Tính thù lao giảng dạy

Một phần của tài liệu Xây dựng một ứng dụng Quản lý phân công giảng dạy cho Khoa CNTT, Đại học Sài Gòn (Trang 29 - 36)

7. Ý nghĩa đề tài

1.3.Tính thù lao giảng dạy

Từ việc phân công và quản lý phân công giảng viên, hiện nay trường Đại học Sài Gòn tiến hành tính thù lao giảng dạy cho các giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng.

1.3.1. Các hệ số cần thiết

1.3.1.1. Hệ số tiết

Cách quy đổi số tiết từ hệ tín chỉ sang niên chế hiện nay như sau

Số tiết dạy theo tín chỉ Số tiết dạy theo niên chế

1 1,5

1 tiết 6 1,7

1 tiết tiết 7 1,7

Giải thích

• 1 tiết dạy theo hệ thống tín chỉ = 1,5 tiết dạy theo niên chế.

• 1 tiết 6, tiết 7, ca 3 dạy theo hệ thống tín chỉ = 1,7 tiết dạy theo niên

chế.

1.3.1.2. Hệ số lớp đông

Nếu lớp từ 50 sinh viên trở lên thì việc tính tiết dạy sẽ được nhân thêm hệ số lớp đông. Quy định về hệ số lớp đông hiện nay như sau

Số lượng sinh viên Hệ số

Dưới 49 1 50 - 69 1,2 70 - 89 1,4 90 - 109 1,5 110 - 129 1,6 130 - 149 1,7 Trên 150 1,8 Bảng 1.3.2 : Bảng hệ số lớp đông

1.3.2. Cách tính thù lao giảng dạy đối với giảng viên cơ hữu

1.3.2.1. Cách tính số tiết giảng dạy

Mỗi giảng viên phải dạy đủ số tiết định mức nghĩa vụ của mình. Quy định về số tiết định mức hiện nay như sau

Loại hình giảng viên Số tiết định mức nghĩa vụ

Giảng viên bình thường 280 tiết / năm

Nghiên cứu sinh 140 tiết / năm

Tập sự 140 tiết / năm

Bảng 1.3.3 : Bảng số tiết định mức

Ngoài ra, mỗi giảng viên còn phải hoàn thành nghĩa vụ nghiên cứu khoa học của mình, nếu ai không hoàn thành nghĩa vụ nghiên cứu khoa học thì sẽ bị cộng thêm 80 tiết / năm vào số tiết định mức nghĩa vụ của mình.

Đối với giảng viên cơ hữu, số tiết giảng dạy sẽ được nhân với hệ số tiết và hệ số lớp đông (ở phần 1.3.1).

Vậy cách tính số giờ giảng dạy của giảng viên trên 1 học phần sẽ dựa vào số tiết quy định của học phần, số lượng sinh viên (nếu trên 50 sẽ nhân hệ số), hệ (tín chỉ hay niên chế), thời khóa biểu dạy môn đó (nếu tiết 6, tiết 7, ca 3 sẽ nhân 1,7), số giờ lý thuyết và số giờ thực hành.

Công thức tính :

Số giờ giảng dạy một học phần = (Số tiết thực hành *0,7 +Số tiết lý thuyết) * Hệ số lớp đông * Hệ đào tạo.

Nếu là tiết 6, tiết 7 hoặc ca 3 sẽ được tính theo công thức sau :

Số giờ giảng dạy một học phần = 1,7 * (Số tiết thực hành *0,7 +Số tiết lý thuyết ) * Hệ số lớp đông * Hệ đào tạo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ngoài ra, các hoạt động khác của giảng viên như trưởng khoa, phó khoa, giáo viên chủ nhiệm, cố vấn học tập, trợ lý, bí thư, chủ tịch, nghiên cứu sinh…v..v… cũng được quy đổi thành số tiết

Tổng số giờ tiêu chuẩn đã thực hiện của giảng viên sẽ được tính bằng cách tính tổng số giờ giảng dạy cho các học phần và các hoạt động khác ( được quy đổi thành tiết) ở trên .

Công thức tính:

Tổng số giờ tiêu chuẩn = tổng số giờ giảng dạy + các hoạt động khác. Sau khi tính tổng số giờ tiêu chuẩn đã thực hiện, số giờ thừa so với quy định được tính bằng cách lấy số tiêu chuẩn trừ cho số giờ định mức.

Công thức tính:

Số giờ thừa so với quy định = Tổng số giờ tiêu chuẩn - Số giờ định mức. Số giờ được thanh toán theo hình thức phụ trội thỉnh giảng là số giờ thừa ra so với quy định nếu hoàn thành các nhiêm vụ dưới đây, hoặc là số giờ thừa ra so với quy định trừ đi số giờ ở các mục dưới đây nếu không hoàn thành nhiệm vụ ở mục này

1. Tự bồi dưỡng : 80 tiết .

2. Hoàn thành huấn luyện quân sự (đối với người trong độ tuổi quy

định).

3. Nghiên cứu khoa học, đang học cao học, nghiên cứu sinh : 80 tiết.

1.3.2.2. Cách tính chi phí

Cách tính thù lao giảng dạy cho giảng viên cơ hữu hiện nay được tính như sau : lấy số giờ được thanh toán theo hình thức phụ trội thỉnh giảng nhân với định mức thanh toán .

Công thức tính:

Thù lao giảng dạy = Số giờ được thanh toán theo hình thức phụ trội thỉnh giảng * Định mức thanh toán.

Định mức thanh toán năm 2010-2011 của trường Đại học Sài Gòn dành cho giảng viên cơ hữu được thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ.

