độ dòng điện hàn ở giá trị lớn nhất (tránh việc tăng lượng kim loại cơ bản tham gia vào mối hàn), đặc biệt với lớp đắp đầu tiên. Thông qua thay đổi cường độ dòng

điện hàn, ta có thể tác động lên đặc trưng dịch chuyển kim loại vào vũng hàn. Cường độ dòng điện hàn tăng sẽ làm :

1. Tần suất dịch chuyển các giọt kim loại tăng (đặc biệt với cỡ dây nhỏ)

2. Thay đổi các lực tác động lên các giọt kim loại, tùy theo thành phần khí bảo vệ. 3. Giảm thể tích các giọt kim loại (đối với dây cỡ lớn).

Tuy nhiên, giá trị cường độ dòng điện không thể tăng vộ tận. Thông thường, giá trị tối đa là 800 đến 900A. Trong thực tiễn khi hàn có thể tham khảo các thông số trong tài liệu của nhà sản xuất như trong bảng 3.3 tài liệu [3] hoặc bảng 3.4 tài liệu [8].

Bảng 3.3.Chế độ hàn khi hàn mối hàn góc nằm ngang hoặc sấp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chiều sâu ngấu tới biến dạng trong liên kết hàn dạng chữ t (Trang 47 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)