Bên cạnh đó, đối với giảng viên nam có thâm niên từ 25 năm trở lên và giảng viên nữ có thâm niên từ 20 năm trở lên sẽ được thanh toán theo định mức cao hơn học vị và chức danh hiện có một bậc.

Việc thanh toán giờ phụ trội được tính tạm ứng vào cuối học kỳ 1 và thanh toán sau khi kết thúc năm học.

Việc thanh toán phụ trội được thanh toán một năm hai kỳ : cuối học kỳ 1 và cuối học kỳ 3.

1.3.3. Đối với giảng viên thỉnh giảng ngoài trường

1.3.3.1 Cách tính số tiết

Hiện nay, việc tính số tiết của giảng viên thỉnh giảng ngoài trường được tính bằng cách lấy số tiết nhân với hệ số lớp đông (ở mục 1.3.1)

1.3.3.2 Cách tính chi phí

Cách tính thù lao giảng dạy cho giảng viên thỉnh giảng ngoài trường hiện nay được tính như sau : lấy số tiết được tính ở trên nhân với định mức thanh toán giờ thỉnh giảng (bao gồm giảng dạy, ra đề và chấm bài) .

Công thức tính:

Thù lao giảng dạy = Số tiết thỉnh giảng *Hệ số sinh viên* Định mức thanh toán. Định mức thanh toán trước thuế thu nhập năm 2010-2011 của trường Đại học Sài Gòn dành cho giảng viên thỉnh giảng ngoài trường được được thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ.

Việc thanh toán giờ thỉnh giảng được thực hiện sau 2 tuần kể từ khi giảng viên bắt đầu giảng dạy.

Ngoài ra,đối với giảng viên ngoài biên chế nhà trường, kể từ năm 2009 khi thanh toán tiền thỉnh giảng phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân theo thuế suất như sau :

• 10% thu nhập đối với trường hợp giảng viên thỉnh giảng có mã số

thuế.

• 20% thu nhập đối với trường hợp giảng viên thỉnh giảng không đăng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

ký mã số thuế thu nhập cá nhân.

1.3.4. Đối với giảng viên trong trường

1.3.4.1. Cách tính số tiết

Hiện nay cách tính số tiết dành cho giảng viên trong trường được tính theo hệ số tiết và hệ số lớp đông (ở mục 1.3.1).

Số giờ giảng dạy = Số tiết học phần * Hệ số tiết * hệ số lớp đông.

1.3.4.2. Cách tính chi phí

Cách tính thù lao giảng dạy cho giảng viên trong trường hiện nay được tính như sau : lấy số tiết được tính ở trên nhân với định mức thanh toán giờ thỉnh giảng (bao gồm giảng dạy, ra đề và chấm bài) .

Công thức tính:

Thù lao giảng dạy = Số giờ giảng dạy * Định mức thanh toán.

Định mức thanh toán trước thuế thu nhập năm 2010-2011 của trường Đại học Sài Gòn được được thực hiện theo quy chế chi tiêu nội bộ.

Việc thanh toán giờ thỉnh giảng được thực hiện sau 2 tuần kể từ khi giảng viên bắt đầu giảng dạy.

Ngoài ra, đối với giảng viên ngoài biên chế nhà trường, kể từ năm 2009 khi thanh toán tiền thỉnh giảng phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế thu nhập cá nhân theo

• 10% thu nhập đối với trường hợp giảng viên thỉnh giảng có mã số

thuế.

• 20% thu nhập đối với trường hợp giảng viên thỉnh giảng không đăng

ký mã số thuế thu nhập cá nhân.

Từ việc khảo sát quy trình phân công của Khoa Công Nghệ Thông Tin, ta thấy được nhu cầu cấp thiết cần có một ứng dụng quản lý phân công và tính lương. Ứng dụng ấy cần có những chức năng chính sau

- Quản lý giảng viên : quản lý giảng viên cơ hữu, mời giảng, thỉnh giảng để tiện cho việc phân công và tính lương. Việc quản lý giảng viên sẽ bao gồm cả quản lý đơn vị công tác, quản lý ngạch, chức danh – học vị của tất cả giảng viên và quản lý công tác của giảng viên cơ hữu.

- Quản lý học phần : quản lý tất cả học phần trong Danh mục học phần / môn học

cho Khoa phụ trách và học phần được Khoa khác mời giảng.

- Quản lý nhóm lớp : quản lý tất cả các nhóm lớp cần được giảng dạy, bao gồm

nhóm lớp của Khoa phụ trách và các nhóm lớp được Khoa khác mời giảng. Việc quản lý nhóm lớp sẽ bao gồm cả quản lý khối lớp của nhóm lớp ấy.

- Phân công : chức năng cho phép phân công giảng viên dạy các nhóm lớp một

cách nhanh chóng và dễ dàng. Chức năng này cũng cho phép người dùng thống kê số tiết của các giảng viên một cách nhanh chóng và dễ dàng.

- Tính lương : chức năng tính lương cho giảng viên dựa vào những môn học – nhóm lớp giảng viên đó được phân công giảng dạy.

- Thống kê, báo cáo : chức năng cho phép người dùng xuất những mẫu báo cáo 1,

2A, 2B, 3, Kế hoạch mở nhóm.

Dựa trên những gì đã được khảo sát và dựa trên những chức năng chính được đề ra như trên, tôi sẽ tiến hành xây dựng ứng dụng quản lý phân công bám sát theo nhu cầu thực tế của Khoa Công Nghệ Thông Tin, Đại học Sài Gòn.

CHƯƠNG 2 : PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Xây dựng một ứng dụng Quản lý phân công giảng dạy cho Khoa CNTT, Đại học Sài Gòn (Trang 29 - 36)